Xe đạp điện và xe máy điện không có khí thải trực tiếp ra môi trường như xe máy, ôtô, nhưng việc sản xuất điện lại tác động nhiều đến môi trường như phá rừng đốt than. Đáng lo ngại hơn, xe đạp điện và xe máy điện sử dụng nhiều ắc quy chì. Mỗi xe đạp hay xe máy điện thường gắn 3-4 bình ắc quy, mỗi bình ắc quy có tuổi thọ trung bình 3-4 năm. Mỗi khi hỏng hóc, lượng chì và axit trong bình dễ chảy tràn ra ngoài, gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dùng.
Với tình hình giá xăng dầu tăng cao như hiện nay, việc sử dụng xe đạp và xe máy điện thay thế xe gắn máy sẽ là chuyện tất yếu của đại bộ phận người lao động. Do giá xe đạp điện chỉ vài triệu đồng, bằng 25% giá xe gắn máy nên học sinh, sinh viên sử dụng rất nhiều. Các xe đạp điện do Trung Quốc sản xuất có mẫu mã đẹp nhưng chất lượng thì cần phải xem lại. Do giá rẻ nên chất lượng sẽ không bảo đảm, đặc biệt là chất lượng bình chỉ sử dụng được vài tháng. Nguyên nhân do thói quen sử dụng sai của người dân như: chở quá tải, nạp điện khi điện ắc quy vẫn còn, nạp chưa đủ thời gian... dẫn đến bình ắc quy giảm tuổi thọ. Nếu không có cách sử dụng đúng và sử dụng quá nhiều thì trung bình tuổi thọ bình ắc quy của xe đạp điện khoảng 2 năm.
Với giá xe đạp điện như hiện nay, chỉ trong tương lai gần, cả nước sẽ có thêm hàng triệu chiếc xe đạp điện, hậu quả là hằng năm sẽ thải ra môi trường (chủ yếu là vứt bỏ, tái chế đạt yêu cầu rất ít) hàng ngàn tấn chì độc hại và hàng triệu vỏ nhựa ắc quy, nguy cơ ngộ độc khi sử dụng các sản phẩm nhựa được tái chế theo công nghệ lạc hậu từ nhựa vỏ ắc quy là rất cao. Nếu các sản phẩm nhựa này sử dụng trong ngành thực phẩm như: muỗng, đũa, hũ... thì hậu quả vô cùng to lớn. Bài học về sự tiện lợi của túi ni lông, túi xốp ở những năm mới ra đời và mức độ gây ô nhiễm của chúng ngày nay vẫn còn nóng hổi.
Theo thống kê của bộ GD&ĐT, ngày 5/9/2013 cả nước có 4,9 triệu học sinh THCS, 2,7 triệu học sinh THPT . Xe đạp điện hiện chủ yếu được sử dụng bởi học sinh cấp THPT, qua điều tra tại cổng trường một số trường phổ thông khu vực Hà Nội ước lượng khoảng 15% học sinh sử dụng phương tiện di chuyển là xe đạp điện với xu hướng ngày càng tăng cao, trong khi các vùng khác lượng học sinh sử dụng ít hơn rất nhiều. Ước tính vài năm tới Việt Nam có gần 1 triệu xe đạp điện được sử dụng.
Trước hết, cần xem xét tới bộ phận chủ yếu của XĐĐ là bình ắc quy. XĐĐ hiện nay thường được trang bị 2, 3 hoặc 4 bình ắc-quy nhằm đáp ứng công suất của mô tơ theo xe. Có 3 loại XĐĐ:
- Loại dùng động cơ 250w–24v, chạy 2 bình ắc quy 12v-12A. (800.000đ) - Loại dùng động cơ 250w–36v, chạy 3 bình ắc quy 36v -12A. (1.200.000đ)
- Loại dùng động cơ 250w–48v, chạy 4 bình ắc quy 48 12A. ( 1.600.000đ) Với giá một bình ắc-quy 12v-12A hiện nay là 400.000đ thì các loại XĐĐ chạy 2, 3 hoặc 4 bình ắc quy, người tiêu dùng phải tốn 800.000đ; 1,2 triệu đồng; 1,6 triệu đồng để thay mới bình khi bình bị hư. Qua tính toán và khảo sát thực tế, với các loại xe đạp điện loại tốt, bộ ắc quy theo xe chạy được số km là:
- Loại hai bình chạy được 2.000km là phải thay ắc quy. - Loại hai bình chạy được 3.200km là phải thay ắc quy. - Loại hai bình chạy được 4.600km là phải thay ắc quy.
Trong thực tế, bình ắc quy còn dễ bị giảm tuổi thọ hoặc “không đủ mạnh” do những lý do như sau: Chở nặng; sạc ắc quy chưa đủ dung lượng; xe để lâu ngày không sử dụng; điều khiển xe ở tốc độ cao; không đạp phụ cho lúc khởi động.
Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp thiết bị tự động ngắt điện khi bình đã đủ điện hoạt động không chính xác (nhất là khi bình ắc-quy bị cũ) dễ làm giảm tuổi thọ ắc quy.
Ngoài ra, loại xe dùng 2 hoặc 3 bình với động cơ 250w điện áp thấp còn có thêm nhược điểm là khi sạc, dòng phải lớn làm cho ắc-quy bị nóng và sunfat nhanh cũng dẫn tới giảm tuổi thọ ắc quy.
Những việc nêu trên khiến xe đạp điện buộc phải thay bình (ắc quy) thường xuyên trong thời gian ngắn. Từ đó, lợi ích kinh tế của XĐĐ bị giảm sút hay nói cách khác, dùng xe đạp điện tưởng lợi mà hoá ra… không lợi chút nào so với việc dùng xe gắn máy chạy xăng thông thường về mặt kinh tế. Ngoài ra việc sử dụng nhiều ắc quy dẫn đến thường xuyên thay bình ắc quy gây ảnh hưởng lớn tới môi trường.
Việc bùng nổ sử dụng xe đạp điện có thể làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường thông qua các làng nghề tái chế ắc quy. Với số lượng xe đạp điện tăng lên từng ngày ước tính ở Việt Nam có hàng triệu chiếc xe đạp điện trong 1-2 năm tới như vậy sẽ có đến hàng chục triệu ắc quy được thải bỏ ra môi trường hàng năm. Đây là số lượng rất lớn có nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường. Những năm tới đây việc quản lý và thu hồi ắc quy xe đạp điện sẽ là bài toán cho các nhà quản lý. Tính ngay đến việc xử lý chất thải nguy hại do loại xe này gây ra. Nếu
việc xử lý chất thải nguy hại không đáp ứng được nhu cầu sử dụng xe đạp điện thì tiềm ẩn những nguy cơ lớn đối với môi trường.
Nghị định 132/2008/NĐ-CP quy định việc quản lý chất lượng mặt hàng xe đạp điện thuộc Bộ GTVT. Việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm này cũng do Bộ GTVT thực hiện. Theo Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT), xe đạp điện nằm trong Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, nhưng hiện vẫn chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn để quản lý loại hình phương tiện này. Thời gian tới, Bộ GTVT mới ban hành Thông tư về kiểm tra chất lượng và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia dùng làm căn cứ để quản lý và kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe đạp điện.