Thí Nghiệm 4: Ảnh hưởng của môi trường cấy chuyền đến khả năng

Một phần của tài liệu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tái sinh ở lúa ir64 và mtl250 (oryza sativa l.) (Trang 37 - 40)

năng tái sinh của mô sẹo

Cấy chuyền là tiến trình chuyển vật liệu cấy mô đã được phân chia lần đầu sang môi trường mới giống hoặc khác với môi trường nuôi cấy ban đầu nhằm mục đích để cho mô đang phát triển được cung cấp thêm dinh dưỡng để tăng thêm sinh khối và biệt hóa tốt hơn. Chính vì vậy môi trường cấy chuyền cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả tái sinh. Trong thí nghiệm này, các mô sẹo được nuôi trên môi trường CIM3% maltose sau 3 tuần được chuyển sang hai môi trường là môi trường CIM3% maltose ban đầu và môi trường CIM-J3 (Xem phụ lục) ở hai điều kiện sáng và tối. Theo bảng phân tích (bảng 2), môi trường CIM-J3 trong điều kiện tối có tỷ lệ mô đạt chất lượng tốt cao hơn môi trường CIM3% maltose. Ở giống IR64 tỷ lệ mô tốt ở môi trường CIM-J3 trong điều kiện tối có tỷ lệ cao nhất (48.21%) nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa đối với môi trường CIM3% maltose ở cùng điều kiện. Trong khi đó, ở điều kiện có ánh sáng thì tỷ lệ mô tốt trên môi trường CIM-J3 (30.36%) thấp hơn ở môi trường CIM3% maltose trong cả hai điều kiện ánh sáng. Điều này cho thấy ánh sáng có ảnh hưởng lên quá trình phát triển của mô ở giai đoạn này. Giống MTL250 cũng có kết quả tương tự như giống IR64, mặc dù ở các thí nghiệm trước cho thấy điều kiện ánh sáng có ảnh hưởng tốt hơn lên sự phát triển của mô ở MTL250 nhưng ở giai đoạn cấy chuyền kết quả thí nghiệm cho thấy môi trường CIM-J3 ở điều kiện tối có tỷ lệ mô tốt (34.38%) cao hơn ở các môi trường và điều kiện ánh sáng khác. Tỷ lệ mô tốt trong điều kiện chiếu sáng ở môi trường CIM-J3 cũng thấp hơn các điều kiện còn lại. Bên cạnh đó, trong điều kiện có ánh sáng thì có hiện tượng tiết phenol của mô lúa trên môi trường CIM- J3 (hình 6). Hiện tượng này có thể do ánh sáng cùng với các thành phần trong môi trường CIM-J3 đã kích thích mô tiết phenol.

Bảng 2: Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của môi trường cấy chuyền

IR64 MTL250

Môi trường Tỷ lệ mô có chất lượng tốt Tỷ lệ mô có chất lượng tốt

CIM-J3 sáng 30.36b 21.88b

CIM-J3 tối 48.21a 34.38a

CIM3% sáng 30.95b 25.00b

CIM3% tối 41.67ab 28.13ab

Trên cùng một cột các giá trị trung bình được theo sau cùng một chữ thì khác biệt không có ý nghĩa 5%.

Hình 6: Hiện tượng tiết phenol ở môi trường CIM-J3 trong điều kiện có ánh sáng

Qua thí nghiệm cho thấy ánh sáng có ảnh hưởng trong giai đoạn cấy chuyền và môi trường CIM-J3 trong điều kiện tối hoàn toàn có tỷ lệ mô đạt chất lượng cao nhất ở cả hai giống lúa. Kết quả trên cũng tương tự như báo cáo của Lin và Qifa Zhang (2005) đã kết luận rằng môi trường CIM-J3 là môi trường thích hợp nhất cho giai đoạn cấy chuyền cho các dòng lúa indica.

V. Tạo chồi và tạo rễ

Các mô đạt chất lượng ở thí nghiệm 4 (hình 7) được chuyển sang môi trường tạo chồi và tạo rễ. Kết quả cho thấy các mô có khả năng tạo chồi và tạo rễ (hình 8 và hình 9).

Hình 7: Mô có chất lượng tốt ở giai đoạn cấy chuyền

Hình 8: Mô sẹo tạo chồi

Hình 9: Tạo rễ

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tái sinh ở lúa ir64 và mtl250 (oryza sativa l.) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)