Do hầu hết các làng nghề thuộc cấp xã quản lý nên để cải thiện chất lượng môi trường sồng cho người dân lao động tại các làng nghề, một số giải pháp quản lý chất thải sẽ do chính quyền xã trực tiếp phụ trách. Các giải pháp chính được đề xuất như sau:
• Hoàn thiện quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ theo hướng yêu cầu doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi sản phẩm hết hạn sử dụng, các sản phẩm thải bỏ như ắc quy, pin,… Dự thảo cũng quy định cụ thể về tỷ lệ thu hồi, xử lý và lộ trình thực hiện.
• Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo trạm thu gom và quản lý pin, ắc qui đã qua sử dụng đặt tại các chợ từ cấp xã/phường trở lên hoặc ở nơi có mật độ tập trung đông người.Trạm thu gom có chức năng tiếp nhận pin hoặc ắc qui thông đã qua sử dụng với mục đích phân loại ngay từ đầu.
• Xây dựng chiến lược quản lý chất thải rắn, lập quy hoạch quản lý chất thải rắn cho các làng nghề.
• Tận dụng ắc quy phế thải trong nước nhưng phải xử lý tập trung để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như tại các làng nghề tái chế ắc quy chì như hiện nay.
• Quy hoạch, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nhiên liệu chì cho những năm tiếp theo. Cần giảm lượng chì nhập khẩu và tận dụng tốt lượng chì được làm giàu
từ quặng trong nước
• Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra các cơ sở khai thác, sản xuất và tái chế ô nhiễm và gây tác của chì.
• Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế để giải quyết vấn đề tác hại của chì và triển khai các biện pháp phòng ngừa.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác, sản xuất và tái chế chì đang gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường hiện nay. Đặc biệt ô nhiễm môi trường do công nghệ sản xuất và tái chế ắc quy chì tại Việt Nam đã và đang gây bức xúc trong dư luận xã hội làm cản trở tới việc phát triển công nghệ sản xuất ắc quy chì nói riêng và công nghiệp hóa chất Việt Nam nói chung. Trên cơ sở nghiên cứu và tính toán lượng vật chất chì tồn tại và luân chuyển trong đời sống phát triển, đề tài đã thu được:
1. Đề tài đã nghiên cứu và thu thập tài liệu có liên quan đến vật chất chì. Trên cơ sở đó xác định được các con đường luân chuyển của vật chất chì trong nền kinh tế. Phù hợp đối với các giai đoạn tồn tại của chì từ lúc làm giàu quặng, sản xuất cho các ngành và tái chế.
2. Xây dựng và tính toán cho chu trình luân chuyển của vật chất chì qua các giai đoạn làm giàu quặng, sản xuất và tái thu hồi lượng chì. Đặc biệt đề tài đưa ra được công thức tính và tính cho lượng chì thải bỏ có trong ắc quy thải bỏ. Đồng thời dự báo nhu cầu sử dụng chì trong những năm tới.
3. Đề xuất các biện pháp quản lý khai thác, sử dụng và tái chế chì mang tính khả thi. Vấn đề ô nhiễm chì tại các làng nghề tái chế ắc qui chì đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng sức khỏe cho người dân.
Nhu cầu sử dụng chì ở nước ta trong những năm gần đây ngày càng gia tăng trong tất cả các lĩnh vực ở tất cả mọi vùng miền, đặc biệt nhu cầu sử dụng cho nguồn điện hóa học là pin và ắc qui. Tuy nhiên, hoạt động khai thác, sản xuất và tái chế chì như thế nào để sở dụng nguồn nguyên liệu quý giá này cho có hiệu quả lại là vấn đề cần được chú trọng. Hoạt động tái chế chì thủ công tại các làng nghề đang gây hậu nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe của người dân, được dư luận và các cơ quan chức năng hết sức quan tâm.
4. Chỉ ra các khó khăn, bất cập trong quản lý dòng vật chất chì đang vận luân chuyển. Ngoài việc thu gom, tái chế tự phát còn có khó khăn trong chính sách quản lý chất thải cũng như khả năng thực thi các luật định.
5. Kiến nghị: Quá trình luân chuyển vật chất chì trong đời sống kinh tế như được trình bày ở trên cần có hoạt động kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Quy hoạch, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nhiên liệu chì cho những năm tiếp theo. Cần giảm lượng chì nhập khẩu và tận dụng tốt lượng chì được làm giàu từ quặng trong nước. Đồng thời tận dụng ắc quy phế thải trong nước nhưng phải xử lý tập trung để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như tại các làng nghề tái chế ắc quy chì như hiện nay.
Vấn đề tận dụng ắc quy phế thải không đơn thuần là một hoạt động kinh tế mà nên tiếp cận dưới góc độ kinh tế - xã hội và quản lý môi trường. Chỉ khi đó chúng ta mới có cách nhìn đúng đắn đối với vấn đề này và đưa ra được các giải pháp khả thi. Nhà nước có những điều luật hoặc chính sách khuyến khích cho việc xử lý tập trung ắc quy qua sử dụng thì tình hình sẽ được cải thiện rất nhiều. Chúng ta không thể áp dụng nguyên xi hình mẫu của nước ngoài nhưng cần nghiêm túc xem xét vấn đề và khẩn trương đưa ra các giải pháp cần thiết. Cần phải nhấn mạnh là nếu Nhà nước và các cơ quan có trách nhiệm không vào cuộc thì vấn đề sẽ không tự giải quyết được.
Cần các nỗ lực để giảm sử dụng chì và sự thải loại chì ra ngoài môi trường nhằm hạn chế rủi ro cho sức khỏe con người, đặc biệt là đối với trẻ em và phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Bao gồm, hạn chế sử dụng chì trong sơn, đảm bảo sự tái sử dụng an toàn của rác thải chứa chì, giáo dục cộng đồng về sự thải bỏ an toàn của pin có chì (lead-acid battery) và máy tính, kiểm soát lượng chì trong máu của trẻ em, phụ nữ ở tuổi mang thai và người lao động. Bên cạnh đó, hạn chế gần đây về sử dụng chì trong xăng dầu, sơn, hàn chì và vật liệu hàn chì có thể làm giảm mức chì trong máu đặc biệt là ở các nước đang phát triển như nước ta hiện nay.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe. Nâng cao nhận thức của người lao động, cộng đồng về tác hại của chì và các biện pháp dự phòng.
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra các cơ sở khai thác, sản xuất và tái chế ô nhiễm và gây tác của chì.
Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế để giải quyết vấn đề tác hại của chì và triển khai các biện pháp phòng ngừa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Pieter J. H. Van Beukering and Mathijs N. Bouman. Empirical Evidence on Recycling and Trade of Paper and Lead in Developed and Developing Countries. World Development Vol 29. No. 10, pp: 1717-1737
2. Vụ pháp chế Tổng Cục Môi Trường. Báo cáo tổng hợp đề tài “ Xây dựng và thử nghiệm đánh giá khả năng áp dụng mô hình thu hồi sản phẩm pin ắc quy hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ” 2009
3. Leadpoisoningnews.com (2010), What is Lead poisoning.
http://www.leadpoisoningnews.com/what_is_lead_poisoning.html
4. Các báo cáo hoạt động công ty ắc quy Tia Sáng 2010, 2011, 2013. 5. Báo cáo tình hình hoạt động công ty ắc quy miền Nam 2013
6. INEST-HUT. Batetery waste: Total volume, recovering ablitity and recycling technology. Project report under the management of Hanoi Department of Science and Technology, 2005
7. US EPA. Municipal Solid Waste Generation, Recycling and Disposal in the United State: Facts and Figures for 2008. Available online at http://www.epa.gov/wastes/nonhaz/municipal/pubs/msw2008rpt.pdf
8. Cyclope and Veolia Environmental Service. From Waste to Resource: 2009 World Waste Survey. Editions Economica, Paris, 2009
9. Ministry of Environmental and Natural Resources, Vietnamese Environmental Monitoring Report 2010, Hanoi, 2011
10.General Statistics Office. Statistical Handbook of Vietnam 2009. Statistical Publishing House.
11.Nguyen Thanh Yen, Nguyen Thuong Hien, Do Tien Doan, Phan Thanh Giang, Le Ngoc Lam. Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý chất thải nguy hại tại Việt Nam 2010.
12.Shin Takahashi et.al. 2009. Environmental contamination and human exposure assessment to persistent toxic substances in e-waste recycling sites in India and Vietnam
13.Lê Quý An, (2003), “Hiện trạng ô nhiễm môi trường Việt Nam”, NXB Quân đội Nhân dân.
14.Hà Văn Hồng, Vũ Xuân Biết, Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Ánh Mai, (2001),
“Tái sinh hợp kim Pb-Sb và bột hoạt từ phế liệu acquy bằng phương pháp thủy luyện”, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu, Sở KHCN và MT Tp HCM. 15.Vũ Văn Lệ, (2011), “Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trong khai
thác, chế biến chì, kẽm”, Tạp chí khoa học công nghệ mỏ số 6/2011, tr22. 16.PGS. TS. Đặng Kim Chi, (2001), “Hóa học môi trưởng”, Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội.
17.Lại Văn Hòa, (1996), “Nghiên cứu xác định hàm lượng chì và một số kim loại trong máu, trong tóc của công nhân luyện gang và công nhân in”, Luận văn tiến sỹ dược, Hà Nội.quả trong công nghiệp hóa chất Việt Nam”.
18.Nguyễn Văn Niệm, Mai Trọng Tú, Bùi Hữu Việt, Nguyễn Anh Tuấn, (2008),
”Đặc điểm địa hóa và tác hại đối với sức khỏe cộng đồng của nguyên tố chì (Pb) trong môi trường ở Việt Nam”, Tạp chí địa chất, loạt A, (309).
19. PGS TS Nguyễn Thị Kim Thái, (2011), “Đánh giá thực trạng quản lý chất thái rắn tại các làng nghề tái chế phế liệu và đề xuất giải pháp quản lý”, Tạp chí khoa học công nghệ xây dựng số 9/5 – 2011, tr114.
20. Trần Văn Trị (chủ biên) và nnk, (2000), “Tài nguyên khoáng sản" Việt Nam”, Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam, Bộ Công nghiệp nặng, Hà Nội.
21. Nguyễn Lương Vũ, (1998), “Khảo sát đánh giá sự ô nhiễm của Chì trong nước thải trong đất tại khu vực Công ty Acqui-Pin Vĩnh Phú”, Luận văn Thạc sỹ khoa học, Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà nội. 22.Best standard – 1001, (2007), “Tiêu chuẩn Nâng cao Mục tiêu Môi trường
Bền Vững cho sản xuất pin ắc quy chì”.
23. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, (2010), “Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có tính đến 2030”.".
24. GS TS Đỗ Tất Lợi, “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam “ Nhà xuất bản Y học 2004 ,tr 83-84