thiếu một số quy chế quản lý nhà nước; phân cấp quản lý chất thải còn chồng chéo.
Xuất phát từ hiện trạng và những tồn tại nêu trên, đề tài đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp khắc phục các tồn tại đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTR của tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới như sau:
+ Đã dự báo về tổng lượng CTR (sinh hoạt, công nghiệp và y tế) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025 là 3.691,9 tấn/ngày Chất thải rắn thông thường và 434,8 tấn/ngày chất thải nguy hại.
+ Đề xuất điều chỉnh một số quyết định nhằm phù hợp cho thực tế như Quyết định số 09/2010/QĐ-UBND ngày 12/4/2010 của UBND tỉnh Hưng yên về việc quy định mức, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Một số hoạt động tăng cường cụ thể lý cho từng cơ quan.
+ Đề xuất các phương án thu gom phân loại tại nguồn chất thải rắn sinh hoạt; Các giải pháp áp dụng để xử lý loại chất thải này là sản xuất phân hữu cơ, chôn lấp hợp vệ sinh.
+ Đề xuất giải pháp tiêu thụ sản phẩm phân hữu cơ tồn đọng bằng cách liên kết với cơ sở sản xuất phân sinh học trên địa bàn tỉnh.
+ Đề xuất một số mô hình thu gom, tuần hoàn, tái sử dụng đối với rác thải sinh hoạt nông thôn, CTR công nghiệp
+ Đề xuất đơn vị quản lý CTR làng nghề trong thời gian tới
2. Kiến ngh
Trên cở sở đánh giá một cách tổng thể về quy hoạch quản lý chất thải rắn của tỉnh Hưng Yên và hiện trạng quản lý chất thải rắn của tỉnh Hưng Yên năm 2013, 2014, đề tài xin đưa ra một số kiến nghị sau:
- Tỉnh Hưng Yên cần điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn và đẩy nhanh việc ứng dụng đề án ”Quy hoạch quản lý chất thải rắn cho tỉnh Hưng Yên đến năm 2025”.
- UBND tỉnh Hưng Yên cần chỉnh sửa, bổ sung một số quyết định, quy chế đã ban hành cho phù hợp với từng thời điểm, từng đối tượng cụ thể; Phân trách nhiệm quản lý CTR cụ thể đối với từng cơ quan quản lý nhà nước.