- Số phương tiện rác cần trang bị thêm làn thêm = n2 – n
d) xuất giải pháp quản lý chất thải rắn nông nghiệp
Từ thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt và chất thải rắn nông nghiệp hiện nay trên địa bàn tỉnh, tác giả đề xuất các giải pháp như sau:
- Thu gom chất thải rắn nguy hại: giải pháp thu gom tốt nhất đối với các chất thải từ việc sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật là do chính người sử dụng thu gom. Cách thức thực hiện như sau:
+ Tuyên truyền tới người dân về ảnh hưởng của việc xả chất thải nguy hại này đến con người và các hoạt động sống của chính người dân thông qua các kênh thông tin báo trí, báo hình và đặc biệt có hiệu quả bằng việc các thôn xóm thường xuyên tuyên truyền trên loa phát thanh.
+ Đề xuất một số giải pháp thu gom:
Thu phí thu gom và xử lý bao bì trên diện tích ruộng canh tác, mức thu dự kiến từ 10.000đ -15.000đ/sào/năm.
Thực hiện phát động người dân tự nguyện thu gom vỏ mang đến để trừ vào phí thu gom và xử lý; ngoài ra khuyến khích Đoàn thanh niên phát động việc dọn vệ sinh môi trường trên địa bàn từng xã, phường, thị trấn.
Tại các xã giao cho hội nông dân triển khai xây dựng các kho chứa, lưu trữ đảm bảo các tiêu chuẩn lưu trữ chất thải nguy hại. Chất thải được đưa về các khu xử lý tập trung thực hiện xử lý.
- Đối với rơm rạ: Tiếp tục triển khai nhân rộng đề tài thu gom rơm để ủ làm phân, trên cơ sở khắc phục các tồn tại bằng cách thực hiện.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền của một số địa phương còn hạn chế, chưa nắm được nội dung chương trình và kế hoạch xử lý rơm, rạ
+ Cải tiến mô hình như thực hiện ngay tại ruộng để giảm thời gian và nhân lực thu gom. + UBND các xã thị trấn tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các thời điểm sau thu hoạch đối với các hộ tiến hành đốt rơm, dạ.
- Đối với phân gia súc, gia cầm, xác động vật chết,..chất thải chăn nuôi được các hộ gia đình thu gom và ủ phân để bón ruộng hoặc làm Bioga.