: Áp suất thẩm thấu phía bên dòng
4. Nhãn: SYSTEM CONFIGURATION
Cửa sổ phần mềm cho phép thiết kế cấu hình hoạt động cụ thể của hệ thống màng, bao gồm:
“No.Passes” : số bậc đối với dòng thấm, thông thường đối với màng RO khi dòng thấm ra khỏi hệ thống màng thứ nhất mà vẫn chưa đạt yêu cầu hay vì vấn đề an toàn thì dòng thấm sẽ được đưa tiếp vào các hệ thống màng tiếp theo, khi đó số bậc này là ≥ 2. Đối với màng NF90 có khả năng loại bỏ muối cao, hàm lượng TDS đầu vào không cao và lưu lượng nước cần xử lý nhỏ nên chọn “No.Passes” = 1;
“Current Pass” : là Pass hiện hành để thiết kế nên “Current Pass” = 1;
“Stages in Pass” : số bậc đối với dòng nồng độ trong một Pass, như đã lựa chọn ở trên thì “Stages in Pass” = 1;
“Fouling Factor” : hệ số tắc màng, với các hệ thống làm việc lâu dài thì thường “Fouling Factor” < 1, khi lưu lượng dòng thấm qua màng càng lớn thì hệ số tắc màng càng tăng và màng nhanh chóng bị đóng cặn, đối với màng NF thường chọn “Fouling Factor” < 0,9, ở đây chọn “Fouling Factor” = 0,88;
“Operating Temp” : nhiệt độ hoạt động của hệ thống, được lấy bằng nhiệt độ nước vào hệ thống “Operating Temp” = 27 oC;
“Feed Flow” : công suất đầu vào hệ thống màng “Feed Flow” = 150 m3/ngàyđêm;
“Pass 1 Conc to Pass 1 Feed” : lưu lượng dòng nồng độ tuần hoàn lại đầu vào hệ thống, khi ra khỏi hệ thống màng dòng nồng độ với áp suất cao sẽ được đưa trở lại đầu vào: “Pass 1 Conc to Pass 1 Feed” = 70 m3/ngàyđêm;
Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý nước nhiễm mặn trên cơ sở công nghệ lọc Nano phục vụ cấp nước vùng duyên hải miền Trung Việt Nam – Nguyễn Thị Thanh Thủy – Cao học CNMT 2009
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) - Đại học Bách khoa Hà Nội – Tel (84.4) 38681686 -113-
“Stage in Pass” : bậc đang hiện hành để thiết kế, hệ thống có một bậc nên “Stage in Pass” = Stage 1
“Feed Pressure” : áp suất của bơm đặt vào hệ thống màng, áp suất càng cao thì dòng thấm qua màng càng tăng nhưng đồng thời cũng sẽ làm tiêu tốn nhiều năng lượng và đòi hỏi bơm có công suất cao, ngoài ra khi áp lực đầu vào tăng cao dòng thấm sẽ tăng theo rất dễ vượt quá giới hạn thu hồi cực đại mà nhà sản xuất quy định cho mỗi lõi màng RNFmax = 15%, ở đây chọn “Feed Pressure” = 6 bar;
“Boost (2-pass)” : áp suất nâng lên ở bậc các bậc tiếp theo trong hệ thống có nhiều bậc, ở hệ thống một bậc thì mặc định là “Boost (2-pass)” = Calc;
“Back Pressure” : áp suất dòng thấm ngược (Permeate back pressure). Trong quá trình vận hành hệ thống màng, áp suất của dòng vào và dòng nồng độ luôn cao hơn so với áp suất của dòng sản phẩm, tuy nhiên trong trường hợp hệ thống màng bị ngừng hoạt động vì một lý do nào đó như mất điện, sự cố bất ngờ hay bảo dưỡng màng, … thì áp lực ngược của dòng thấm có thể tác động trở lại làm phá hủy màng, để đảm bảo an toàn áp lực này cần được khống chế với giá trị không được vượt quá 0,3 bar (5psi). Các van xả được sử dụng để điều chỉnh áp suất ngược của dòng thấm. Ở đây với áp suất đầu vào khá nhỏ có thể chọn “Back Pressure” = 0,1 bar;
“Pressure vessels in each stage” : số lượng vỏ chịu áp, “Pressure vessels in each stage” = 4;
“Elements in each vessel” : số lượng lõi màng trong một vỏ chịu áp, “Ele- ments in each vessel” = 6;
“Pump Efficiency” : hiệu suất của bơm, “Pump Efficiency” = 80 %;
“Products” : lựa chọn màng sử dụng, phần mềm ROSA sẽ cung cấp một thư viện bao gồm các chủng loại màng khác nhau thuận tiện cho việc lựa chọn dạng phù hợp nhất, theo sự lựa chọn ở trên thì màng NF90-4040 là phù hợp nhất để khử muối đối với nguồn nước đã chọn.
Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý nước nhiễm mặn trên cơ sở công nghệ lọc Nano phục vụ cấp nước vùng duyên hải miền Trung Việt Nam – Nguyễn Thị Thanh Thủy – Cao học CNMT 2009
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) - Đại học Bách khoa Hà Nội – Tel (84.4) 38681686 -114-
Hình 2.4. Nhãn System Configuration
Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý nước nhiễm mặn trên cơ sở công nghệ lọc Nano phục vụ cấp nước vùng duyên hải miền Trung Việt Nam – Nguyễn Thị Thanh Thủy – Cao học CNMT 2009
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) - Đại học Bách khoa Hà Nội – Tel (84.4) 38681686 -115-