: Áp suất thẩm thấu phía bên dòng
a) Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc:
Bể lọc áp lực là một loại bể lọc nhanh kín, ở đây công suất của trạm xử lý nhỏ nên sử dụng bể lọc áp lực có dạng hình trụ đứng với các đặc điểm như sau:
Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý nước nhiễm mặn trên cơ sở công nghệ lọc Nano phục vụ cấp nước vùng duyên hải miền Trung Việt Nam – Nguyễn Thị Thanh Thủy – Cao học CNMT 2009
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) - Đại học Bách khoa Hà Nội – Tel (84.4) 38681686 -48-
− Vật liệu chế tạo: inox;
− Vật liệu lọc thường là than antraxit và cát thạch anh; − Dưới đáy bể có một lớp sỏi đỡ;
− Suất giản nở của bồn lọc: 20 – 25%; − Tốc độ lọc:
• Lọc trong nước: 8 – 12 m/h; • Lọc nước tuần hoàn: 20 – 35 m/h;
• Lọc sơ bộ và khử sắt nước ngầm: 8 – 20 m/h.
Ở bể lọc áp lực nước đi qua lớp vật liệu lọc (VLL) với tốc độ tương đối lớn và quá trình cụ thể xảy ra như sau:
Khi lọc: nước sau khi được bổ sung polyme PAA được dẫn vào bể lọc, qua phễu phân phối nước vào bể lọc, qua lớp VLL, lớp sỏi đỡ rồi vào hệ thống thu nước trong và được đưa đến công trình xử lý tiếp theo.
Khi rửa lọc: nước rửa lọc được bơm từ bể chứa nước, qua hệ thống phân phối nước rửa lọc, qua lớp sỏi đỡ, các lớp VLL và kéo theo cặn bẩn tràn vào bộ phận thu nước rửa rồi được xả ra ngoài theo ống tháo nước rửa. Quá trình rửa bể lọc được tiến hành cho đến khi nước rửa hết đục thì ngừng rửa.
Sau khi rửa lọc, nước được đưa vào bể đến mực nước thiết kế rồi cho bể làm việc. Do các VLL vừa mới được rửa chưa được sắp xếp lại, độ rỗng lớn nên chất lượng nước lọc ngay sau khi rửa chưa đảm bảo, khi đó cần phải xả nước lọc đầu, không đưa ngay vào bể chứa, thời gian xả nước lọc đầu thường là 10 phút.