II.5 ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ MÀNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý nước nhiễm mặn trên cơ sở công nghệ lọc nano phục vụ cấp nước vùng duyên hải miền trung việt nam (Trang 27 - 28)

b) Sự nhiễm bẩn màng lọc (tắc màng):

II.5 ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ MÀNG

Trong giai đoạn đầu việc ứng dụng công nghệ màng còn hạn chế bởi các nguyên nhân như các công nghệ truyền thống có thể đáp ứng được các yêu cầu xử lý khá nghiêm ngặc trong khi đó chi phí đầu tư và vận hành hệ thống lọc màng khá cao. Hiện nay việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng nước cao hơn nên công nghệ truyền thống gặp khó khăn trong việc đảm bảo yêu cầu xử lý. Đồng thời công nghệ màng không ngừng được nghiên cứu cải tiến nên càng ngày càng hoạt động hiệu quả và có giá thành cạnh tranh. Thị trường công nghệ màng đã có những bước tăng trưởng nhanh chóng.

Ưu đim: Công nghệ màng có những ưu điểm vượt trội so với các công nghệ truyền thống khác:

- Không sử dụng hoặc sử dụng rất ít hóa chất trong quá trình xử lý nên giảm được lượng lớn hóa chất sử dụng cũng như tác dụng tiêu cực của hóa chất;

Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý nước nhiễm mặn trên cơ sở công nghệ lọc Nano phục vụ cấp nước vùng duyên hải miền Trung Việt Nam – Nguyễn Thị Thanh Thủy – Cao học CNMT 2009

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) - Đại học Bách khoa Hà Nội – Tel (84.4) 38681686 -27-

- Thường không có hay có rất ít sự tích tụ vật chất trong màng nên quá trình màng hoạt động liên tục, ổn định và hiệu quả hơn quá trình tách bằng hấp phụ [11]; - Có thể thực hiện quá trình tách các chất mà không cần thực hiện sự đảo pha nên

hiệu quả tốt hơn quá trình chưng cất [11]; - Tiết kiệm không gian lắp đặt thiết bị;

- Hệ thống lọc màng có áp suất làm việc thấp thì giá thành rất có tính cạnh tranh; - Có thể tự động hóa hoàn toàn nên giảm được lao động vận hành.

Nhược đim:

- Với hệ thống lọc màng có áp suất làm việc cao thì tiêu tốn năng lượng lớn; - Đòi hỏi chất lượng nước đầu vào hệ thống xử lý phải phù hợp, nếu không thì tuổi

thọ của hệ thống sẽ giảm đi nhanh chóng, lọc màng thường thích hợp với nguồn nước ngầm và nước mặt có hàm lượng cặn thấp;

- Để chống tắc màng thường phải có quá trình tiền xử lý, khi đó sẽ làm tăng mặt bằng cần thiết cho toàn bộ hệ thống xử lý;

- Tốc độ lọc qua màng sẽ giảm dần theo thời gian và sau khi làm sạch màng thì có thể sẽ không khôi phục được 100% tốc độ lọc ban đầu;

- Phải thay thế màng định kỳ để đảm bảo yêu cầu chất nước sau xử lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý nước nhiễm mặn trên cơ sở công nghệ lọc nano phục vụ cấp nước vùng duyên hải miền trung việt nam (Trang 27 - 28)