Công nghệ nuôi trồng tảo Spirulina sp trên thế giới

Một phần của tài liệu so sánh sự hấp thu đạm và lân trong môi trường nuôi thâm canh cá tra (pangasianodon hypophthalmus) của tảo chlorella sp. vàspirulina sp. (Trang 30 - 31)

Trên thế giới có 2 công nghệ chính để nuôi tảo Spirulina sp..

- Công nghệ nuôi theo hệ thống hở - Opened ecosytem (O.E.S):

Spirulina sống trong môi trường dinh dưỡng chứa trong bình, chậu, bể...được khuấy trộn theo kiểu tịnh tuyến 2 chiều và tảo hấp thu ánh sáng mặt trời để phát triển. Kiểu nuôi này phụ thuộc vào thời tiết.

- Công nghệ nuôi theo hệ thống kín - Closed ecosytem (C.E.S):

Spirulina được nuôi trong các bể lên men vi sinh khối (Bioreactor) được khuấy trộn theo 3 chiều, tảo hấp thu ánh sáng nhân tạo hay tự nhiên. Nhiều kiểu C.E.S được thiết kế như thùng lên men cổ điển hoặc kiểu ống xoắn ốc.

23

Bảng 2.6: So sánh hệ thống nuôi tảo Spirulina sp.(hệ thống hở và kín)

Hệ thống hở Hệ thống kín

- Chi phí đầu tư thấp hơn hệ thống kín nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới

- Diện tích nuôi trồng lớn, chỉ nuôi được tảo trong không gian 2 chiều.

- Nuôi trong bể dinh dưỡng không phải bể lên men vi sinh khối (bioreactor).

- Tảo quang hợp chỉ dựa vào nguồn ánh sáng mặt trời.

- Hệ thống chịu nhiều tác động bởi thời tiết khí hậu, do đó việc quản lý các yếu tố vật lý, hóa học thụ động.

- Ít trang thiết bị hiện đại hơn. Thông số không được ấn định tự động.

- Cho năng suất thấp hơn hệ thống kín

- Chi phí đầu tư cao nên ít phổ biến.

- Diện tích nuôi nhỏ, có thể nuôi được tảo trong không gian 3 chiều.

- Nuôi trong bể lên men vi sinh khối, vận động bằng máy khuấy trộn theo 3 chiều.

- Tảo quang hợp dựa vào nguồn ánh sáng nhân tạo và tự nhiên.

- Hệ thống không chịu tác động bởi thời tiết. Việc quản lý các yếu tố vật lý chủ động.

- Nhiều trang thiết bị hiện đại giúp quản lý chủ động tất cả các yếu tố vật lý (ánh sáng, nhiệt độ…), hóa học (hóa chất dùng nuôi trồng tảo), sinh học (kiểm soát diệt những sinh vật gây hại cho Spirulina). Tất cả các thông số (nhiệt độ, ánh sáng, pH…) đều được ấn định tự động.

- Cho năng suất cao.

Một phần của tài liệu so sánh sự hấp thu đạm và lân trong môi trường nuôi thâm canh cá tra (pangasianodon hypophthalmus) của tảo chlorella sp. vàspirulina sp. (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)