Nhu cầu dinh dưỡng của cây bắp:

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng và sự thu hút lân trên cây bắp nếp lai f1mx10 (zea mays l) trồng ngoài đồng tại xã mỹ an, huyện chợ mới, tỉnh an giang ở vụ 3 và vụ 4, năm 2012 (Trang 27 - 30)

M Ở ĐẦU

1.2.3Nhu cầu dinh dưỡng của cây bắp:

c. Sự lưu tồn lân trong đất

1.2.3Nhu cầu dinh dưỡng của cây bắp:

Bắp là cây cần rất nhiều chất dinh dưỡng, muốn đạt năng suất cao phải trồng bắp trên các loại đất giàu chất dinh dưỡng. Nếu đất trồng thiếu chất dinh dưỡng phải tiến hành bón phân bổ sung để cây phát triển tốt, đạt năng suất cao. Một vụ bắp muốn đạt năng suất 9,5 tấn hạt/ha cần lấy từ đất 191 kg N, 89 kg P2O5, 235 kg K2O.

Theo Dương Minh (1999), cây bắp cần rất nhiều đại dưỡng tố như N, P, K, Mg, Ca ít nguyên tố vi lượng như Bo, Cu, Zn, Mn, Fe, Mo…

Đạm là nguyên tố ảnh hưởng quan trọng đến các quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất bắp. Dạng phân đạm bón lót tốt nhất cho bắp là amôn nitrat hay sunphat amôn, urea cũng tốt nhưng hạn chế bởi quá trình bay hơi. Các giống bắp ở ĐBSCL thường có hàm lượng N ở lá xanh chiếm khoảng 1,8 % trọng lượng khô (Dương Minh, 1999).

Cây bắp cần nhiều K trong giai đoạn tăng trưởng tích cực, mỗi cây có thể hút 0,67g. Phân tích lá cho thấy cây bắp thiếu K khi lá chỉ chứa 0,58-0,78% K, trung bình 0,74-5,8% (Dương Minh, 1999). Loại kali thường bón cho bắp là kaliclorua vừa phù hợp lại rẻ nhất, trừ khi đất thiếu lưu huỳnh thì có thể bón kali sunphat thì có thể đáp ứng cả K và S. (Nguyễn Như Hà, 2006)

Theo Nguyễn Như Hà các ảnh hưởng xấu của đất có pH thấp đối với cây bắp có lẽ chủ yếu là do Al3+ di động cao. Khi đất có pH 4,5 – 4,7 bón vôi cho đất có

không cần phải bón vôi, do ở pH trên, Al3+di động đã bị cố định hết, không còn gây tác hại lớn cho bắp.

Dạng phân lân thường bón cho cây bắp là các loại super hòa tan hay amôn photphat.

Bảng 1.2: Lượng NPK bón cho từng giống bắp trên từng loại đất khác nhau

Loại đất Loại bắp Lượng bón (kg/ha)

N P2O5 K2O

Đất phù sa

Bắp lai 160 – 200 60 – 90 60 – 80

Bắp thường 120 – 150 50 – 70 40 – 60

Bắp rau (thu non) 100 – 120 40 – 60 40 – 60 Đất xám,

cát

Bắp lai 140 – 180 80 – 100 90 – 120

Bắp thường 120 – 140 60 – 90 80 – 100

Bắp rau (thu non) 100 – 120 40 – 60 40 – 60 Đất đỏ

vàng

Bắp lai 160 – 200 80 – 100 80 – 100

Bắp thường 120 – 150 60 – 80 40 – 60

Bắp rau (thu non) 100 – 120 40 – 60 40 – 60

(Nguồn: Nguyễn Xuân Trường, 2000) Đơn vịtính kg/ha

Theo Trần Văn Hiến (2007) trên các loại đất, nếu có điều kiện cần bón 5 -10 tấn phân hữu cơ trên ha. Lượng N-P-K bón theo công thức 140 kg N - 60 kg P2O5– 40 kg K2O tương đương với 330 kg Urea, 370 kg Super lân, 80 kg KCl/ha. Có thể dùng phân hỗn hợp như 16-16-8 hoặc 20-20-0 với lượng 200 kg/ha để bón lót cho cây, kết hợp với 200 kg Urea để bón thúc.

Khi tính tỷ lệ các nguyên tố tỷ lệ N:P:K phù hợp cho bắp, thường dựa vào các chất dinh dưỡng có trong đất. Trong thực tế có thể dựa vào việc chuẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng qua lá của cây bắp để xác định nhu cầu phân bón.

Theo Nguyễn Như Hà các ảnh hưởng xấu của đất có pH thấp đối với cây bắp có lẽ chủ yếu là do Al3+ di động cao. Khi đất có pH 4,5 – 4,7 bón vôi cho đất có hiệu lực cao nếu lượng vôi đủ trung hòa ½ độ chua thủy phân của đất. Ở pH ≥ 5 không cần phải bón vôi, do ở pH trên, Al3+di động đã bị cố định hết, không còn gây tác hại lớn cho bắp.

Dạng phân lân thường bón cho cây bắp là các loại super hòa tan hay amôn photphat.

Dựa vào bảng chuẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng qua lá của cây bắp mà ta có thể biết được cây bắp thiếu hay đủ dinh dưỡng:

Bảng1.3: Chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng qua lá của cây bắp Loại dinh dưỡng Bộ phận và thời gian lấy mẫu phân tích

Hàm lượng dinh dưỡng (% chất khô)

Bắp lai Bắp thường Thiếu Đủ Thiếu Đủ N Lá đối diện và phía dưới bắp, vào thời kỳ phun râu < 2.9 3-5 < 2.5 3-4 P < 0.25 0.3-0.6 < 0.25 0.3-0.5 K < 1.5 1.8-2.6 < 1.3 1.7-3.0 Ca < 0.3 0.3-1.0 < 0.2 0.3-1.0 Mg < 0.15 0.2-0.6 < 0.15 0.2-0.5 S < 0.15 0.2-0.3 < 0.15 0.2-0.3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 2:PHƯƠNG TIỆN VÀPHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng và sự thu hút lân trên cây bắp nếp lai f1mx10 (zea mays l) trồng ngoài đồng tại xã mỹ an, huyện chợ mới, tỉnh an giang ở vụ 3 và vụ 4, năm 2012 (Trang 27 - 30)