II Các đơn v vừa thu gom, vận chuyển và xử lý
Dự báo tổng khối lƣợng CTR đến năm 2025 đƣợc thể hiện tổng quát dƣới đây Bảng 25: Lƣợng CTR dự báo đến năm
Bảng 25: Lƣợng CTR dự báo đến năm 2025 Đơn vị: Tấn/ngày TT Loại chất thải rắn Khối lƣợng CTR phát sinh Khối lƣợng CTR nguy hại phát sinh
Năm 2017 Năm 2025 Năm 2017 Năm 2025
1 Sinh hoạt 1.097,5 1.208,0 0 0
2 Công nghiệp 988.3 2475 173,3 433,2
5 Y tế 2,9 8,9 0,5 1,6
Tổng
Lượng CTR sinh hoạt dự báo của tác giả thấp hơn so với dự báo trong quy hoạch, CTR y tế và Công nghiệp tác giả dự báo cao hơn so với dự báo trong quy hoạch. Tuy nhiên số lượng CTR công nghiệp cần được phân loại, tái sử dụng còn là tiềm năng rất lớn, CTR Y tế sử dụng biện pháp đốt tại chỗ là chính.
3.2 Nhận xét, đánh giá quy hoạch quản lý chất thải rắn của tỉnh và đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hƣng Yên đến năm 2025. pháp thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hƣng Yên đến năm 2025.
3.2.1 Nhận xét và đánh giá
Việc quy hoạch cơ bản đảm bảo đúng các tiêu chí quy định của nhà nước cũng như cơ bản phù hợp với điệu kiện của địa phương. Tuy nhiên sau hơn một năm quyết định phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên đã phát huy được những mặt tích cực và bên cạnh đó cũng bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục.
- Thuận lợi: từ khi quy hoạch quản lý chất thải rắn của tỉnh Hưng Yên được phê duyệt đã có tác động tích cực đến việc quản lý chất thải rắn trong toàn tỉnh, cụ thể như: các ngành đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, các huyện cũng đã xây dựng quy hoạch quản lý chất thải rắn của huyện, công tác tuyên truyền, phổ biến về bảo vệ môi trường cũng được thường xuyên hơn và đại đa số người dân cũng đã nhận thức sâu sắc, quan tâm, hưởng ứng một cách tích cực.
- Hạn chế, tồn tại
+ Về cơ chế chính sách: Các đề xuất con mang tính hình thức, chung chung, chưa cụ thể hóa nên khó triển khai trên thực tế, công tác thanh tra kiểm tra chưa được tăng cường.
+ Về quan điểm kỹ thuật
Trên thực tế hiện nay so với thời điểm phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn đã có những thay đổi do đó việc quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh chưa phù hợp với thực tế cụ thể như: Việc xây dựng và nâng cấp 04 khu xử lý chất thải nguy hại, sản xuất phân vi sinh, chôn lấp hộp vệ sinh có xử lý nước rác: xây dựng nhiều khu xử lý chất thải nguy hại hết sức tốn kém về mặt kinh tế, có nguy cơ rủi do cao về vấn đề sự cố môi trường ở các khu xử lý, chưa tận dụng hết vị trí địa lý như việc tận dụng đơn vị xư lý chất thải nguy hại của tỉnh Hải Dương, xây dựng nhiều nhà máy sản xuất phân vi sinh trên thực tế phân vi sinh tiêu thụ rất chậm mà chưa có giải pháp cụ thể; đã có 05 xã của hai huyện Tiên Lữ và Kim Động được sáp nhập về thành phố Hưng Yên. Việc phân loại tại nguồn các chất thải
rắn vẫn chưa được thực hiện, tỷ lệ thu gom CTR ở nông thôn vẫn còn thấp, các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp quản lý chất thải rắn còn nhiều hạn chế như chưa phân loại tại nguồn, chưa ký với đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển theo quy định.
Đánh giá về một số chỉ tiêu của bản quy hoạch
Trước hết các chỉ tiêu đặt ra dựa trên cơ sở của các chỉ tiêu của chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên đối với tỉnh Hưng Yên đây là một thách thức rất lớn.
Ví dụ
Với CTRSH độ thị tới năm 2017 tỷ lệ thu gom đạt tối thiểu 90% trong khi hiện nay ở phần hiện trạng tỷ lệ này ở thành phố Hưng Yên là đạt gần 100% còn các thị trấn ở 9 huyện mới chỉ đạt 52 ÷ 80%. Còn CTRSH nông thôn hiện tỷ lệ thu gom của 9 huyện chỉ đạt 25÷62% trong khi chỉ tiêu đặt ra năm 2017 là 80%.
Với tỷ lệ tái chế, tái sử dụng, làm phân compost, chôn lấp HVS, đốt thu hồi năng lượng chỉ tiêu đặt ra năm 2017 đạt 85% trong khi hiện trạng của tỉnh Hưng Yên là tái chế tái sử dụng hoàn toàn do các tư nhân và làng nghề thực hiện đạt khoảng 8%, làm phân compost thì hoàn toàn chưa có, đốt CTR thu hồi năng lượng cũng chưa có, còn chôn lấp CTR đa phần là không hợp vệ sinh.
Đánh giá về mục tiêu phân loại CTR tại nguồn
Mục tiêu phân loại CTR tại nguồn được đặt ra với tất cả các loại CTR (CTRSH; CTRCN, CTRYT, CTRXD, CTRNN,….). Điều này hoàn toàn đúng đắn nhằm đẩy mạnh việc tái sử dụng, tái chế cũng như nâng cao hiệu quả cho làm phân hữu cơ, đốt thu hồi năng lượng và giảm lượng chất thải cần chôn lấp. Đây cũng là xu thế chung của quản lý CTR hiệu quả của các nước như Châu Âu, Mỹ, Nhật, Canada, Singapor,…
Ở phần hiện trạng cho thấy việc phân loại CTRSH tại nguồn chưa được thực hiện ở tỉnh Hưng Yên. Với CTRCN đã được thực hiện một phần ở các cơ sở công nghiệp đặc biệt là các cơ sở của nước ngoài của Nhật,… và CTRYT ở các bệnh viện lớn trong tỉnh. Tuy nhiên trong quy hoạch mới chỉ đề ra có tính nguyên tắc chứ chưa cụ thể.
Tác giả luận văn xin tính toán chi tiết về số lượng thiết bị để thực hiện phân loại CTR tại nguồn cho Thành phố Hưng Yên và Huyện Phù Cừ để làm chi tiết hơn vấn đề phân loại CTR tại nguồn của bản quy hoạch (xem phần đề xuất quản lý cho từng loại CTR ở dưới)
Đánh giá về quy hoạch các khu xử lý tập trung
Quy hoạch các khu xử lý CTR cần được thực hiện một cách khoa học, khách quan, tạo ra sự đồng thuận của dân chúng khi dựa vào việc đánh giá sự phù hợp của các địa điểm dự kiến quy hoạch theo các nhóm tiêu chí dựa trên thông tư liên tịch số 01/201/TTLTBKHCNMT-BXD ngày 18/1/2001 của Bộ khoa học – công nghệ môi trường và Bộ xây dựng về hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải.
* Nguyên tắc lựa chọn
Việc lựa chọn địa điểm xây dựng các khu vực xử lý tổng hợp chất thải rắn phải căn cứ chủ trương phát triển của tỉnh, đồng thời đảm bảo được sự phát triển bền vững trên cơ sở xem xét các tiêu chí sau:
- Nhóm tiêu chí về môi trường vật lý: đảm bảo phù hợp về địa hình, thuỷ văn; địa chất công trình; khí hậu; địa chất thuỷ văn; không ảnh hưởng đến tài nguyên khoáng sản. công trình; khí hậu; địa chất thuỷ văn; không ảnh hưởng đến tài nguyên khoáng sản.