Đảng lãnh đạo Công đoàn Việt Nam cần chú trọng công tác

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo công đoàn việt nam tu nam 2003 den nam 2013 (Trang 112 - 135)

nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về nội dung và phương thức hoạt động

CĐVN cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chức mình, có như vậy mới thấy được những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được trong hoạt động thực tiễn của tổ chức mình, tình hiểu rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn tới hệ quả trên, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm, xây dựng được phương thức hoạt động tiếp theo của tổ chức mình. CĐVN cần đầu tư cho công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về nội dung, phương thức hoạt động CĐ để từ đó có cơ sở khoa học đề xuất, tham gia xây dựng luật pháp, chính sách và xây dựng chủ trương công tác của tổ chức mình sao cho đúng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của hoạt động CĐ trong tình hình mới. Công tác này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của CĐ.

Tình hình thế giới, khu vực và đất nước luôn chuyển biến nhanh chóng và sâu sắc trong từng giai đoạn khác nhau, CĐ cần phải đổi mới thường xuyên để đảm bảo linh hoạt cả về phương thức lẫn nội dung hoạt động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Nếu như trước đây, nội dung hoạt động của CĐ còn chung chung, thì hiện nay hoạt động của CĐ đã chỉ rõ phải tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, hướng tới cơ sở, vì đoàn viên và NLĐ, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2013, vận dụng chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng lãnh đạo CĐVN, tổ chức CĐ đã đề ra phương hướng hoạt động phù hợp với tình hình hoạt động của tổ chức mình với những biện pháp chủ động, tích cực, linh hoạt, đem lại hiệu quả ngày càng cao và thiết thực cho tổ chức CĐVN nói riêng, góp phần vào thành tựu của sự nghiệp CNH,HĐH, hội nhập quốc tế của đất nước nói chung. CĐVN đã tập trung thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của CĐ đến đông đảo CNVCLĐ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ trong điều kiện thực hiện nền KTTT định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước và hội nhập quốc tế; phát triển đoàn viên, đổi mới nội dung, phương thức và chất lượng hoạt động của tổ chức CĐ và đội ngũ cán bộ CĐ.

Tuy nhiên, hoạt động của CĐ vẫn còn có những hạn chế: Sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của CĐVN chưa ngang tầm với vị trí, vai trò của tổ chức CĐ. Hoạt động của CĐVN còn tồn tại những bất cập trong quá trình triển khai cụ thể chủ trương của Đảng, phương hướng, nhiệm vụ của tổ chức CĐ. Sự phối hợp hoạt động giữa tổ chức CĐ với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan chức năng còn thiếu chặt chẽ. Phương thức hoạt động của CĐVN đôi lúc còn thụ động, thiếu linh hoạt. Đội ngũ cán bộ làm công tác CĐ của tổ chức CĐVN còn bộc lộ một số hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Để khắc phục những hạn chế này, CĐVN cần thực hiện tốt các kinh nghiệm lịch sử. Cụ thể là: Đảng lãnh đạo CĐ phải trực tiếp, toàn diện trong việc quan triệt sâu sắc đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Đảng lãnh đạo CĐ cần phải tăng cường thực

hiện đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức CĐ trong tình hình mới đồng thời Đảng cần thường xuyên quan tâm lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ CĐ có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đảng đề ra đường lối lãnh đạo Công đoàn Việt Nam phải không tách rời với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, của từng địa phương, cơ sở. Đảng lãnh đạo Công đoàn Việt Nam cần chú trọng công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về nội dung và phương thức hoạt động.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của CĐVN từ năm 2003 đến năm 2013 có thể thấy, CĐVN đã năng động, sáng tạo vượt qua mọi khó khăn, thử thách đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận.

Thực hiện đường lối đổi mới do ĐCSVN khởi xướng và lãnh đạo, phát triển nền KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế trong bối cảnh muôn vàn khó khăn, thử thách, do tác động của tình hình kinh tế, chính trị thế giới và mặt trái của KTTT, của hội nhập quốc tế, từ năm 2003 đến năm 2013, trên cơ sở những chủ trương lãnh đạo đúng đắn, phù hợp của Đảng, CĐVN đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng, kịp thời đề ra những phương hướng hoạt động phù hợp với tình hình của tổ chức và ngày một hoàn chỉnh với những biện pháp chủ động, sáng tạo, khoa học. Nội dung hoạt động của CĐ ngày càng phong phú, được tăng cường về chất; đã chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục CNVCLĐ thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đã tăng cường thực hiện có hiệu quả chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng CNVCLĐ trong điều kiện thực hiện nền KTTT định hướng XHCN; đã ra sức phát triển đoàn viên CĐ, thành lập CĐCS, đổi mới nội dung và phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức CĐ và đội ngũ cán bộ CĐ. Hoạt động của CĐVN góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, hoạt động của CĐVN còn tồn tại một số hạn chế: Sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của CĐVN chưa ngang tầm với vị trí, vai trò của tổ chức CĐ. Hoạt động của CĐVN còn tồn tại những bất cập trong quá trình triển khai cụ thể chủ trương của Đảng, phương hướng, nhiệm vụ của tổ chức CĐ. Sự phối hợp hoạt động giữa tổ chức CĐ với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan chức năng còn thiếu chặt chẽ. Phương thức hoạt động của CĐVN đôi lúc còn thụ động, thiếu linh hoạt. Đội ngũ

cán bộ làm công tác CĐ của tổ chức CĐVN còn bộc lộ một số hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cách mạng nước ta.

Trên cơ sở tìm hiểu sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của tổ chức CĐVN từ năm 2003 đến năm 2013, có thể rút ra một số kinh nghiệm: Một là,

Đảng lãnh đạo CĐ phải trực tiếp, toàn diện trong việc quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Hai là, Đảng lãnh đạo CĐ cần phải tăng cường thực hiện đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức CĐ trong tình hình mới. Ba là,

Đảng cần thường xuyên quan tâm lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ CĐ có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Bốn là, Đảng đề ra đường lối lãnh đạo CĐVN phải không tách rời với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, của từng địa phương, cơ sở. Năm là, Đảng lãnh đạo CĐVN cần chú trọng công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về nội dung và phương thức hoạt động.

Cùng với quá trình đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, tổ chức CĐVN ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong bối cảnh mới, CĐVN vừa có những thuận lợi vừa gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn. Từ đó, đặt ra yêu cầu CĐVN cần phải vận dụng những bài học kinh nghiệm, chủ động, linh hoạt, sáng tạo đề ra những phương hướng, nhiệm vụ hoạt động kịp thời và đúng đắn, phát huy hơn nữa thành công và lợi thế để giảm thiểu tối đa những khó khăn, thách thức. Với truyền thống cách mạng vẻ vang của GCCN và tổ chức CĐVN, cán bộ, đoàn viên, NLĐ cả nước sẽ tiếp tục nêu cao ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, đi tiên phong trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước, phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Bùi Đình Bôn (2013), Vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ mới, Nxb. Lao động, Hà Nội.

2. Mai Đức Chính (2013), Phát huy phong trào thi đua yêu nước trong đội ngũ CN, lao động, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 7/6/2013.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Kết luận số 79-KL/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20 - NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Thông tin tư liệu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

12. TS. Lê Thanh Hà (2007), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006), Nxb. Lao động, Hà Nội.

13. TS. Lê Thanh Hà (2009), Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và vai trò của Công đoàn, Nxb. Lao động, Hà Nội.

14. TS. Lê Thanh Hà (2012), Trí thức hóa công nhân và nhiệm vụ của Công đoàn, Nxb. Lao động, Hà Nội.

15. Trương Giang Long (2007), giai cấp công nhân Việt Nam - thực trạng và suy ngẫm, Tạp chí Cộng sản số 23(143).

16. PGS.TS. Phạm Công Nhất (2012), Xây dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 7/5/2012.

17. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 1/1/2014), Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

18. PGS.TS. Dương Văn Sao (2012), Tổ chức và hoạt động của Công đoàn cơ sở trong tình hình hiện nay, Nxb. Lao động, Hà Nội.

19. GS. Văn Tạo (2006), Quan điểm mới về giai cấp công nhân Việt Nam của Văn kiện Đại hội X của Đảng, Tạp chí Cộng sản, số 10 tháng 5/2006. 20. Đan Tâm (2003), Về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với

Công đoàn trong nền kinh tế thị trường, Nxb. Lao động, Hà Nội.

21. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1999), Giáo trình Lý luận và nghiệp vụ Công đoàn tập 1,2 Nxb. Lao động, Hà Nội.

22. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2001), Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện Nghị quyết Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Thông tin tư liệu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

23. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2003), Báo cáo tổng kết công tác Công đoàn năm 2002, nhiệm vụ năm 2003, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Thông tin tư liệu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

24. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2003), Nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nxb. Lao động, Hà Nội.

25. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2003), Văn kiện Đại hội Công đoàn lần thứ IX, Nxb. Lao động, Hà Nội.

26. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2004), Báo cáo tổng kết công tác Công đoàn năm 2003, nhiệm vụ năm 2004, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Thông tin tư liệu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

27. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết công tác Công đoàn năm 2004, nhiệm vụ năm 2005, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Thông tin tư liệu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

28. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2005), Báo cáo kết quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2004, phương hướng nhiệm vụ năm 2005 và 2006, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Thông tin tư liệu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

29. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2005), Chỉ thị số 02-CT/TLĐ ngày 23/4/2005 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về tuyển cử cán bộ Công đoàn đi công tác cơ sở. Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Thông tin tư liệu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

30. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2005), Hướng dẫn triển khai phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động giai đoạn 2006 - 2010, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Thông tin tư liệu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

31. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2005), Nghị quyết số 46-NQ/BCH ngày 6/1/2005 “Công đoàn với nhiệm vụ nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp của công nhân, viên chức, lao động đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Thông tin tư liệu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

32. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), “Nghị quyết liên tịch số 02/2005/NQLT - LĐLĐVN-BGD&ĐT ngày 27/7/2005 về việc phối hợp hoạt động nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp trong công nhân, viên chức, lao động giai đoạn 2005 - 2010”, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Thông tin tư liệu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

33. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2005), Nghị quyết 5a-NQ/BCH ngày 7/7/2005 về “Đẩy mạnh công tác pháp luật của Công đoàn trong tình hình mới”, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Thông tin tư liệu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

34. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, (2005), Nghị quyết Liên tịch về “Phối hợp tuyên truyền vận động công nhân, viên chức, lao động, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2005 - 2010, ngày 12/1/2005”, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Thông tin tư liệu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo công đoàn việt nam tu nam 2003 den nam 2013 (Trang 112 - 135)