HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN HÓA CHẤT VỆ SINH MÀNG NF THEO DẠNG CẶN TƯƠNG ỨNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý nước nhiễm mặn trên cơ sở công nghệ lọc nano phục vụ cấp nước vùng duyên hải miền trung việt nam (Trang 122 - 124)

: Áp suất thẩm thấu phía bên dòng

5. Nhãn: REPORT

HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN HÓA CHẤT VỆ SINH MÀNG NF THEO DẠNG CẶN TƯƠNG ỨNG

THEO DẠNG CẶN TƯƠNG ỨNG

Hóa chất sử dụng cho quá trình vệ sinh màng NF có thể chọn như sau hoặc theo khuyến nghị của nhà sản xuất:

Bảng 3.1. Lựa chọn dung dịch làm sạch tương ứng với dạng cặn bẩn cụ thể. STT Chất gây nhiễm bẩn và tắc màng Dung dịch làm sạch bình thường Dung dịch làm sạch sâu 1 Canxi cacbonat 1 4

2 canxi sunfat, bari sunfat,

stronti sunfat 2 4

3 Oxít/ hydroxit kim loại

(Fe, Mn, Zn, Cu, Al) 1 5

4 Cặn vô cơ dạng keo 1 4

5 Hỗn hợp cặn vô cơ/hữu

cơ dạng keo 2 6

6 Polyme hóa silica Không 7

7 Các yếu tố sinh học: vi

khuẩn, nấm, … 2 hoặc 3 6

8 NOM 2 hoặc 3 6

Giải thích:

Dung dịch 1: dung dịch axít citric (C6H7O8) 2%, hoạt động hiệu quả ở pH thấp. Axít citric rất hiệu quả trong việc loại bỏ cặn vô cơ (như cacbonat canxi, canxi canxi sunphat, bari sunphat, stronti sunphat), ôxit/hydrôxit kim loại (như sắt, man- gan, niken, đồng, kẽm) và keo vô cơ. Axít này thường có sẵn ở dạng bột.

Dung dịch 2: dung dịch hỗn hợp của dung dịch Natri tripolyphotphat – STPP (Na5P3O10) nồng độ 2% và dung dịch Na-EDTA 0,8% (muối natri của axit ethyla- minediaminetetraacetic) hoạt động hiệu quả ở pH cao (pH = 10). Dung dịch này rất

Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý nước nhiễm mặn trên cơ sở công nghệ lọc Nano phục vụ cấp nước vùng duyên hải miền Trung Việt Nam – Nguyễn Thị Thanh Thủy – Cao học CNMT 2009

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) - Đại học Bách khoa Hà Nội – Tel (84.4) 38681686 -122-

hiệu quả trong việc loại bỏ cặn canxi sunphat và cặn hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên. STPP có chức năng là tác nhân chelat vô cơ và có tính tẩy rửa. Còn Na-EDTA lại là một tác nhân chelat hữu cơ có khả năng loại bỏ tốt các cation hóa trị hai, ba và ion kim loại. Cả hai hóa chất này đều có ở dạng bột.

Dung dịch 3: dung dịch hỗn hợp của dung dịch Natri tripolyphotphat – STPP (Na5P3O10) nồng độ 2% và dung dịch Na-DDBS (C6H5(CH2)12SO3Na) nồng độ 0,025% hoạt động hiệu quả ở pH cao (pH = 10). Dung dịch có hiệu quả trong việc làm sạch màng bị nhiễm bẩn nặng bởi cặn hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên. Na-DDBS có chức năng như một chất tẩy rửa anion.

Dung dịch 4: dung dịch axít HCl 0,5% làm sạch ở pH thấp (pH = 2,5). Dung dịch này rất hiệu quả trong việc loại bỏ cặn vô cơ (như cacbonat canxi, canxi sun- phat, bari sunphat, stronti sunphat), ôxit/hydrôxit kim loại (như sắt, mangan, niken, đồng, kẽm) và keo vô cơ. Khi sử dụng dung dịch này thì quá trình làm sạch sẽ diễn ra khắc nghiệt hơn trường hợp sử dụng dung dịch 1 vì axít HCl là một axít mạnh. Axít này thường có sẵn ở dạng dung dịch.

Dung dịch 5: dung dịch Natri hydrosunphit (Na2S2O4) 1,0% làm sạch ở pH thấp (thông thường là pH = 4 6 và không cần điều chỉnh pH). Dung dịch này hiệu quả trong việc loại bỏ cặn ôxít và hydrôxit kim loại (đặc biệt là cặn sắt) và cũng có tác dụng với canxi sunphat, bari sunphat, stronti sunphat. Na2S2O4 là một chất khử mạnh và có sẵn ở dạng bột.

Dung dịch 6: dung dịch hỗn hợp của dung dịch NaOH 0,1% và dung dịch SDS (Natri dodecylsulfate) làm sạch ở pH cao (pH = 11,5). Dung dịch này có tác dụng loại bỏ cặn hữu cơ tự nhiên, cặn dạng keo có nguồn gốc vô cơ hay hữu cơ và tác nhân sinh học (nấm, mốc, màng sinh học, …). SDS là chất tẩy rửa có bề mặt anion nên sẽ tạo ra bọt trong quá trình sử dụng. SDS là một tác nhân làm sạch sâu và điều cần lưu ý là khi sử dụng không được vượt quá pH tối đa và nhiệt độ giới hạn.

Dung dịch 7: dung dịch NaOH 0,1% làm sạch ở pH cao (pH = 11,5), dung dịch này có hiệu quả trong quá trình loại bỏ silica polyme hóa. Đây là giải pháp làm sạch sâu và khi sử dụng không được vượt quá pH tối đa và nhiệt độ giới hạn.

Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý nước nhiễm mặn trên cơ sở công nghệ lọc Nano phục vụ cấp nước vùng duyên hải miền Trung Việt Nam – Nguyễn Thị Thanh Thủy – Cao học CNMT 2009

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) - Đại học Bách khoa Hà Nội – Tel (84.4) 38681686 -123-

. ·

Kp, d, p, : hệ số đặc trưng cho tính chất của cặn µ: độ nhớt động học của nước

v: vận tốc lọc

L: chiều dày của màng lọc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý nước nhiễm mặn trên cơ sở công nghệ lọc nano phục vụ cấp nước vùng duyên hải miền trung việt nam (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)