M Ở ĐẦU
c. Sự lưu tồn lân trong đất
3.3.3 Hàm lượng lân và sự hấp thu trong hạt bắp giữa các nghiệm thức tạ
nghiệm ngoài đồng vụ 4, năm 2012
Hạt là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng sinh trưởng của bắp, cũng là một chỉ tiêu để đánh giá năng suất của cây, hàm lượng lân trong hạt thường cao hơn các bộ phận khác của cây. Hàm lượng lân và hấp thu trong hạt tại thí nghiệm ngoài đồng ở Chợ Mới –An Giang được trình bày trong Bảng 3.4
Bảng 3.4: Hàm lượng lân và hấp thu lân trong hạt bắp Nghiệm thức
(kg P2O5/ha)
%P2O5 Sinh khối (kg/ha) Hấp thu trong hạt (kg/ha)
0 1,02(±0,1) 3981,7 17,80(±0,1)
45 1,10(±0,1) 5849,0 25,51(±0,1)
Dựa vào bảng 3.4, cho thấy trong thí nghiệm ngoài đồng, hàm lượng lân trong hạt khá cao so với các bộ phận khác trong cây, cho thấy hạt là bộ phận hấp thu nhiều chất dinh dưỡng trong cây nhất. Trong nghiệm thức không bón lân 0 kg P2O5/ha hàm lượng lân đạt 1,02% P2O5, nghiệm thức có bón lân 90 kg P2O5/ha có hàm lượng lân là thấp trong ba nghiệm thức đạt 0,94% P2O5, nghiệm thức có bón lân 45 kg P2O5/ha là cao với hàm lượng là 1,10% P2O5. Tuy nhiên, theo kết quả thí nghiệm của Đặng Duy Minh và Phan Thanh Bằng (2008), hàm lượng lân trên hạt ở hai xã Hòa Tân và Châu Điền, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh ở nghiệm thức 0 kg P2O5/ha tương ứng 1,13% và 1,58% P2O5, ở nghiệm thức 90 kg P2O5/ha tương ứng của hai xã là 1,20% và 1,53% P2O5. Điều này cho thấy ở nghiệm thức không bón và có bón lân trong vụ xuân-hè, hàm lượng lân trong hạt dao động 0,94-1,10% P2O5 thấp hơn so với thí nghiệm trước 1,13-1,58% P2O5.
Hấp thu của hạt trong nghiệm thức có bón lân 45 kg P2O5/ha ở mức cao nhất 25,51 kg/ha, nghiệm thức không bón lân 0 kg P2O5/ha hấp thu hạt đạt 17,80 kg/ha, còn nghiệm thức có bón lân 90 kg P2O5/ha có hấp thu thấp nhất 19,67 kg/ha.
3.3.4 Hàm lượng lân và sự hấp thu trong lõi (cùi bắp) giữa các nghiệm thứctrong thí nghiệmngoài đồng vụ 4, năm 2012