Việc thu thập số liệu và thông tin đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiểm kê nguồn ô nhiễm nước. Số liệu/thông tin bao gồm số liệu/thông tin có sẵn và số liệu/thông tin không có sẵn.
Số liệu/thông tin có sẵn là những tài liệu sẵn có hoặc số liệu thống kê tại địa phương và tại các Sở/ngành (ở cả hai dạng: xuất bản và không xuất bản) có liên quan đến nội dung nghiên cứu, bao gồm:
- Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu (quận Cầu Giấy); - Dân số quận Cầu Giấy;
- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội các năm của quận Cầu Giấy;
- Kế hoạch xây dựng dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2014;
- Báo cáo của quận Cầu Giấy về công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường và tài nguyên nước trên địa bàn các năm;
- Kết quả cấp phép lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn quận Cầu Giấy. Số liệu/thông tin không có sẵn bao gồm thông tin về các cơ sở có hoạt động phát sinh nước thải trên địa bàn Cầu Giấy, bao gồm: lưu lượng và mục đích sử dụng nước, các biện pháp kiểm soát, xử lý nước thải cũng như đặc trưng chất lượng nước thải trước khi xả vào môi trường…
Số liệu và thông tin có thể được thu thập trực tiếp tại nguồn ô nhiễm hoặc thu thập gián tiếp. Các số liệu/thông tin có sẵn thường được thu thập gián tiếp trong khi đó số l iệu/thông tin không có sẵn được thu thập trực tiếp tại cơ sở phát sinh nước
Đỗ Thị Phương Thảo – 2011B 31 thải. Phương pháp thu thập trực tiếp có thể có được số liệu/thông tin bằng cách liên hệ với từng nguồn ô nhiễm tại khu vực nghiên cứu. Phiếu điều tra, thanh tra/kiểm tra tại cơ sở và hồ sơ hoạt động của cơ sở cũng là một số phương pháp hữu ích giúp thu thập số liệu/thông tin về nguồn ô nhiễm cũng như số liệu về hoạt động của nguồn/cơ sở và số liệu về kiểm soát ô nhiễm.
Hình 2.1 mô tả các phương pháp thu thập số liệu/thông tin trong quá trình thực hiện luận văn.
Hình 2.1: Các phương pháp thu thập số liệu/thông tin trong kiểm kê xả thải từ địa bàn quận Cầu Giấy vào sông Tô Lịch
Trong số các phương pháp thu thập số liệu/thông tin đã đề cập, Khảo sát nguồn được xem là phương pháp thu thập số liệu trực tiếp tiêu biểu giúp có được những thông tin đáng tin cậy; Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi nhiều việc trong công tác chuẩn bị như lập danh sách cơ sở/nguồn ô nhiễm mục tiêu, phân loại cơ sở/nguồn ô nhiễm mục tiêu và làm việc trực tiếp tại cơ sở.
Các nguồn ô nhiễm thường được khảo sát thông qua các Phiếu điều tra với các câu hỏi liên quan đến thực trạng hoạt động của từng cơ sở. Trong phạm vi nghiên cứu của Đề tài, Phiếu điều tra được lồng ghép như một công cụ trong hoạt động thanh tra/kiểm tra nguồn ô nhiễm. Các thông tin/số liệu thu thập được trong
Đỗ Thị Phương Thảo – 2011B 32 Phiếu điều tra sẽ được kiểm chứng thông qua quá trình làm việc trực tiếp tại cơ sở. Mẫu Phiếu điều tra sử dụng trong quá trình được thể hiện tại Phụ lục 1. Báo cáo tình hình chấp hành các quy định của pháp luật quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường tại cơ sở.