M Ở ĐẦU
c. Sự lưu tồn lân trong đất
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT VỀ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT Ở
ĐỒNG TRONG VỤ 3 VÀ VỤ 4 TRÊN BẮP NẾP LAI
Qua kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Phước (vụ đông-xuân, 2012), chiều cao cây và đường kính của cây ở các nghiệm thức có bón lân và không bón khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cho thấy không có sự khác biệt về mặt sinh trưởng của cây ở nghiệm thức không bón và bón phân lân.
Thí nghiệm ngoài đồng của Võ Nguyên Thạch (vụ 4, 2012), ở các giai đoạn 10, 20, 30, 40 NSKG thì chiều cao và đường kính thân cây bắp ở các nghiệm thức có bón lân và không bón không có sự khác biệt về mặt thống kê. Do đó trong điều kiện thí nghiệm đất có hàm lượng lân dễ tiêu trung bình có thể đã cung cấp đủ lân cho cây trồng nên việc bón lân không làm gia tăng chiều cao và đường kính. Về năng suất, trên diện tích bắp trồng thí nghiệm ngoài đồng thì năng suất trái tươi nguyên vỏ có xu hướng tăng ở nghiệm thức có bón lân 45 kg P2O5/ha là 11.44 tấn/ha, thấp hơn là nghiệm thức bón 90 kg P2O5/ha là 11.20 tấn/ha và nghiệm thức không bón lân đạt 11.13 tấn/ha nhưng năng suất không khác biệt về mặt thống kê. 3.2 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THU HÚT CỦA LÁ BẮP TỪ ĐẤT TRONG THÍ NGHIỆM NGOÀI ĐỒNG VỤ ĐÔNG XUÂN TẠI CHỢ MỚI-AN GIANG.
Qua kết quả ở Bảng 3.1 cho thấy hàm lượng lân ở lá đối diện mang trái giữa 3 nghiệm thức 0 (không bón lân), 45 (bón 45 kg P2O5/ha) và 90 (bón 90 kg P2O5/ha) không khác biệt về mặt thống kê.
Bảng 3.1: Hàm lượng lân trong láđối diện mang trái (%P2O5) Nghiệm thức (kg P2O5/ha) Hàm lượng lân % P2O5 0 0,85(±0,1) a 45 0,87(±0,1) a 90 0,85(±0,1) a
Lượng lân trong lá trung bình của nghiệm thức 0 kg P2O5/ha 0,85% P2O5. Ở nghiệm thức 45 kg P2O5/ha hàm lượng lân trong lá trung bình đạt 0,87% P2O5,và ở nghiệm thức 90 kg P2O5/ha, hàm lượng lân trong lá đạt trung bình 0,85% P2O5. Kết quả nghiên cứu của Dierolf và ctv, (2001) cho rằng nếu hàm lượng lân trong lá bắp lai < 0,57% P2O5thì không đáp ứng đủ cho cây, hay còn gọi là ngưỡng thiếu lân của cây bắp. Như vậy các nghiệm thức không bón lân và có bón lân tại điểm thí nghiệm này đều cao hơn 0,57% P2O5 có nghĩa là vẫn đủ đáp ứng cho cây sử dụng, tương tự các nghiệm thức có bón lân cũng đều đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng lân của cây bắp.
Theo ghi nhận của Dương Minh (1999) cho thấy: bắp thiếu lân khi lượng P ở mức độ 0,25% P2O5, ở 0,39% P2O5 là thấp và ở mức 0,45-1,05 % P2O5 là trung bình, từ nhận định trên cho thấy hàm lượng lân trên lá của cây bắp nếp tại điểm thí nghiệm ngoài đồng Chợ Mới – An Giang (vụ 3) nằm ở mức trung bình. Vì vậy, có thể kết luận rằng hiệu quả của phân lân vẫn còn lưu tồn trong đất đủ cho cây sử dụng.