Kiểm kê nguồn thải ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng xả thải và kiểm kê nước thải từ nguồn điểm đổ vào một nguồn tiếp nhận (Trang 34 - 37)

Ở Việt Nam, hiện nay không có quy định pháp luật nào trực tiếp quy định việc xây dựng và sử dụng kiểm kê nguồn thải nói chung và kiểm kê nguồn ô nhiễm nước nói riêng; tuy nhiên Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan đến việc quản lý chất lượng nước và tài nguyên nước. Hoạt động kiểm kê môi trường ở nước ta còn khá mới, các bước thực hiện kiểm kê còn mang tính tự phát. Việc kiểm kê môi trường ở Việt Nam đã thực hiện thông qua các Chương trình, Dự án do các tổ chức quốc tế hỗ trợ. Các cơ sở công nghiệp được kiểm kê thường là các nhà máy giấy, nhà máy dệt, nhà máy hoá chất... Mặc dù các nghiên cứu ban đầu đã thu được một số kết quả nhất định nhưng quá trình thực hiện kiểm kê không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế. Nguyên nhân là do các cơ sở này đã cũ, không có đủ số liệu quan trắc liên tục làm ảnh hưởng đến quá trình phân tích đánh giá. Mặt khác, do thiếu quy chế về kiểm kê môi trường do vậy các số liệu thu được cũng chưa đảm bảo độ tin cậy. Kết quả kiểm kê cho thấy có thể cải thiện được môi trường một cách hữu hiệu, nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua việc quản lý mặt bằng khu vực sản xuất trên cơ sở nâng cao ý thức của cán bộ, công nhân trong các cơ sở sản xuất.

Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam đã và đang đối mặt với sự ô nhiễm các nguồn nước như sông ngòi, hồ, kênh rạch từ các chất thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt chưa được xử lý, đặc biệt ở các thành phố lớn. Trong bối cảnh đó, ngày 8/01/2010, chính phủ Nhật Bản, thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký kết Dự án hợp tác về "Tăng cường năng lực quản lý môi trường nước tại Việt Nam", với sự tham gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, các Sở TN&MT tại 5 tỉnh/thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng tàu và Thừa thiên - Huế. Thời hạn thực hiện Dự án từ năm 2011 -2013.

Đỗ Thị Phương Thảo – 2011B 26 Đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam. Mục tiêu của Dự án là nâng cao năng lực quản lý môi trường nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường/Tổng cục Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường tại 5 tỉnh, thành phố tham gia dự án. Kiểm kê nguồn ô nhiễm nước là một trong các nhiệm vụ đã được triển khai trong khuôn khổ Dự án.

Theo [2] Kiểm kê nguồn ô nhiễm nước là một trong những công cụ hỗ trợ quản lý và kiểm soát nguồn ô nhiễm rất hiệu quả; giúp lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch và đánh giá các nguồn ô nhiễm. Theo đó, quy trình xây dựng nguồn ô nhiễm nước bắt đầu từ giai đoạn chuẩn bị và kết thúc ở giai đoạn quản lý số liệu và ứng dụng kiểm kê; quy trình bao gồm bốn bước chính: (1) công tác chuẩn bị, (2) thu thập số liệu và thông tin, (3) biên soạn và sắp xếp số liệu, (4) quản lý số liệu và ứng dụng kiểm kê. Trong mỗi bước cần thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể, chi tiết. Quy trình tổng quan về xây dựng kiểm kê nguồn ô nhiễm nước được thể hiện tại Hình 1.8.

Đỗ Thị Phương Thảo – 2011B 27 Việc thực hiện kiểm kê nguồn ô nhiễm nước cũng đã được triển khai thí điểm đối với Lưu vực sông Cầu, Lưu vực sông Rế…Bên cạnh các kết quả đã đạt được như xây dựng bộ thông tin cần thiết để phục vụ các hoạt động kiểm soát ô nhiễm, kết quả được chia sẻ để lập kế hoạch thanh kiểm tra, ước tính thải lượng ô nhiễm, lập báo cáo nhanh việc tuân thủ môi trường của các cơ sở. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong lĩnh vực kiểm kê còn gặp những khó khăn, thách thức như thiếu các thông tin về quản lý môi trường nước do không được cập nhật thường xuyên, ngân sách để thực hiện kiểm soát ô nhiễm nguồn nước vẫn còn hạn chế...

Tuy còn một số bất cập song qua kết quả thực hiện kiểm kê nguồn ô nhiễm nói chung, kiểm kê nguồn ô nhiễm nước nói riêng có thể thấy rằng kiểm kê nguồn thải thực sự là một công cụ hiệu quả để xác định nguyên nhân và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đầu nguồn, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường.

Đỗ Thị Phương Thảo – 2011B 28

Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng xả thải và kiểm kê nước thải từ nguồn điểm đổ vào một nguồn tiếp nhận (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)