Một số đặc tính hóa học đất trước khi bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón vô cơ và hữu cơ lên đặc tính hóa học và sinh học đất đến vườn dừa trồng xen cây ca cao tại xã hòa lộc, huyện mỏ cày bắc, tỉnh bến tre (Trang 40 - 42)

Qua kết quả phân tích mẫu đất đầu vụ trên đất vườn dừa trồng xen cây ca cao tại xã Hòa Lộc, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre (Bảng 3.1) nhận thấy:

Bảng 3.1. Một số đặc tính hóa học đất trước khi bố trí thí nghiệm

(Stdev = trung bình, n = 4)

pHH2O: Qua Bảng 3.1 nhận thấy, chỉ số pHH2O trong đất thấp (4,270,07) được đánh giá là chua mạnh (Braydy, 1990). Đất có pHH2O thấp có thể là do nhiều yếu tố kết hợp như một phần cation bazơ được cây trồng hấp thu, rửa trôi dinh dưỡng theo thời gian, sự hấp thụ ion H+, sự cung cấp dưỡng chất mất cân đối, do trong quá trình canh tác ít hoặc không sử dụng phân hữu cơ, phân vôi. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Võ Thị Gương vàctv. (2010) trên đất trồng cây ăn trái cho thấy đất có thời gian canh tác lâu năm pH giảm dần theo tuổi liếp.

EC: Giá trị EC đạt (0,400,03 mS/cm), theo thang đánh giá của Western Agricultural Laboratories (2002) giá trị này không ảnh hưởng đến giới hạn năng

Stt Các chỉ tiêu hóa học Đơn vị Kết quả 1 pHH2O (1:2,5) - 4,27 0,07 2 EC (1:2,5) mS/cm 0,40  0,03 3 CHC %CHC 2,45  0,46 4 PH2O mgP/kg 4,93  0,21 5 PBray2 mgP/kg 6,49  0,41 6 POlsen mgP/kg 12,10  0,30

suất và sự sinh trưởng của cây trồng. Thích hợp cho sự phát triển của cây trồng nói chung và cây ca cao nói riêng.

CHC: Theo Wolgang Flaig (1984), hàm lượng chất hữu cơ trong đất là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì nhiêu của đất, chất hữu cơ ảnh hưởng nhiều đến đặc tính đất như khả năng cung cấp dinh dưỡng cho đất và cây trồng, góp phần cải thiện các tính chất lý, hóa và sinh học đất. Hàm lượng chất hữu cơ trong Bảng 3.1 đạt (2,450,46% CHC) được đánh giá là nghèo chất hữu cơ (I.V. Chiurin (1972). Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trường ctv. (2000), do tập quán của người nông dân canh tác lâu năm có thói quen sử dụng chủ yếu là các loại phân bón hóa học và bón phân không cân đối với các loại phân hóa học vô cơ làm cho đất bị thoái hóa, bạc màu dẫn đến các đặt tính vật lý, hóa học và sinh học đất đều bị ảnh hưởng.

Hàm lượng lân hữu dụng: Kết quả phân tích Bảng 3.1 cho thấy hàm lượng lân hữu dụng trong đất qua 3 phương pháp có giá trị thấp theo thang đánh giá của Harris (2003), với hàm lượng lân hữu dụng trong PH2O (4,930,21 mgP/kg), PBray2 (6,490,41 mgP/kg) và POlsen (12,100,30 mgP/kg). Nhận định trên cho thấy hàm lượng lân hữu dụng trong đất hằng năm bị lấy đi một lượng lớn. Kết quả phù hợp với một số nghiên cứu trong vườn dừa như: với Jacob và Coyle (1927) hàm lượng lân hữu dụng mất đi là 29 kg/ha/năm, với Eckstein (1937) hàm lượng lân hữu dụng mất đi là 40 kg/ha/năm, với Pillai và Davis (1963) hàm lượng lân hữu dụng mất đi là 27 kg/ha/năm.

Nhìn chung, đất trong vườn dừa trồng xen cây ca cao, với tuổi dừa 30 năm, tuổi cây cao cao là 5 – 6 năm có chỉ số pH đất thấp, EC thấp, chất hữu cơ thấp, lân hữu dụng thấp. Vì vậy, cần có chế độ kết hợp bón phân hợp lý để có thể cải thiện được các đặc tính hóa học đất nhằm nâng cao chất lượng và năng suất cây trồng.

3.2. Sự thay đổi các đặc tính hóa học đất theo thời gian 3.2.1. Sự thay đổi pHH2O trong đất

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón vô cơ và hữu cơ lên đặc tính hóa học và sinh học đất đến vườn dừa trồng xen cây ca cao tại xã hòa lộc, huyện mỏ cày bắc, tỉnh bến tre (Trang 40 - 42)