Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự phát triển của mô sẹo

Một phần của tài liệu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tái sinh ở lúa ir64 và mtl250 (oryza sativa l.) (Trang 32 - 37)

Kết quả ở hình 2 cho thấy giống IR64 có sự khác biệt rõ về khả năng

hình thành mô sẹo ở hai nhiệt độ. Tại nhiệt độ 280C tỷ lệ hình thành mô sẹo là

60.5% trong khi ở nhiệt độ 320C là 49%. Bên cạnh đó, tỷ lệ mô có chất lượng tốt

(mô khô, có nhiều cấu trúc hình cầu) (Hình 1) ở nhiệt độ 320C (41.50%) cao hơn

so với nhiệt độ 280C (39.5%). Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về

mặt thống kê.

Đối với giống MTL250 (Hình 3), tỷ lệ hình thành mô sẹo ở nhiệt độ 280

C

và 320C cao tương ứng với 95% và 96%. Tỷ lệ mô có chất lượng tốt ở nhiệt độ

320C (40.50%) cao hơn ở 280C (37%) nhưng sự khác biệt này không đáng kể.

Hình 1: Cấu trúc hình cầu

Năm 2006, Abayawickrama và Anai đã báo cáo về ảnh hưởng của nhiệt

độ lên khả năng hình thành mô sẹo ở một số giống lúa thuộc dòng indica. Kết quả cho thấy ở nhiệt độ 300C sự hình thành mô sẹo tốt hơn so với nhiệt độ 250C. Trong các nghiên cứu của nhiều tác giả, nhiệt độ nuôi cấy mô lúa thay đổi từ 250C đến 320

C.

Sự khác biệt này có thể do các giống lúa ở mỗi nơi có đặc tính khác nhau nên điều kiện nuôi cấy cũng khác nhau.

Kết quả thí nghiệm cho thấy nhiệt độ 280C hay 320C đều không có ảnh hưởng

đáng kể lên sự hình thành mô sẹo và chất lượng của mô ở giống MTL250. Giống IR64 cũng không bị ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự hình thành chất lượng của mô

nhưng tỷ lệ hình thành mô sẹo ở nhiệt độ 280

C có sự khác biệt đáng kể so với

nhiệt độ 320C. So với giống IR64 thì tỷ lệ mô sẹo của MTL250 cao hơn nhưng

Hình 2: Biểu đồ tỷ lệ tạo mô sẹo và mô có chất lượng tốt ở giống IR64

Hình 3: Biểu đồ tỷ lệ tạo mô sẹo và mô có chất lượng tốt ở giống MTL250

Chất lượng của mô là một trong những yếu tố quyết định khả năng tái sinh của mô sẹo. Cả hai giống lúa MTL250 và IR64 đều có tỷ lệ hình thành mô đạt chất lượng tốt ở 320C cao hơn ở 280

C. Mặc dù sự khác biệt này không có ý

nghĩa về mặt thống kê nhưng điều kiện nhiệt độ 280

C có thể gây ra một vài bất

lợi trong những nghiên cứu xa hơn về khả năng chuyển gen bằng vi khuẩn

Agrobacterium tumerfaciens. Do đó, điều kiện nhiệt độ 320

C đã được chọn cho các thí nghiệm tiếp theo.

II. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các điều kiện ánh sáng lên sự phát triển của mô sẹo triển của mô sẹo

Dựa trên kết quả của thí nghiệm 1, thí nghiệm 2 được tiến hành ở nhiệt độ

320C với hai điều kiện ánh sáng: chiếu sáng liên tục và để trong tối hoàn toàn.

Theo biều đồ (Hình 4), giống IR64 có tỷ lệ hình thành mô sẹo ở điều kiện tối (81.90%) cao hơn khi có ánh sáng (72.44%) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa. Trong khi đó có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mô có chất lượng tốt ở hai điều kiện ánh sáng với tỷ lệ 70.47% ở trong tối và 51.36% khi có ánh sáng.

Hình 4: Biểu đồ tỷ lệ tạo mô sẹo và mô có chất lượng tốt ở giống IR64

Đối với giống MTL250, tỷ lệ hình thành mô sẹo và mô có chất lượng tốt ở điều kiện chiếu sáng (91% và 80%) cao hơn ở điều kiện tối hoàn toàn (90.05% và 73.50%) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Hình 5: Biểu đồ tỷ lệ tạo mô sẹo và mô có chất lượng tốt ở giống MTL250

Trong thí nghiệm về ảnh hưởng của ánh sáng lên sự hình thành mô sẹo ở giống RD6, Pipatpanukul và cộng sự (2004) đã kết luận rằng điều kiện chiếu sáng sẽ có hiệu quả tốt hơn trong sự hình thành của mô so với điều kiện không có ánh sáng. Năm 2005, Maneewan và cộng sự đã kết luận rằng khả năng hình thành mô sẹo cao hơn và kích thước trung bình của mô sẹo dưới điều kiện chiếu sáng sẽ cao hơn và lớn hơn so với điều kiện tối hoàn toàn khi nghiên cứu về giống lúa Chinat1. Cũng khảo sát về sự ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng lên một số giống lúa thuộc dòng indica, Abayawickrama và Anai (2006) đã cho thấy không có sự khác biệt giữa điều kiện sáng và tối lên khả năng tạo mô sẹo ở các giống lúa, chỉ có giống Ladywright có tỷ lệ mô sẹo trong điều kiện sáng cao hơn điều kiện tối.

Qua thí nghiệm cho thấy không có sự khác biệt giữa các điều kiện ánh sáng lên khả năng hình thành mô sẹo ở cả hai giống lúa. Đối với giống MTL250 cũng không có sự khác biệt đáng kể về khả năng tạo mô có chất lượng tốt nhưng giống IR64 thì tỷ lệ mô có chất lượng tốt ở điều kiện tối khác biệt có ý nghĩa so với điều kiện có ánh sáng.

III. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của đường maltose lên sự phát triển của mô sẹo

Kết quả phân tích (bảng 1) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai loại môi trường tạo mô sẹo. Cả hai giống lúa đều có tỷ lệ mô sẹo và mô có chất lượng tốt cao hơn ở môi trường tạo mô sẹo có kết hợp với đường maltose. Trong khi đó, các điều kiện ánh sáng không còn ảnh hưởng đáng kể lên sự hình thành mô và chất lượng ở môi trường CIM3% maltose. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy giống MTL250 có khả năng hình thành mô sẹo và mô có chất lượng cao hơn giống IR64 trên môi trường CIM3% maltose.

Bảng 1: Tỷ lệ mô sẹo và mô có chất lượng tốt của hai giống IR64 và MTL250 ở các điều kiện môi trường và ánh sáng

IR64 MTL250

Môi trường Tỷ lệ mô sẹo chất lượng tốt Tỷ lệ mô có Tỷ lệ mô sẹo chất lượng tốt Tỷ lệ mô có

CIM sáng 43.50c 31.50c 70.50b 51.50b

CIM tối 54.50b 46.00b 66.00b 45.00b

CIM3% sáng 72.00a 59.00a 85.50a 70.00a

CIM3% tối 71.50a 58.50a 80.00a 66.50a

Trên cùng một cột các giá trị trung bình được theo sau cùng một chữ thì khác biệt không có ý nghĩa 5%.

Kết quả trên cũng tương tự như kết luận của Lin và Qifa Zhang (2005) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của các môi trường khác nhau lên hiệu quả chuyển gen trên các giống lúa thuộc dòng indica đã cho thấy rằng sử dụng đường maltose trong các môi trường có hiệu quả cao hơn so với đường sucrose. Tương tự, Zaidi và cộng sự (2006) đã báo cáo về ảnh hưởng của các loại đường lên khả năng hình thành mô sẹo, sự hình thành cấu trúc hình cầu và khả năng tạo chồi ở giống MDU5. Kết quả cho thấy ở môi trường sử dụng đường maltose có tỷ lệ tạo mô sẹo, tạo cấu trúc hình cầu và khả năng tạo chồi cao hơn so với môi trường sử dụng đường glucose và sucrose.

Qua thí nghiệm cho thấy môi trường tạo sẹo sử dụng kết hợp đường maltose có ảnh hưởng tốt hơn so với đường sucrose lên sự hình thành mô sẹo và chất lượng mô ở cả hai điều kiện sáng và tối.

Một phần của tài liệu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tái sinh ở lúa ir64 và mtl250 (oryza sativa l.) (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)