KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Ta có bảng tổng hợp kết quả sau: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
KHOẢNG CÁCH DÂY TREO
L=6m L=8m L=9.9m L=12m L=15m
Khoảng cách dây treo tăng
DẦM CHÍNH CHÍNH
Momen MC1 Tăng gần như tuyến tính
Momen MC2 =0 (const)
Momen MC3 Tăng gần như tuyến tính Momen MC4 Tăng gần như tuyến tính Lực cắt Qmc1 Tăng gần như tuyến tính Lực cắt Qmc2 Tăng gần như tuyến tính Lực cắt Qmc3 Tăng gần như tuyến tính Lực cắt Qmc4 Tăng gần như tuyến tính
Chuyển vị Biểu đồ parabole có điểm cực tiểu CÁP
CHỦ Lực dọc Giảm gần như tuyến tính CÁP
TREO Lực dọc Tăng gần như tuyến tính PHẢN LỰC Ụ NEO Phản lực theo phương đứng và ngang
Giảm gần như tuyến tính CHUYỂN
VỊ ĐỈNH ĐỈNH THÁP
Chuyển vị Giảm gần như tuyến tính
• Nội lực trong dầm chủ:
Khi khoảng cách dây treo tăng lên thì nội lực trong dầm chính cũng tăng theo.
Khi thay đổi khoảng cách dây treo từ nhỏ đến lớn thì giá trị nội lực cũng thay đổi và sự biến thiên này tùy thuộc vào từng vị trí mặt cắt và loại nội lực đang xem xét. Cụ thể giá trị momen và lực cắt ở giữa nhịp biên, 1/4 nhịp giữa và 1/2 nhịp giữa đều tăng theo dạng biểu đồ gần như là tuyến tính .
khoảng cách dây treo nhỏ đến một giá trị tương ứng thì lực dọc trong cáp chủ sẽ dần như không đổi.
• Nội lực trong cáp treo
Khi ta bố trí khoảng cách trong dây treo tăng dần thì lực dọc trong cáp treo cũng tăng lên theo, ngược lại nếu bố trí khoảng cách dây treo nhỏ dần thì lực dọc trong cáp treo sẽ nhỏ dần, đến khi khoảng cách dây treo nhỏ đến một giá trị tương ứng thì lực dọc trong cáp treo dường như không thay đổi nhiều.
• Chuyển vị của dầm chủ
Khi tăng dần khoảng cách dây treo thì giá trị chuyển vị trong dầm chủ sẽ biến đổi theo một biểu đồ parabole có đỉnh ở dưới, tức là tương ứng với độ cứng và kích thước của dầm chủ cho trước ta sẽ tìm được một giá trị của khoảng cách dây treo sao cho dầm chủ chuyển vị theo phương đứng là nhỏ nhất.
• Chuyển vị ngang của đỉnh trụ tháp
Khi khoảng cách dây treo tăng lên thì chuyển vị ngang của đỉnh tháp sẽ nhỏ dần, và ngược lại.
• Phản lực của khối neo cáp chủ
Khi khoảng cách dây treo tăng dần thì phản lực của khối neo theo phương ngang Fx, và phương thẳng đứng Fy đều nhỏ dần, tức là khi bố trí càng nhiều cáp treo thì khối neo cáp chủ sẽ chịu phản lực càng lớn.
5.2. Kiến nghị
Từ các kết luận trên đề tài xin đưa ra kiến nghị sau :
• Về mặt thực tiễn : trong thiết kế cầu treo dây võng 3 nhịp ta cần khảo sát để tìm ra khoảng cách dây treo hợp lý tương ứng với độ cứng và kích thước dầm vì nếu tăng khoảng cách dây treo thì sẽ làm nội lực trong cấu kiện này tăng nhưng trong cấu kiện khác lại giảm và ngược lại. Còn về độ võng dầm chủ ta luôn tìm được một khoảng cách dây treo hợp lý để độ võng là nhỏ nhất.
• Về mặt khoa học : giá trị khoảng cách dây treo hợp lý cho cầu treo dây võng 3 nhịp nằm trong khoảng (2500/L< K <4000/L).
5.3. Phương hướng nghiên cứu tiếp theo
Ngoài các kết quả đã được nghiên cứu ở trên, còn tồn tại các vấn đề sau cần phải nghiên cứu tiếp:
• Xem xét bố trí vật liệu cho dầm chủ cầu treo dây võng theo biểu đồ nội lực. •Xem xét các biện pháp tăng cường độ cứng trong cầu treo dây võng.
•Xem xét sự phân bố nội lực và chuyển vị trong kết cấu cầu treo dây võng khi cáp chủ được neo vào dầm chủ thay vì neo bằng khối neo.
•Xem xét các sơ đồ bố trí dây treo đến sự phân bố nội lực và chuyển vị trong cầu treo dây võng 3 nhịp.
Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
[2]. Bùi Khương (2003), Lý thuyết tính toán các hệ treo và cầu treo, Nxb Giao Thông Vận Tải, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Lan (2003), Phân tích kết cấu cầu treo dây võng theo sơ đồ biến dạng tương tác cùng đất nền, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Bách khoa, Đại Học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
[4]. Ngô Đăng Quang, Trần Ngọc Linh, Bùi Công Độ, Nguyễn Trọng Nghĩa (2005), Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil-Tập 1, Nxb xây dựng, Hà Nội.
[5]. Ngô Đăng Quang, Trần Ngọc Linh, Bùi Công Độ, Nguyễn Trọng Nghĩa (2005), Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil-Tập 2, Nxb xây dựng, Hà Nội.
[6]. Chu Quốc Thắng (1987), Phương pháp phần tử hữu hạn, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[7]. Tiêu chuẩn thiết kế cấu 22TCN272-05
[8]. TS. Phùng Mạnh Tiến (2005), Hướng dẫn phân tích, tính toán cầu treo dây võng bằng phần mềm Midas 6.7.1. Bài giảng chương trình cao học, TP. Hồ Chí Minh.
[9]. GS.TS Lều Thọ Trình (1985), Cách tính hệ treo theo sơ đồ biến dạng, Nxb xây dựng, Hà Nội.
[10]. GS.TS. Nguyễn Viết Trung, TS. Hoàng Hà (2004), Thiết kế cầu treo dây võng, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
[11]. Wikipedia : hình ảnh, thông số của các cầu treo dây võng. ……..o0o….…