Theo dõi sự khoáng hóa lân trong điều kiện phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón vô cơ và hữu cơ lên đặc tính hóa học và sinh học đất đến vườn dừa trồng xen cây ca cao tại xã hòa lộc, huyện mỏ cày bắc, tỉnh bến tre (Trang 51)

Qua kết quả phân tích thống kê (Hình 3.7) cho thấy, sự phóng thích lân trong quá trình khoáng hóa biến đổi rõ rệt trong từng giai đoạn.

0 10 20 30 40 50 60 70 3 7 14 21 28

Thời gian ủ (ngày)

H à m n g l â n k h o á n g h ó a (m g P /k g ) NT1 NT2 NT3 NT4 NT5

Hình 3.7. Sự phóng thích lân trong quá trình khoáng hóa ở mẫu đất 90 ngày sau khi bón phân

Ghi chú: NT1: Bón theo công thức nông dân; NT2: Bón theo Trung tâm Khuyến

nông Bến Tre; NT3: Bón phân vô cơ cân đối; NT4: Phân hữu cơ + 50% phân vô

cơ; NT5: Phân hữu cơ + 75% phân vô cơ.

Giai đoạn từ 3 ngày ủ đến 14 ngày ủ nhìn chung qua các nghiệm thức có sự gia tăng hàm lượng lân hữu dụng trong đất do đã xảy ra quá trình khoáng hóa. Khi ủ mẫu đất trong điều kiện thoáng khí tạo cho đất cho độ ẩm thích hợp, và đã cung cấp một lượng CO2 cho vi sinh vật phát triển. Trong quá trình hoạt động phân hủy chất hữu cơ cung cấp cho cơ thể các vi sinh vật đã tạo ra một lượng lớn lân hữu dụng có trong đất và hàm lượng lân được phóng thích đạt cao nhất ở giai đoạn 14 ngày ủ. Từ 14 ngày đến 28 ngày ủ hàm lượng lân hữu dụng có xu hướng giảm do xảy ra quá trình bất động lân trong đất. Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Ngô Ngọc Hưng và ctv. (2004), sự phóng thích lân xảy ra khi trong đất có nồng độ lân thấp và

sự bất động lân xảy ra khi trong đất có nồng độ lân cao. Cho nên khi hàm lượng lân hữu dụng được phóng thích tăng dần mà mật số vi sinh vật sử dụng không hết sẽ làm cho lượng lân trở nên dư thừa nhiều ở giai đoạn 14 ngày ủ và sự bất động lân đã xảy ra, làm giảm hàm lượng lân hữu dụng trong đất cho đến giai đoạn 28 ngày ủ.

3.4.2. Sự khoáng hóa lân trong các nghiệm thức

Sự khoáng hóa lân trong các nghiệm thức được trình bày trong Hình 3.8 cho thấy: D d d1 D d d1 C c c1 B b b1 A a a1 0 10 20 30 40 50 60 70 3 14 28

Thời gian ủ (ngày)

K h o á n g h ó a P ( m g P /k g ) NT1 NT2 NT3 NT4 NT5

Hình 3.8. Ảnh hưởng của các nghiệm thức đến sự khoáng hóa lân

Ghi chú: NT1: Bón theo công thức nông dân; NT2: Bón theo Trung tâm Khuyến

nông Bến Tre; NT3: Bón phân vô cơ cân đối; NT4: Phân hữu cơ + 50% phân vô cơ; NT5: Phân hữu cơ + 75% phân vô cơ.

Hàm lượng lân hữu dụng trong khoáng hóa lân cao nhất trong NT5 và khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại; thấp nhất là NT1 và NT2 về mặt thống kê qua các giai đoạn ủ phân tích: Giai đoạn 3 ngày ủ trong NT5 có giá trị lân hữu dụng nằm trong khoảng (54,890,88 mgP/kg), NT1 trong khoảng (28,211,23 mgP/kg) và NT2 (29,461,12 mgP/kg); ở giai đoạn 14 ngày ủ NT5 trong khoảng (61,391,31 mgP/kg), NT1 (36,681,08 mgP/kg), NT2 (37,601,70 mgP/kg), đến giai đoạn 28 trong NT5 là (36,950,94 mgP/kg) còn NT1 khoảng (22.000.48

mgP/kg) và NT2 (22,280,39 mgP/kg). Trong các NT1, NT2 có hàm lượng lân khoáng hóa thấp do chỉ bón phân vô cơ, còn trong NT4 và NT5 lượng lân hữu dụng cao do có bón thêm 24kg phân hữu cơ kết hợp với bón vô cơ. Theo Ngô Ngọc Hưng

và ctv. (2004), khi bón phân hữu cho cho cây trồng sẽ giúp cải thiện được cấu trúc đất, làm cho đất bền vững và tăng độ xốp của đất, gia tăng khả năng giữ nước và độ thoáng khí của đất vì vậy sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất làm cho vi sinh vật trong đất phát triển mạnh. Sự phân hủy chất mùn huy động chất dinh dưỡng qua sự tiết ra độ chua của vi sinh vật, giải phóng chất dinh dưỡng dự trữ, làm cho chúng trở nên hữu dụng hơn. Kết quả phân tích phù hợp với nghiên cứu của Võ Thị Gương (2010), hàm lượng lân hữu dụng được gia tăng qua việc cung cấp chất hữu cơ. Tuy nhiên, có thể cung cấp thêm phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ sẽ làm gia tăng và duy trì khả năng khoáng hóa hàm lượng lân hữu dụng trong đất tốt hơn.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Qua kết quả phân tích mẫu đất trước khi bố trí thí nghiệm trong vườn dừa trồng xen cây ca cao tại xã Hòa Lộc huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre cho thấy: đất có pHH2O thấp, hàm lượng chất hữu cơ thấp, lân hữu dụng trong đất thấp.

Phân vô cơ, phân hữu cơ chưa làm thay đổi được giá trị pHH2O trong đất ở tất cả các nghiệm thức trong thí nghiệm. Tuy nhiên, đã có tác dụng cải thiện được hàm lượng lân hữu dụng trong đất. Trong đó, việc bón phân hữu cơ kết hợp với bón phân vô cơ ở NT4 và NT5 có khả năng duy trì lâu dài được hiệu quả của phân bón tốt hơn so với các nghiệm thức còn lại (NT1; NT2 và NT3) chỉ bón phân vô cơ.

Hàm lượng enzyme phosphatase dao động trong khoảng (35,21-86,16 mg p- Nitrophenol/g đất/giờ) do có mật số vi sinh vật phát triển mạnh.

Kết quả theo dõi sự khoáng hóa lân trong đất cho thấy: hàm lượng lân khoáng hóa có sự biến đổi theo từng giai đoạn: tăng lên ở giai đoạn đầu và đạt giá trị cao nhất ở 14 ngày ủ, sau đó có xu hướng giảm xuống đến giai đoạn 28 ngày ủ. Trong đó, hàm lượng lân được phóng thích trong NT5 đạt giá trị cao nhất và thấp nhất trong NT1 ở các giai đoạn.

4.2. Kiến nghị

- Khuyến cáo nông dân nên sử dụng phân bón kết hợp giữa phân vô cơ và hữu cơ trên các vườn canh tác để gia tăng chất lượng đất cũng như nguồn dinh dưỡng trong đất.

- Cần tiến hành thí nghiệm liên quan đến năng suất và chất lượng của mô hình trồng xen cây ca cao trong vườn dừa ở một số địa điểm để thấy được thuận lợi và khó khăn của mô hình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếng việt

Dương Minh Viễn, 2003. Giáo trình thổ nhưỡng. Tủ sách Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ.

Dương Minh Viễn, Trần Kim Tính và VõThị Gương, 2011. Ủ phân hữu cơ vi sinh và hiệu quả trong cải thiện năng suất cây trồng và chất lượng đất. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

Lê Thị Thanh Chi, Võ Thị Gương và Joachim Clemens, 2010. Tác dụng của phân hữu cơ từ hầm ủ Biogas trong cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất cây trồng. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, ISSN 1859-2333. Số 13: 160-169. Lê Văn Chi, 2002. Phân thức hệ hữu cơ vi sinh. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội:

5-21.

Lê Văn Khoa, 2000. Giáo trình bạc màu đất. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Lê Văn Khoa, 2004. Giáo trình vật lý đất. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

Lê Văn Khoa, Trần Khắc Hiệp và Trịnh Thị Thanh, 1996. Hóa học Nông Nghiệp. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Lê Xuân Phương, 2011. Vi sinh vật học môi trường. Chương III: Sự phân bố của vi sinh vật trong môi trường.

Lưu Thị Hồng Hạnh, 2012. Kỹ thuật và chăm sóc cây ca cao. Trung tâm giống nông, lâm, ngư nghiệp Kiên Giang.

Mai Thành Phụng, 2007. Sổ tay hướng dẫn sản xuất lúa hè thu 2007 các tỉnh Nam Bộ. Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn.

Ngô Ngọc Hưng, Đỗ Thị Thanh Ren, Võ Thị Gương và Nguyễn Mỹ Hoa, 2004. Giáo trình phì nhiêu đất. Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ.

Ngô Ngọc Hưng, Đỗ Thị Thanh Ren, Võ Thị Gương, Nguyễn Mỹ Hoa, 2004. Giáo trình phì nhiêu đất. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ.

Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm, 2005. Đất và phân bón. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

Ngô Thị Hồng Liên, 2006. Biện pháp cải thiện sự suy thoái về hóa học và vật lý đất trồng cam tại Cần Thơ. Luận án thạc sĩ Khoa Học Đất. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Bảo vệ và Lê Thanh Phong, 2011. Giáo trình cây đa niên. Tủ sách Đại học Cần Thơ

Nguyễn Như Hà, 2006. Thỗ Nhưỡng, nông hóa. Nhà xuất bản Hà Nội.

Nguyễn Ngọc Hà, 2000. Rơm rạ sau thu hoạch là nguồn phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp. Thông tin khoa học. Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Số 2, 8/2000.

Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2007. Quy trình kỹ thuật trồng ca cao. Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn. Nhà xuất bản Hà Nội.

Nguyễn Xuân Trường, Lê Văn Nghĩa, Lê Quốc Phong, Nguyễn Đăng Nghĩa, 2000. Sổ tay sử dụng phân bón. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 2000.

Phạm Hồng Đức Phước, 2006. Kỹ thuật trồng ca cao ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

Phạm Tiến Hoàng, 2003. Phân hữu cơ trong hệ thống quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng. Tạp chí Khoa Học Đất số 18: 49-50.

Phòng NN&PTNT Đạ Hoai, 2009. Quy trình kỹ thuật trồng ca cao trên đại bàn huyện Đạ Huoai.

Tất Anh Thư, 2012. Quản lý dinh dưỡng và cải thiện sự bạc màu đất vườn ca cao trồng xen trong vườn dừa tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Tạp chí khoa học.

Trần Bá Linh, 2008. Đánh giá tính bền cấu trúc và mức độ đóng váng, kết cứng bề mặt của một số loại đất trồng rau màu ở ĐBSCL. Trường Đại học Cần Thơ. Trần Thành Lập, 1998. Bài giảng nông hóa. Phần 2. Khoa Nông nghiệp và Sinh học

Trần Thị Thúy Diễm, 2012. Đánh giá hàm lượng chất hữu cơ và đặc tính hóa học đất vườn trồng ca cao xen trong vườn dừa tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. Trường Đại Học Cần Thơ.

Võ Thị Gương, 2002. Giáo trình chất hữu cơ và độ phì nhiêu đất. Đại học Cần Thơ. Võ Thị Gương, 2006. Giáo trình chất hữu cơ trong đất. Khoa Nông nghiệp và Sinh

học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ.

Võ Thị Gương, Ngô Xuân Hiền, Hồ Văn Thiệt Và Dương Minh, 2010. Cải thiện sự suy giảm độ phì nhiêu hóa lý và sinh học đất vườn cây ăn trái ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

Vũ Hữu Yêm, 1995. Giáo trình phân bón và cách bón phân. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Tiếng anh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Alexander, Martin, 1961. Introduction to soil microbiology. John Wiley and Sons, Inc. Second.

Able, 2000. Induction of an Extracellular Cyclic Nucleotide Phosphodiesterase as an Accessory Ribonucleolytic Activityduring Phosphate Starvation of Cultured Tomato Cells. Plant Physiology, February 2000, Vol. 122, pp. 543-552.

Amador, J.A., Glucksman, A.M., Lyons, J.B., and Gorres, J.H., 1997. Spatial distribution of soil phosphatase activity within a riparian forest. Soil Sci. 162, 808-825.

Araragi, M. el al, 1979. Studies on microflora in tropical papical paddy and upland fam soil.

Braydy, N.C, 1990. The nature and properties of soil. Corell University. New York. USD.

Bořivoj, 1998. Effects of Soil properties and farming Systems on Phosphatase activity. Department of Ecology. Palacky University, Svobody 26, 771 46, Olomouc, Czech.

Bossuyt, H ., Denef, K., Six, J., Frey, S.D., Merckx, R., and Paustian, K., 2001. Influence of microbial population and residue quality on aggregate stability, Applied soil ecology 16, pp. 195-208.

Dick WA, Tabatabai MA, 1983. Activation of soil pyrophosphatase by metal ions. Soil. Biol. Biochem. 15: 359 – 363.

Gabbrielli R, Grossi L, Vergnano, 1989. The effects of nickel, calcium and magnesium on the acid phosphatase activity of two alyssum species. New phytol. 111: 631 – 636.

Henry D.Foth, Boyd G. Ellis, 1997. Soil Fertility, P. 25-69. Lewis Publishers. New York.

Hysek, K., and Sarapatka, B., 1997. Relationship between Phosphatase active bacteria and Phosphatase activities in forest soils. Biology and Fertility of Soils 26 (2): 112-115.

Mark, V.H., 1995. Compost productino an utilization. A grower’s guide. Division of Agriculture and Natural Resource. Univerity of California.

Ou, S.H, 1985. Rice Diseares. 2nd Edition. Conmonwealth Mycological Institute. Kew, UK.380p.

P. Nannipieri, L., Giagnoni, L., and G. Renella, Role of Phosphatase enzymes in Soil, 2001. Phosphorus in Action, Soil Biology 26.

Qiu, L.P., Liu, J., Wang, Y.Q., Sun, H.M., and He, W.X., 2004. Research on relationship between soil enzyme activities and fertility. Plant Nutr. Fert. Sci., 10: 277-280.

Schmidt, G., and Laskowski, S.M., 1961. Phosphatase ester cleavage (Survey). In: Boyer PD, Lardy H, Myrback K (eds). The enzymes, 2nd end. Academic Press, New York, pp. 3-35.

S.V. Mahamuni, P.V. Wani, A.S. Patil, 2012. Isolation of Phosphate Solubilizing Fungi From Rhizosphere of Sugarcane & Sugar Beet Using Tcp & Rp Solubilization.

Wyszkowska, J., Kucharski, J., and Lajszner, W., 2005. Enzymatic activities in different soils contaminated with copper. Pol. J. Environ. Stud, 14: 659-664.

Trang web

http://sonongnghiep.bentre.gov.vn/trong-trot/cay-ca-cao/1389-bn-tre-c-chng-nhn- utz-certified-cay-ca-cao.html.

PHỤ CHƯƠNG

PHỤ CHƯƠNG 1: QUY TRÌNH PHÂN TÍCH ENZYME PHOSPHATASE TRONG ĐẤT

Hóa chất:

Dung dịch đệm MUB Stock: 12,1g tris(hydroxymethyl) aminomethane công thức (HOCH2)3 CNH2 + 11,6g Maleic acid + 14g Citric acid + 6,3g Boric acid + 500ml dung dịch NaOH 1M. (Hòa tan 20g NaOH trong 500ml nước cất). Hòa tan, lên thể tích đến 1000ml.

Dung dịch đệm MUB pH 6,5: Đong 200ml dung dịch MUB Stock + dung dịch HCl 0,1M + nước cất lên thể tích đến 1000ml đo pH đạt 6,5 (có thể đóng trước 450ml HCl 0,1M)

Chất nền PNP (0,115M): Hòa tan 1,927g disodium p-nitrophenyl phosphate tetrahydrate (C6H4NO6PNa2) trong 40ml dung dịch MUB (pH 6,5) sau đó lên thể tích 50ml.

Chú ý: hóa chất sử dụng C6H4NO6PNa2.6H2O lượng cân (1,927*371/263=2,718g). Chất dừng phản ứng:

CaCl2 2M: Hòa tan 111g CaCl2 trong 500ml nước cất. NaOH 0,2M: Hòa tan 4g NaOH trong 500ml nước cất.

Quy trình thực hiện:

Cân 0,5g đất khô cho vào ống. Thêm vào 2ml dung dịch MUB (pH 6,5) và 0,5 ml dung dịch PNP. Ủ trong 1 giờ ở nhiệt độ phòng 37oC. Sau khi ủ, thêm vào 0,5 ml CaCl2 2M và 2ml NaOH (0,2M). Lắc đều ống ly tâm. (Phản ứng xảy ra hoàn toàn). Lọc lấy dung dịch. Và hòa loảng 10 lần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện mẫu Blank chuẩn bị 2 mẫu Blank: Mẫu thứ 1 thưc hiện tương tự mẫu thật.

Mẫu thứ 2 thực hiện tương tự mẫu thật nhưng thay chất nền PNP bằng nước.

Đo mẫu ở bước song 400nm.

Ước lượng hoạt động enzyme phosphatase:

Hàm lượng Enzyme:

(mg p-nitrophenol/1 g đất/ 1 giờ) = (Cmẫu – CBlank)/(Wđất x t) Trong đó:

Cmẫu : Nồng độ p-nitrophenol đo mẫu đất. (ppm) CBlank: Nồng độ p-nitrophenol đo từ mẫu Blank (ppm). Wđất: Khối lượng đất (g)

t: thời gian phản ứng – thời gian ủ mẫu (giờ)

Thiết lập đường chuẩn:

0 2 4 6 8 10 p-Nitrophenyl (100pmm) (µl) 0 2 4 6 8 10

H2O (µl) 1 8 6 4 2 0

CaCl2 2M (ml) 1 1 1 1 1 1 NaOH 0,2 M (ml) 4 4 4 4 4 4

PHỤ CHƯƠNG 2: THANG ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU HÓA HỌC ĐẤT

1. Thang đánh giá pH (Theo Brady, 1990).

pH Đánh giá 3 – 4 Rất chua 4 – 5 Chua mạnh 5 – 6 Chua vừa 6 – 7 Chua nhẹ 7 Trung tính 8 – 9 Kiềm nhẹ 9 – 10 Kiềm trung bình 10 – 11 Kiềm mạnh

2. Thang đánh giá EC (Western Agricultural Laboratories, 2002) EC (mS/cm) Đánh giá

< 4,0 Không giới hạn năng suất

0,4 – 0,8 Không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng 0,81 – 1,2 Một số cây trồng có năng suất giảm 1,21 – 1,6 Năng suất phần lớn cây trồng bị hạn chế 1,61 – 3,2 Chỉ một số cây trồng mới chịu được

> 3,3 Chỉ vài loại cây trồng chịu được

3. Thang đánh giá % chất hữu cơ theo phương pháp Walkley – Black (I.V Chiurin, 1072)

% Chất hữu cơ Đánh giá < 1.0 Rất nghèo 1,1 – 3,0 Nghèo 3,1 – 5,0 Trung bình 5,1 – 8,0 Giàu

>8,1 Rất giàu

4. Thang đánh giá hàm lượng P2O5 hữu dụng trong đất (MDS. Harris, 2003) P2O5 hữu dụng (ppm) Bray 2 Olsen Đánh giá 1 – 15 1 – 9 Thấp 15 – 25 10 – 15 Thấp đến đủ 25 – 40 16 – 24 Vừa đủ >40 >24 Cao

PHỤ CHƯƠNG 3: THỐNG KÊ BẰNG PHẦN MỀM SPSS ANOVA (30 NSKBP) Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups .770 4 .192 2.017 .144 Within Groups 1.431 15 .095 pH Total 2.200 19 Between Groups 138.698 4 34.674 59.152 .000 Within Groups 8.793 15 .586 PBray2 Total 147.491 19 Between Groups 535.888 4 133.972 344.217 .000 Within Groups 5.838 15 .389 POlsen Total 541.726 19 Between Groups 324.462 4 81.116 5.212 .008 Within Groups 233.433 15 15.562 Mật số Nấm Total 557.896 19 Between Groups 33310.289 4 8327.572 66.523 .000 Within Groups 1877.756 15 125.184 Mật số Vi khuẩn Total 35188.045 19 Between Groups 441.501 4 110.375 57.404 .000

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón vô cơ và hữu cơ lên đặc tính hóa học và sinh học đất đến vườn dừa trồng xen cây ca cao tại xã hòa lộc, huyện mỏ cày bắc, tỉnh bến tre (Trang 51)