Hiện trạng phân loại, tái chế, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại tỉnh Hưng Yên.

Một phần của tài liệu Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh hưng yên đến năm 2025 (Trang 44 - 53)

- Thành phần chất thải rắn

2.2.2 Hiện trạng phân loại, tái chế, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại tỉnh Hưng Yên.

Hưng Yên.

a) Chất thải rắn sinh hoạt

- Hiện trạng phân loại, tái chế, tái sử dụng CTR

Hầu hết người dân đô thị và nông thôn đều có thói quen tích trữ các loại vỏ bao bì chứa đựng (vật liệu thủy tinh, nhựa…) để tái sử dụng hoặc những sản phẩm gia dụng hỏng không còn sử dụng được để bán lại cho người thu mua đồng nát, tận dụng thức ăn thừa để chăn nuôi gia súc, gia cầm… Do đó, việc phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn tuy chưa được thực hiện chính thức nhưng đã được thực hiện tự phát với hiệu quả khá cao tại hầu hết các vùng nông thôn. Vì vậy, chất thải sinh hoạt của các khu vực nông thôn còn lại chủ yếu có thành phần chất vô cơ không thể tái chế, tái sử dụng.

Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện có dự án thí điểm phân loại, xử lý rác hữu cơ tại nguồn tại thôn Tiên Cầu, xã Hiệp Cường, huyện Kim Động đi vào hoạt động có hiệu quả. Bước đầu đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân. Hàng ngày các loại chất thải sinh hoạt trong gia đình được thu gom và phân loại gồm: cơm thừa canh cặn và rau quả hư hỏng sẽ được cho vào thùng và tưới chế phẩm vi sinh vào lớp phế thải và đậy nắp kín, sau thời gian khoảng 30 ngày, chất thải sẽ được các loại vi sinh vật phân huỷ thành phân hữu cơ, sử dụng để cải tạo chất lượng đất. Từ khi mô hình được triển khai, ý thức người dân tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường đã được tăng lên, tình trạng người dân đổ rác tràn lan ra đường đã giảm đáng kể, đường làng ngõ xóm sạch sẽ hơn trước.

Hình 7: Thùng ủ phân hữu cơ từ CTR sinh hoạt nông thôn tại thôn Tiên Cầu, xã Hiệp Cƣờng, huyện Kim Động

- Hiện trạng thu gom, vận chuyển

Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 2 đơn vị tham gia thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn là công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Công nghiệp 11 (URENCO 11) thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt và công nghiệp và Công ty TNHH một thành viên Môi trường và công trình đô thị Hưng Yên thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hưng Yên, URENCO 11 thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác của các huyện còn lại theo các hình thức sau:

+ Một số huyện thuê hoàn toàn URENCO 11 vận chuyển một phần CTR từ các điểm tập kết trong huyện đến khu xử lý Đại Đồng như huyện Văn Lâm, Văn Giang, Mỹ Hào và Tiên Lữ.

+ Một số huyện tự vận chuyển một phần lên KXL Đại Đồng như huyện Phù Cừ, + Các huyện Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động và Yên Mỹ sử dụng cả 2 hình thức: vừa tự vận chuyển và vừa thuê URENCO 11 vận chuyển.

Tại một số xã ngoại thành thành phố Hưng Yên và 9 huyện còn lại đều đã hình thành các tổ đội vệ sinh môi trường Thống kê trong toàn tỉnh đã thành lập được trên 800 tổ đội vệ sinh môi trường tự quản, đạt gần 100% số thôn có tổ đội, đội vệ sinh môi trường tự quản. Các đội vệ sinh môi trường này được thành lập dưới sự chỉ đạo của xã, thôn để hoạt động thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt trên địa bàn sở tại.Trang thiết bị thường được UBND huyện hoặc UBND xã cung cấp, kinh phí hoạt động như trả lương cho người thu gom, bảo dưỡng trang thiết bị,… được chi trả từ nguồn thu phí của các hộ gia đình.

Hoạt động thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh theo mô hình dưới đây.

Công nhân Thu gom

Tổ thu gom

Hình 8: Mô hình thu gom rác tại khu vực thành phố Hƣng Yên

Khối lượng CTR sinh hoạt đô thị, nông thôn vận chuyển đến khu xử lý thành phố Hưng Yên và Đại Đồng là hỗn hợp các thành phần chưa được phân loại, nhưng việc xử lý CTR tại Đại Đồng cũng không tiến hành phân loại để tách các thành phần có thể tái chế được như túi bóng, nhựa,... mà chôn lấp hợp vệ sinh.

Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên tiến hành thu gom vận chuyển chất thải sinh hoạt trong thành phố Hưng Yên: số lượng công nhân làm nhiệm vụ thu gom rác là 90 người, lương cho phận quét thu gom rác lương bình quân thợ bậc 4.5 được hưởng là: 4.277.500đ, bộ phận san xử lý rác tại bãi rác: Bậc thợ bình quân 4.5/7 nhóm A3 có lương bình quân 4.618.250đ. Nguồn kinh phí cho công tác quét nhặt thu gom rác năm 2014 là 3.462.837.000 đồng.

Phương tiện vận chuyển chất thải đang sử dụng là: 03 xe cuốn ép rác( 01 xe 2,5 tấn; 01 xe 5 tấn; và 01 xe 7 tấn); 01 xe hooklip vận chuyển thùng contener chứa rác (103

), 60 thùng chứa rác công cộng (60l), trang bị thiết bị cho công nhân trực tiếp làm công tác vệ sinh môi trường cơ bản đáp ứng. Khoảng cách trung bình vận chuyển từ các điểm tập kết về Khu xử lý rác thải là từ 15-17km; Tần suất thu gom rác là 2 lần / ngày vào ca sáng và ca tối. Có 24 điểm tập kết rác do công nhân quét rác tiến hành thu gom và 27 điểm tập kết rác do các xã, phường có tổ thu gom được xã hội hóa. Hiện nay còn 4 xã (Hoàng Hanh, Tân Hưng, Hùng Cường, Phú Cường) sáp nhập về thành phố năm 2013 chưa tiến hành thu gom, Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên cùng một số ngành chức năng của thành phố đang tiến hành khảo sát để có đề xuất phương án thu gom.

Việc thu phí công thu gom chất thải trên địa bàn tỉnh áp dụng Quyết định số 09/2010/QĐ-UBND ngày 12/4/2010 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc quy định mức, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, ví dụ mức thu đối với các hộ gia đình từ 2000đ/nhân khẩu đến 3000đ/nhân khẩu.

Về điểm tập kết quy định Đưa về khu chôn lấp CTR TP Hưng Yên Xe ô tô ép rác Xe hooklip Thùng Container chứa rác Chất thải sinh hoạt nội thị Rác thải các xã phường được xã hội hóa Về điểm tập kết quy định Xe ô tô ép rác

Xe thu gom rác đẩy tay

Xe cuốn ép rác

Hình 9: Một số trang thiết bị phân loại, thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt

Mô hình trên thể hiện các huyện tự tổ chức vận chuyển lên KXL Đại Đồng như huyện Phù Cừ.

Hình 10: Mô hình thu gom, vận chuyển CTR do huyện vận chuyển KXL Đại Đồng

Công ty Urenco 11 hoặc UBND các huyện tiến hành thu gom, vận chuyển chất thải hoạt: Phương tiện thu gom vận chuyển: ngoài xe vận chuyển của 8 huyện thực hiện việc thu gom vận chuyển, xe của Công ty Urenco 11: Xe vận chuyển: 27 xe: vận chuyển chất thải rắn cuốn ép xe conteiner thùng rời có hệ thống cuốn ép và hệ thông nâng, hạ đảo thùng container chuyên dùng với các thùng từ 6-24m3

. Điểm tập kết tạm CTR sinh hoạt nông thôn

Thu gom lên xe đẩy tay hằng ngày Bãi chôn lấp thôn hoặc xã Điểm tập kết, trung chuyển xã Khu xử lý Đại Đồng (chôn lấp) Tổ đội vệ sinh thực hiện Tổ đội vệ sinh thực hiện Tổ đội vệ sinh thực hiện Tổ đội vệ sinh thực hiện xe vận chuyển huyện thực hiện Urenco 11 vận chuyển Chất thải rắn không

Lịch thu gom rác chưa phù hợp đôi còn để ảnh hưởng đến môi trường: ví dụ việc chậm tiến hành thu gom, có tổ vệ sinh ở nông thôn mấy ngày mới tiến hành thu gom một lần.

Công nhân thu gom rác ở nông thôn không có lương mà các xã, thôn, xóm tự tiến hành thu tiền sau đó trả công cho các công nhân thu gom, trang bị phương tiện bảo hộ chưa đảm bảo.

Hình 11:Điểm tập kết CTR tại huyện Kim Động

Đa số người dân đều hiểu về công tác bảo vệ môi trường và chấp hành tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số người trong quá trình thực hiện vệ sinh môi trường vẫn có ý thức không tự giác chấp hành như vất rác bừa bãi,…

Từ mô hình trên cho thấy, sau khi CTR được các tổ đội thu gom một phần chuyển đến các bãi chôn lấp của thôn hoặc của xã, một phần chuyển đến các điểm tập kết của xã, sau đó được xe vận chuyển của huyện hoặc xe của URENCO 11 vận chuyển về khu Đại Đồng để xử lý. Tuy nhiên, qua khảo sát điều tra cho thấy một số xã chỉ có các điểm tập kết, mà không có các bãi chôn lấp nên tất cả khối lượng CTR sinh hoạt nông thôn thu gom được đều được vận chuyển lên khu Đại Đồng như xã Minh Châu và xã Liêu Xá huyện Yên Mỹ.

Hình 12: xe ép vận chuyển, ép rác cỡ nhỏ

Hiện nay trong số 9 huyện đã có 8 huyện mua xe ô tô chở rác cỡ nhỏ riêng huyện Văn Lâm do gần Đại Đồng nên kinh phí mua ô tô chuyển sang mua xe chở rác đẩy tay. Tuy nhiên do kinh phí hoạt động cho thu gom, vận chuyển được phân bổ đến cấp xã hoặc kinh phí do xã tự cân đối từ các nguồn thu khác, nên việc thu gom, vận chuyển CTR do xã chủ động. Vì vậy, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có một số huyện tiến hành vận chuyển CTR sinh hoạt thường

xuyên như Văn Lâm, Văn Giang và Mỹ Hào, một số huyện thực hiện vận chuyển định kỳ như Kim Động, Ân Thi. Tuy nhiên, việc thu gom, vận chuyển đến khu xử lý Đại Đồng thường xuyên hay định kỳ cũng chỉ tồn tại ở một số khu vực trong huyện.

Bảng 15: Hiện trạng thu gom CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên Đơn vị: Tấn/ngày TT Đơn vị hành chính Tỷ lệ thu gom (%) Khối lƣợng CTR thu gom, xử lý (tấn/ngày) Khối lƣợng rác chƣa đƣợc thu gom (tấn/ngày) Đô thị Nông

thôn Đô thị Nông

thôn Đô thị Nông thôn

1 TP Hưng Yên ~100 81,17 ~59,44 36,49 0 8,46

2 Huyện Văn Lâm 80 62 15,81 47,49 3,95 29,10

3 Huyện Văn Giang 78 61 8,42 43,10 2,38 27,55

4 Huyện Yên Mỹ 72 59 11,44 46,17 4,45 32,09

5 Huyện Mỹ Hào 71 40 10,56 18,16 4,31 27,24

6 Huyện Ân Thi 52 25 4,77 15,05 4,41 45,15

7 Huyện Khoái Châu 62 32 5,56 28,78 3,40 61,16

8 Huyện Kim Động 71 50 7,01 28,06 2,87 28,06

9 Huyện Phù Cừ 58 28 3,29 11,41 2,39 29,34

10 HuyệnTiên Lữ 61 29 2,93 13,73 1,87 33,62

Tổng cộng 129,24 288,44 30,02 321,77

~417,68 351,80

Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt khoảng ~417,68tấn/ngày đạt trung bình 54%, tỷ lệ chưa thu gom khoảng 351,80 tấn/ngày đạt 46%, trong đó: tại các khu vực đô thị đạt từ 52 – 80%, riêng nội thành thành phố Hưng Yên đạt ~ 100%, tỷ lệ thu gom tại các khu vực nông thôn còn thấp, chỉ đạt từ 25– 62%,riêng khu vực ngoại thành thành phố Hưng Yên có tỷ lệ thu gom khoảng đạt 81,17%. Ngoài ra thành phố được mở rộng địa giới hành chính tiếp nhận thêm 05 xã của huyện Tiên Lữ và Kim Động. Hiện nay mới tiến hành xã hội hóa việc thu gom CTR sinh hoạt 1/5 xã trên, còn lại 4/5 xã đang trong giai đoạn khảo sát cho quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý.

CTR trước khi vận chuyển tới KXL Đại Đồng được tập kết tại các điểm tập kết CTR tại các thôn, xã, một số vấn đề còn tồn tại đối với các điểm tập kết này như: các điểm tập kết tạm nằm ngay trên đường giao thông, gây cản trở cũng như mất mỹ quan cho việc đi lại,

một số điểm tập kết khác do khối lượng CTR không được thu gom thường xuyên nên ứ đọng, ô nhiễm.

Năm 2012, tỉnh Hưng yên đã xây dựng và thử nghiệm 02 đề án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt trong ngày tại xã Đình Dù và xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm. Kết quả cho thấy đã có nhưng hiệu quả tích cực trong việc cải thiện chất lượng môi trường.

Phương tiện vận thu gom vận chuyển tại huyện Kim Động Phương tiện thu gom vận chuyển và điểm tập kết CTR tại huyện Mỹ Hào

Hình 13: Phƣơng tiện thu gom vận chuyển CTR nông thôn tại tỉnh Hƣng Yên

- Hiện trạng xử lý CTR sinh hoạt

Công nghệ xử lý CTR áp dụng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên chủ yếu là chôn lấp. Toàn tỉnh hiện có 2 BCL có quy mô lớn, hợp vệ sinh là BCL rác của thành phố Hưng Yên do Công ty TNHH một thành viên Môi trường và công trình đô thị quản lý và KXLCTR Đại Đồng do URENCO 11 quản lý. Trong toàn tỉnh còn tồn tại một hệ thống các bãi chôn lấp quy mô nhỏ ở các thôn, xã. Hầu hết các bãi rác quy mô thôn, xã đều không hợp vệ sinh, không có lớp lót đáy, chỉ có các bãi rác do tỉnh hỗ trợ xây dựng tường rào bao quanh, còn lại hầu hết đều chỉ ở dạng đào hố và đổ rác.

Chất thải sinh hoạt được xử lý tại khu xử lý chất thải của thành phố Hưng Yên diện tích 12,55 ha (giai đoạn 2 mở rộng thêm khoảng 11,4 ha) với công suất xử lý là 100 tấn/ngày.đêm, hiện nay tiếp nhận và xử lý khoảng 70 - 75 tấn rác/ngày.đêm.

Chất thải sinh hoạt được xử lý tại Khu xử lý chất thải Đại Đồng – Văn Lâm với công suất xử lý 200 tấn/ ngày.đêm, hiện mới đạt khoảng 25% công suất, chủ yếu là xử lý chất thải tồn đọng ở các huyện và chất thải của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năm 2011 xử lý được 18.039 tấn chất thải sinh hoạt, tương đương 49 tấn/ngày. Số liệu thực hiện từng huyện ở bảng bên.

Bảng 16: Tổng hợp rác sinh hoạt tồn đọng các huyện 2011 đƣợc thu gom, vận chuyển về

khu xử lý chất thải Đại Đồng

STT Huyện Khối lƣợng (tấn) 1 Văn Lâm 6014,777 2 Mỹ Hào 1593,280 3 Yên Mỹ 1554,160 4 Ân Thi 1672,820 5 Tiên Lữ 2787,780 6 Kim Động 1024,540 7 Văn Giang 3391,910 8 Phù Cừ 0 9 Khoái Châu 0 Tổng 18.039,267

Khối lượng CTR sinh hoạt đô thị, nông thôn vận chuyển đến khu xử lý thành phố Hưng Yên và Đại Đồng là hỗn hợp các thành phần chưa được phân loại, nhưng việc xử lý CTR tại Đại Đồng cũng không tiến hành phân loại để tách các thành phần có thể tái chế được như túi bóng, nhựa.... mà chôn lấp hợp vệ sinh.

Hình 14: Xử lý CTR sinh hoạt bằng phƣơng pháp chôn lấp HVS tại KXL Đại Đồng

Khu xử lý chất thải Đại Đồng huyện Văn Lâm của Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp Đại Đồng 11 (Urenco11) có công suất xử lý rác 200 tấn/ngày, có khả

năng tiếp nhận rác của toàn tỉnh. Hiện nay mới thực hiện việc thu gom, vận chuyển xử lý rác của 9 huyện với tổng lượng rác thải khoảng 35.000 tấn. Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, kết hợp công nghệ xử lý nước rác (theo kiểu Lý-hóa-sinh)

+ Chất thải rắn được xử lý phân tán

Lượng CTR chuyển tới chôn lấp tại KXL Đại Đồng chỉ giải quyết một lượng nhỏ CTR phát sinh. Lượng CTR còn lại được các huyện thực hiện chôn lấp kết hợp với đốt thủ công CTR sinh hoạt đô thị, nông thôn tại các bãi chôn lấp thôn, xã, một số khu vực dân cư thưa thì các hộ gia đình tự tiêu hủy bằng cách đốt hoặc đào hố chôn lấp. Các vị trí xử lý quy mô thôn thường có diện tích từ khoảng hơn 300-800 m2, quy mô xã thường khoảng hơn 500-2500 m2, số lượng bãi rác tại các đơn vị hành chính thể hiện ở bảng dưới đây.

b) Chất thải rắn công nghiệp

* Hiện trạng thu gom, vận chuyển:

Các chủ đầu tư hạ tầng KCN không tổ chức thu gom, xử lý chất thải rắn tập trung nên thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp tại các KCN, CCN ở Hưng Yên

Một phần của tài liệu Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh hưng yên đến năm 2025 (Trang 44 - 53)