Ưu điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo công đoàn việt nam tu nam 2003 den nam 2013 (Trang 90 - 100)

3.1.1.1. Ưu điểm

Một là, chủ trương lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức CĐVN là đúng đắn, phù hợp, ngày càng được đổi mới và đi vào chiều sâu.

Từ năm 2003 đến năm 2007, trên cơ sở phân tích tình hình thế giới với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học có những bước phát triển nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở trong nước, sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng tiếp tục lãnh đạo công cuộc đổi mới, phát triển nền KTTT định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Trước những thời cơ và thách thức lớn của tình hình thế giới và trong nước, để GCCN Việt Nam xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước và để tổ chức CĐVN có thể thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ, Đảng ta đã xác định nhiệm vụ cơ bản cho GCCN và tổ chức CĐ. Tại Đại hội lần thứ IX của Đảng (2001) xác định nhiệm vụ của tổ chức CĐ trong giai đoạn mới là: “Đối với GCCN, coi trọng việc phát triển số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, thực hiện “trí thức hóa CN”, nâng cao năng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất,

chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, xứng đáng là một lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới. Bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của GCCN trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường” [4, tr.124-125]. Quan điểm “trí thức hóa CN” và “bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của GCCN trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường” là những nội dung rất mới trong chủ trương, đường lối lãnh đạo tổ chức CĐVN của ĐCSVN.

Có thể nói, Đảng rất coi trọng vai trò lãnh đạo của mình đối với tổ chức CĐ, đồng thời Đảng cũng nhận thức rõ được vai trò, vị trí rất quan trọng của GCCN và tổ chức CĐ đối với việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,HĐH đất nước. Vì thế, tại Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (2003), một lần nữa quan điểm trên được Đảng ta khẳng định: “Nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, bồi dưỡng tác phong công nghiệp, thực hiện “trí thức hóa CN”. Giải quyết việc làm, giảm tối đa tỷ lệ CN thiếu việc làm và thất nghiệp. Thực hiện tốt pháp luật lao động, bảo hộ lao động và việc chăm sóc, phục hội sức khỏe cho CN…”[5, tr.15].

Đại hội lần thứ X của Đảng (2006) diễn ra trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đánh dấu bước tiến vượt bậc trong quá trình hội nhập kinh tế của nước ta, tạo ra thời cơ mới trên con đường phát triển đất nước, nhưng cũng đặt ra những thách thức to lớn. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng, Nhà nước, CNVCLĐ ngày càng nhận thức rõ vai trò to lớn của tổ chức CĐ, ủng hộ cho việc thành lập và phát triển tổ chức CĐ, đặc biệt trong khu vực ngoài nhà nước để CĐ bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích cho CNVCLĐ. Trên cơ sở nhận thức đó, Đại hội lần thứ X của Đảng đã đề ra chủ trương mới cho tổ chức CĐ đó là “Xây dựng tổ chức, phát triển đoàn viên CĐ, nghiệp đoàn đều khắp ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế” [6, tr.118].

Từ năm 2008 đến năm 2013, với sự chuyển biến nhanh chóng của tình hình thế giới và trong nước, để xây dựng GCCN Việt Nam lớn mạnh, tiếp tục thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình thông qua đội tiên phong là ĐCSVN trong việc lãnh đạo thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008), Đảng ta đã ra Nghị quyết “Tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước”. Nghị quyết đã đánh giá thực trạng tình hình GCCN Việt Nam trong những năm đổi mới, đưa ra định nghĩa về GCCN Việt Nam, đồng thời xác định rõ vai trò, vị trí của GCCN và đề ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Nghị quyết ra đời có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi Nghị quyết này có ý nghĩa quyết định đến sự lớn mạnh của GCCN, khẳng định sự quan tâm của Đảng đến GCCN và CĐVN trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước. Đồng thời, Nghị quyết đánh dấu bước phát triển quan trọng về lý luận và thực tiễn của Đảng, khẳng định rõ quan điểm của Đảng về GCCN, là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là ĐCSVN, là giai cấp tiên phong đi đầu trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, có sứ mệnh lịch sử là xây dựng thành công CNXH trên đất nước Việt Nam.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XI (2011) của Đảng tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, phát triển GCCN Việt Nam lớn mạnh hơn cả về số lượng, chất lượng, bản lĩnh chính trị, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH,HĐH và hội nhập quốc tế. Đồng thời phát huy vai trò lãnh đạo cách mạng của GCCN và vai trò của tổ chức CĐ trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, nâng cao cả đời sống vật chất và tinh thần của CN.

Như vậy, quá trình từ năm 2003 đến năm 2013 đánh dấu những thay đổi mới mẻ, đúng đắn, hợp lý, theo kịp những chuyển biến nhanh chóng tình hình thế giới, khu vực và đất nước cũng như hoạt động thực tiễn của phong trào CN và tổ chức CĐVN. Điều đó thể hiện năng lực tư duy lãnh đạo của Đảng rất kịp thời.

Hai là, CĐVN đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng, kịp thời đề ra được mục tiêu, phương hướng hoạt động phù hợp.

Là một tổ chức chính trị - xã hội do Đảng trực tiếp lãnh đạo, mục tiêu, phương hướng hoạt động mà TLĐLĐVN đặt ra chính là việc cụ thể hóa chủ trương của Đảng, là sự phản ánh chân thực và khách quan những nội dung, chủ trương, đường lối của Đảng lãnh đạo CĐVN.

Từ năm 2003 đến năm 2007, tại Đại hội CĐVN lần thứ IX (2003) đã xác định mục tiêu và phương hướng tổng quát của tổ chức CĐVN từ năm 2003 đến năm 2008 là: “Xây dựng GCCN vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ đổi mới; củng cố và phát triển sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trên cơ sở liên minh vững chắc giữa GCCN với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp, thiết thực và có hiệu quả trong CNVCLĐ; đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức CĐ trong các thành phần kinh tế; nâng cao năng lực và trình độ cán bộ CĐ, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN”. Khẩu hiệu hành động được xác định là: “Xây dựng GCCN và tổ chức CĐ vững mạnh, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, góp phần tăng

cường đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,HĐH đất nước”[44, tr.600].

Trên tinh thần nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng, CĐVN đã chủ động, kịp thời phân tích đặc điểm tình hình thế giới, khu vực, trong nước, thực tiễn hoạt động của phong trào CN và CĐVN, từ đó đưa ra mục tiêu, phương hướng phù hợp với quan quan điểm của Đảng tại Đại hội lần thứ IX (2001). Tuy nhiên, cũng có thể thấy mục tiêu, phương hướng hoạt động của CĐ những năm 2003 - 2008 vẫn dừng lại ở việc đề ra mục tiêu, phương hướng hoạt động chung chung, dàn trải, chưa xác định được nội dung hoạt động trọng tâm của tổ chức mình trong trong điều kiện thực hiện cơ thế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ năm 2008 đến năm 2013, CĐVN đã có bước phát triển căn bản trong tư duy, nhận thức về nội dung hoạt động của tổ chức CĐ trong tình hình mới. Từ việc xác định mục tiêu còn tương đối chung chung, đến Đại hội CĐ lần thứ X (2008), lần thứ XI (2013), TLĐLĐVN đã xác định rõ ràng mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức CĐ, đó là tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức CĐ, hướng về cơ sở, lấy đoàn viên, CNVCLĐ làm trọng tâm, thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, CNVCLĐ vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Đại hội lần thứ X CĐVN mới chỉ xác định khẩu hiệu hành động là “Đổi mới, sáng tạo; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, CNVCLĐ; vì sự phát triển ổn định bền vững của đất nước” thì đến Đại hội lần thứ XI CĐVN đã phát triển thành phương châm hành động là: “Vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và NLĐ, vì sự phát triển bền vững của đất nước, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của CĐ” [76, tr.85, 86].

Sự chuyển hướng trong việc xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động trọng tâm của tổ chức CĐ vừa phù hợp với chủ trương chung của Đảng, vừa

phù hợp với tình hình thực tiễn của tổ chức CĐVN trong điều kiện thế giới, khu vực và trong nước biến chuyển nhanh chóng. Mục tiêu, phương hướng hoạt động cho tổ chức CĐ mà TLĐLĐVN đề ra thể hiện rõ sự vận dụng đúng đắn, linh hoạt chủ trương, đường lối lãnh đạo của ĐCSVN đối với CĐVN.

Ba là, CĐVN có những biện pháp chủ động, sáng tạo và khoa học thực hiện hiệu quả chủ trương lãnh đạo của Đảng.

Trên cơ sở những mục tiêu, phương hướng đã đề ra trong từng giai đoạn, tổ chức CĐVN đã đưa ra những biện pháp thực hiện cụ thể qua các kỳ Đại hội CĐ lần thứ IX, X, XI. Các biện pháp thực hiện được bổ sung, hoàn thiện hơn thông qua các kỳ Đại hội cho phù hợp với tình hình thực tiễn của thế giới, khu vực, trong nước và hoạt động của phong trào CN, của tổ chức CĐ. Một số biện pháp cơ bản được tổ chức CĐVN đề ra là:

- Xây dựng chiến lược hoạt động của tổ chức CĐVN phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, với đặc điểm cụ thể của mỗi ngành, mỗi địa phương và cơ sở. Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo thực hiện trong từng thời gian, tránh dàn trải. Tập trung tham gia giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc của CNVCLĐ. Khắc phục bệnh quan liêu, hành chính trong hoạt động CĐ.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, tập trung hướng về cơ sở, sâu sát với thực tế lao động sản xuất, công tác của đoàn viên, NLĐ. Tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn hoạt động CĐ nhằm rút ra những kinh nghiệm về nội dung, phương thức hoạt động trong điều kiện thực hiện nền KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

- Phát huy trí tuệ, tính tích cực, sáng tạo của đội ngũ cán bộ CĐ, của đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ trong hoạt động CĐ. Tranh thủ sự chỉ đạo của các cơ quan Đảng, sự phối hợp, hợp tác giúp đỡ của các cơ quan nhà nước. Tập trung chỉ đạo và đầu tư kinh phí thích hợp cho các hoạt động của CĐVN. Nâng cao chất lượng và đề cao trách nhiệm trong việc thực hiện chế độ

thông tin, báo cáo của lãnh đạo CĐ các cấp. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động CĐ.

Bốn là, quán triệt chủ trương của Đảng, hoạt động của tổ chức CĐVN ngày càng đi vào chiều sâu.

Công tác tuyên truyền, giáo dục, đoàn viên và NLĐ có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức. Nội dung tuyên truyền cụ thể, sát thực, hiệu quả, đi vào chiều sâu. Cụ thể là: tập trung vào tuyên truyền, triển khai có hiệu quả các nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X về “Tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước”. Tổ chức sâu rộng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong CNVCLĐ, đặc biệt là CN, lao động ở các khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài; tuyên truyền vận động ngư dân tham gia thành lập Nghiệp đoàn nghề cá và tuyên truyền, triển khai thực hiện Chương trình phát triển đoàn viên CĐ, v.v..

Hình thức và biện pháp tuyên truyền đa dạng hóa, có nhiều đổi mới phù hợp với thực tiễn cơ sở, bám sát nhu cầu đoàn viên, NLĐ. Các phương tiện truyền thông của CĐ và các chương trình phối hợp với các cơ quan báo, đài, thông tấn xã của Trung ương và địa phương thường xuyên tuyên truyền biên soạn tờ gấp, sổ tay bỏ túi dành cho CN, lao động, cán bộ CĐCS. Phát triển hệ thống truyền thanh nội bộ với nội dung hỏi đáp ngắn gọn, dễ hiểu. Tổ chức các chương trình “Giao lưu - đối thoại” với sự tham gia của các ngành chức năng nhằm giải đáp những vướng mắc của CNVCLĐ. Cử cán bộ CĐ đến tuyên truyền cho CN lao động tại khu nhà trọ. Xây dựng các tủ sách pháp luật với hàng trăm đầu sách. Thành lập hệ thống các Nhà văn hóa Lao động, “Điểm sinh hoạt văn hóa CN”. Các phương tiện khoa học và công nghệ hiện đại cũng được đưa vào hỗ trợ tuyên truyền như sử dụng máy chiếu, chương

trình phần mềm ứng dụng, thông tin cập nhật thường xuyên, hình ảnh minh họa cụ thể, sinh động, nội dung tuyên truyền đạt hiệu quả rõ rệt.

Trong các giai đoạn, CĐVN tiếp tục sử dụng thường xuyên và nâng cao chất lượng các phương tiện truyền thông của CĐ, các chương trình phối hợp với các cơ quan báo, đài, thông tấn xã của Trung ương và địa phương làm công tác tuyên truyền mang lại hiệu quả cao. Từ năm 2011, chuyên mục “Lao động và việc làm” trên Đài Truyền hình Việt Nam đã được đổi tên thành “Lao động và CĐ”. Cũng từ năm 2011, “Tháng CN” chính thức được CĐ phát động thực hiện hàng năm gắn liền với kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, thu hút hàng triệu lượt người tham gia, đánh dấu bước phát triển trong đổi mới hình thức phổ biến, tuyên truyền, giáo dục và tập hợp đoàn viên, NLĐ.

CĐ tích cực, chủ động trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ. Từ năm 2003 đến năm 2013, các cấp CĐ đã tích cực, chủ động tổ chức các hoạt động nhằm thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, NLĐ. Nổi bật là tổ chức CĐ đã tập trung nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật CĐ (sửa đổi) và tham gia xây dựng dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Hai luật trên đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ ba, khóa XIII, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động và sự

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo công đoàn việt nam tu nam 2003 den nam 2013 (Trang 90 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)