Tải lượng chất ô nhiễm

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng xả thải và kiểm kê nước thải từ nguồn điểm đổ vào một nguồn tiếp nhận (Trang 56 - 61)

(1) BOD5

Kết quả kiểm kê trong giai đoạn nghiên cứu cho thấy, hàng ngày các hoạt động phát sinh nước thải trên địa bàn quận Cầu Giấy xả vào sông Tô Lịch 4.350,1 kgBOD5. Nước thải sinh hoạt từ hộ gia đình là nguồn gây ô nhiễm BOD5 cao nhất với tỷ lệ lên tới 79,8%, tiếp theo là đơn vị hành chính sự nghiệp với tỷ lệ 10,0%, nhà hàng, khách sạn với tỷ lệ 4,4%, hoạt động văn phòng chiếm 3,1%, hoạt động kinh doanh siêu thị, chợ chiếm 2,1% và từ hoạt động khám chữa bệnh là 0,5%.

Bảng 3.6: Tải lƣợng BOD5 trong nƣớc thải từ địa bàn quận Cầu Giấy vào sông Tô Lịch (kg/ngày)

TT Đối tƣợng Tải lƣợng ô nhiễm (kg/ngày)

1 Văn phòng 134,5 2 Nhà hàng, Khách sạn 193,2 3 Siêu thị, chợ 91,6 4 Bệnh viện 21,8 5 Hộ gia đình 3.472,1 6 Hành chính sự nghiệp 436,9 Tổng 4.350,1

Đỗ Thị Phương Thảo – 2011B 48

Hình 3.3:Tỷ lệ tải lƣợng BOD5 trong nƣớc thải trên địa bàn quận Cầu Giấy

(2) Amoni (NH4+)

Kết quả kiểm kê cũng chỉ ra rằng, hàng ngày các hoạt động phát sinh nước thải trên địa bàn quận Cầu Giấy xả vào sông Tô Lịch 1.812,7 kgNH4+. Trong đó, nước thải sinh hoạt từ hộ gia đình là chiếm tỷ lệ 91,6%, tiếp theo là nhà hàng, khách sạn với tỷ lệ 3,2%, các đơn vị hành chính sự nghiệp là 2,7%, hoạt động văn ph ng chiếm 1,2%, hoạt động kinh doanh siêu thị, chợ là 0,8% và từ hoạt động khám chữa bệnh chiếm 0,5%.

Bảng 3.7: Tải lƣợng NH4+ trong nƣớc thải từ địa bàn quận Cầu Giấy vào sông Tô Lịch (kg/ngày)

TT Đối tƣợng Tải lƣợng ô nhiễm (kg/ngày)

1 Văn phòng 22,0 2 Nhà hàng, Khách sạn 57,6 3 Siêu thị, chợ 13,6 4 Bệnh viện 9,5 5 Hộ gia đình 1.660,6 6 Hành chính sự nghiệp 49,3 Tổng 1.812,7

Đỗ Thị Phương Thảo – 2011B 49

Hình 3.4:Tỷ lệ tải lƣợng NH4+ trong nƣớc thải trên địa bàn quận Cầu Giấy

(3) Phosphat (PO43-)

Hoạt động sinh hoạt của dân cư và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận Cầu Giấy đã xả vào sông Tô Lịch lượng chất ô nhiễm PO43- 494,3kg/ngày. Nước thải sinh hoạt từ hộ gia đình vẫn là nguồn gây ô nhiễm PO43- cao nhất với tỷ lệ 94,7%, tiếp theo là đơn vị hành chính sự nghiệp với tỷ lệ 2,9%, hoạt động kinh doanh cho thuê văn phòng chiếm tỷ lệ 1,2%, hoạt động nhà hàng, khách sạn chiếm 0,6%, hoạt động kinh doanh siêu thị, chợ đóng góp tỷ lệ 0,3% và hoạt động khám chữa bệnh chiếm 0,2%.

Bảng 3.8: Tải lƣợng PO43- trong nƣớc thải từ địa bàn quận Cầu Giấy vào sông Tô Lịch (kg/ngày)

TT Đối tƣợng Tải lƣợng ô nhiễm (kg/ngày)

1 Văn phòng 6,2

2 Nhà hàng, Khách sạn 3,2

3 Siêu thị, chợ 1,3

4 Bệnh viện 1,2

Đỗ Thị Phương Thảo – 2011B 50

6 Hành chính sự nghiệp 14,4

Tổng 494,3

Hình 3.5:Tỷ lệ tải lƣợng PO43- trong nƣớc thải trên địa bàn quận Cầu Giấy

(4)TSS

Tải lượng tổng chất rắn lơ lửng TSS phát sinh từ địa bàn quận Cầu Giấy xả vào sông Tô Lịch là 8.927,7kg/ngày. Cũng giống như đối với các chất ô nhiễm khác, TSS phát sinh do nước thải sinh hoạt từ hộ gia đình vẫn là nguồn gây ô nhiễm TSScao nhất với tỷ lệ 90,2%, tiếp theo là từ các đơn vị hành chính sự nghiệp với tỷ lệ 5,3%, hoạt động nhà hàng, khách sạn chiếm 2,3%, hoạt động kinh doanh cho thuê văn phòng chiếm 1,3%, hoạt động kinh doanh siêu thị, chợ chiếm 0,8% và hoạt động khám chữa bệnh là 0,1%.

Bảng 3.9: Tải lƣợng TSS trong nƣớc thải từ địa bàn quận Cầu Giấy vào sông Tô Lịch (kg/ngày)

TT Đối tƣợng Tải lƣợng ô nhiễm (kg/ngày)

1 Văn phòng 116,7

2 Nhà hàng, Khách sạn 202,3

Đỗ Thị Phương Thảo – 2011B 51

4 Bệnh viện 12,4

5 Hộ gia đình 8.051,3

6 Hành chính sự nghiệp 473,5

Tổng 8.927,7

Hình 3.6:Tỷ lệ tải lƣợng TSS trong nƣớc thải trên địa bàn quận Cầu Giấy

Kết quả kiểm kê nước thải trên địa bàn quận Cầu Giấy cho thấy, hoạt động của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cộng đồng dân cư hàng ngày phát sinh 32.353m3 nước thải và hầu hết chỉ được xử lý qua hố ga, bể phốt trước khi xả vào môi trường. Tải lượng thải của một số chất ô nhiễm điển hình như BOD5, NH4+, PO43-, TSS lần lượt là 4.350,1 kg/ngày, 1.812,7 kg/ngày, 494,3 kg/ngày và 8.927,7 kg/ngày. Trong đó, nước thải phát sinh từ khu vực cộng đồng dân cư chiếm tỷ lệ lớn cả về lưu lượng xả thải (chiếm 79,5%) cũng như tải lượng các chất ô nhiễm (dao động trong khoảng 79,8% - 94,7%). Như vậy, để bài toán cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch trở nên khả thi thì việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình trên địa bàn quận Cầu Giấy nói riêng và các địa phương nơi sông Tô Lịch chảy qua chính là giải pháp chính, cấp bách và hiệu quả. Thực tế hiện nay cũng cho thấy rằng, nguồn nước thải sinh hoạt hộ gia đình chỉ được thu gom, xử lý sơ bộ qua hố

Đỗ Thị Phương Thảo – 2011B 52 ga, bể phốt trước khi xả vào môi trường; hơn nữa, việc vệ sinh hố ga, bể phốt tại khu vực dân cư cũng chưa được thực hiện định kỳ, thường xuyên.

Kết quả kiểm kê xả thải trên địa bàn quận Cầu Giấy được mô tả trong Bảng 3.10.

Bảng 3.10: Kết quả kiểm kê xả thải từ địa bàn quận Cầu Giấy vào sông Tô Lịch

STT Đại lƣợng Đơn vị Kết quả

1 Lưu lượng Q m3/ngày 32.353

2 Tải lượng BOD5 kg/ngày 4.350,1

3 Tải lượng NH4+ kg/ngày 1.812,7

4 Tải lượng PO43- kg/ngày 494,3

5 Tải lượng TSS kg/ngày 8.927,7

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng xả thải và kiểm kê nước thải từ nguồn điểm đổ vào một nguồn tiếp nhận (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)