Thí nghiệm 1: khảo sát ảnh hưởng của liều lượng phân lân lên hàm lượng

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng và sự thu hút lân trên cây bắp nếp lai f1mx10 (zea mays l) trồng ngoài đồng tại xã mỹ an, huyện chợ mới, tỉnh an giang ở vụ 3 và vụ 4, năm 2012 (Trang 30 - 32)

M Ở ĐẦU

2.1Thí nghiệm 1: khảo sát ảnh hưởng của liều lượng phân lân lên hàm lượng

c. Sự lưu tồn lân trong đất

2.1Thí nghiệm 1: khảo sát ảnh hưởng của liều lượng phân lân lên hàm lượng

lân trong lá bắp

Hàm lượng lân trong lá được khảo sát bằng cách lấy mẫu lá trong thí nghiệm ngoài đồng được thực hiện bởi Nguyễn Văn Phước (vụ đông-xuân, 2012)

- Địa điểm thí nghiệm: Đất phù sa ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang được phân loại là đất phù sa ít được bồi có tầng Molic (Molic -Fluvic-Gleysols), sa cấu thịt có hàm lượng lân dễ tiêu vào khoảng 21,3 mgP/kg, được đánh giá là đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao .

- Thời gian thực hiện thí nghiệm: Thí nghiệm trồng bắp được thực hiện từ 31/12/2011 đến 3/3/2012 (vụ 3) tại hộ nông dân Trần Thanh Hải ở xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

- Mẫu phân tích: mẫu phân tích là mẫu lá đối diện lá mang trái ở giai đoạn phun râu của các nghiệm thức như sau:

Các nghiệm thức lân: NT1: 0 kg P2O5/ha NT2: 45 kg P2O5/ha NT3: 90 kg P2O5/ha

Mẫu bắp của vụ đông-xuân phân tích 3 nghiệm thức x 4 lần lặp lại= 12 mẫu

- Phương pháp lấy mẫu: là lấy mẫu lá đối diện và phía dưới bắp, vào thời kỳ phun râutheo chuẩn đoán của Dierolf và ctv. 2001

Mẫu lá đối diện lá mang trái sau khi lấy được phơi khô, sấy ở 700C và đem nghiền nhỏ và tiến hành vô cơ hóa mẫu để xác định lượng lân trong lá. Mẫu được lấy 4 lần lặp lại để phân tích hàm lượng lân trong lá.

-Thời gian thu mẫu:là thời kì phun râu (40 ngày sau khi gieo)

- Chỉtiêu khảo sát: Phân tích hàm lượng lân tổng số trong lá đối diện mang trái

-Phương pháp phân tích hàm lượng lân:

Quá trình vô cơ hóa mẫu: Cân 0,3g mẫu thực vật vào bình tam giác 100ml chịu nhiệt, thêm vào khoảng 3,3- 4ml hỗn hợp oxy hóa mẫu, dùng phễu thủy tinh đậy nắp lại, để qua đêm sau đó đem đi vô vơ hóa mẫu. Đốt nóng mẫu trên bếp điện ở nhiệt độ 180oC trong khoảng 1 giờ, để nguội và thêm 3-5 giọt H2O2 30% và tiếp tục đun nóng cho đến khi xuất hiện khói trắng. Lặp lại tiến trình này cho đến khi mẫu trắng hoàn toàn.

Mẫu sau khi công phá, thêm vào khoảng 10ml nước cất, lắc nhẹ cho tan mẫu. Chuyển mẫu vào bình định mức 50ml bằng cách lọc qua giấy lọc, thêm nước cất đến vạch, đậy nắp, lắc đều. Từ bình định mức 50ml dùng pipet hút Vml mẫu (dung dịch trích) nếu:

- Vml > 5ml : thêm vào 3 giọt phenolphtalein, tiếp tục thêm vào từ từ dung dịch NaOH 10% cho đến khi dung dịch xuất hiện màu hồng, nhỏ vài giọt H2SO4 cho đến khi dung dịch mất màu hồng. Cho thêm 8ml dung dịch B, dùng nước cất lên định mức, lắc đều, để ổn định khoảng 10-15 phút, sau đó đem đo trên máy so màu ở bước sóng 720nm

- Vml ≤ 5ml : thêm vào 8ml dung dịch B, dùng nước cất lên định mức 50ml, đậy nắp lắc đều, để ổn định khoảng 10-15 phút, sau đó đem đo trên máy so màu ở bước sóng 720nm.

Thực hiện tương tự đối với mẫu đối chứng (mẫu Blank)

-Phương pháp xửlý sốliệu:

Số liệu được xử lý bằng phần mềm excel và sử dụng phần mềm thống kê Minitab 13 để phân tích ANOVA xác định sự khác biệt về hàm lượng lân trong lá giữa các nghiệm thức có bón và không bón lân và sử dụng phương pháp Tukey.

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng và sự thu hút lân trên cây bắp nếp lai f1mx10 (zea mays l) trồng ngoài đồng tại xã mỹ an, huyện chợ mới, tỉnh an giang ở vụ 3 và vụ 4, năm 2012 (Trang 30 - 32)