Cải thiện đặc tính hóa học đất

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón vô cơ và hữu cơ lên đặc tính hóa học và sinh học đất đến vườn dừa trồng xen cây ca cao tại xã hòa lộc, huyện mỏ cày bắc, tỉnh bến tre (Trang 27)

Theo nghiên cứu của Mark (1995), bón 10 tấn phân hữu cơ trên 1 ha đất với độ sâu 10 cm lớp đất mặt có 1% chất hữu cơ sẽ làm tăng lượng chất hữu cơ trong đất lên khoảng 25%.

Theo Vũ Hữu Yêm (1995), phân hữu cơ khi bón vào đất sau khi phân giải sẽ cung cấp thêm các chất khoáng làm phong phú thêm thành phần thức ăn cho cây và sau khi mùn hóa làm gia tăng khả năng trao đổi của đất. Đặc biệt là các humic acid trong phân có tác dụng khoáng hóa đạm rất tốt trong đất.

Phân hữu cơ chứa các dưỡng chất tại bề mặt của chúng dưới dạng trao đổi làm gia tăng khả năng trao đổi cation, vì vậy làm giảm khả năng trực di các cation, điều này quan trọng trên các loại đất chứa ít sét. Làm giảm khả năng đệm các chất dinh dưỡng, chủ yếu N, P và S. Vì vậy, làm gia tăng hiệu quả phân hóa học bón vào đất. Đồng thời phân hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng; cung cấp CO2 cho sự quang tổng hợp chất hữu cơ; cung cấp chất dinh dưỡng khoáng, đặc biệt là chất đạm, lân, lưu huỳnh và các nguyên tố khác, bao gồm các nguyên tố vi lượng; cung cấp chất dinh dưỡng hữu cơ như đường và các aminoacid là sản phẩm trung gian trong quá trình phân hủy, có thể cho cây sử dụng.

Theo Lê Thị Thanh Chi và ctv. (2010), chất hữu cơ còn giúp thúc đẩy hoạt động của vi sinh vật nên quá trình khoáng hóa các hợp chất lân hữu cơ, lân khó tan trong đất diễn ra mạnh hơn, làm gia tăng hàm lượng lân dễ tiêu trong đất. Ngoài ra, chất hữu cơ còn có khả năng hấp thụ Al, Fe, hấp thu hóa chất bảo vệ thực vật và các hợp chất hóa hữu cơ trong đất (Dương Minh Viễn, 2003).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón vô cơ và hữu cơ lên đặc tính hóa học và sinh học đất đến vườn dừa trồng xen cây ca cao tại xã hòa lộc, huyện mỏ cày bắc, tỉnh bến tre (Trang 27)