Lƣợng thức ăn và dƣỡng chất tiêu thụ của gà Sao trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc sử dụng protein bánh dầu dừa trong khẩu phần nuôi gà sao thịt (Trang 45 - 54)

nghiệm

Lƣợng thức ăn và dƣỡng chất tiêu thụ của gà Sao trong thí nghiệm đƣợc trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2: Lƣợng thức ăn và dƣỡng chất tiêu thụ (g/con/ngày) của gà Sao trong thí nghiệm Chỉ tiêu Nghiệm thức ± SE P CP- BDD0 CP- BDD7,5 CP- BDD15 CP- BDD22,5 CP- BDD30 TATN 61,9 61,8 61,9 62,5 61,8 0,219 0,253 DM 56,8 56,7 56,7 57,2 56,6 0,197 0,294 OM 53,6 53,4 53,3 53,7 53,1 0,185 0,218 CP 11,5 11,4 11,4 11,5 11,4 0,040 0,295 EE 4,18c 4,22bc 4,27b 4,35a 4,35a 0,015 0,001 CF 3,50e 3,84d 4,19c 4,58b 4,88a 0,013 0,001 NDF 9,18e 11,0d 12,8c 14,7b 16,3a 0,041 0,001 ADF 6,33e 7,22d 8,13c 9,12b 9,93a 0,026 0,001 Ash 3,08d 3,16c 3,24b 3,36a 3,41a 0,011 0,001 Lys 0,67c 0,68c 0,69b 0,71a 0,72a 0,002 0,001 Met 0,20d 0,20c 0,20b 0,21a 0,21a 0,001 0,001 Ca 0,24a 0,23b 0,22c 0,21d 0,20e 0,001 0,001 P 0,48a 0,48ab 0,48b 0,48b 0,47c 0,002 0,001 ME 0,71b 0,71b 0,72ab 0,73a 0,72ab 0,002 0,028

Ghi chú: TATN: thức ăn thí nghiệm, BDD: Bánh dầu dừa, DM: Vật chất khô, OM: Chất hữu cơ, CP: Protein thô, EE: Béo thô, CF: Xơ thô, Ash: Khoáng tổng số; NDF: Xơ trung tính , ADF: Xơ acid; ME: năng lượng trao đổi, Lys: Lysine, Met: Methionine, Ca: Canxi và P: Photpho. Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c, d, e trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (P<0,05).

Bảng 4.2 trình bày lƣợng thức ăn và dƣỡng chất ăn vào của gà Sao trong thí nghiệm. Qua đó cho thấy khi tăng dần các mức độ CP bánh dầu dừa (CP- BDD) trong khẩu phần thì lƣợng thức ăn thí nghiệm (TATN) tiêu thụ cao nhất ở nghiệm thức CP-BDD22,5 là 62,5 g/con/ngày, tiếp theo là các nghiệm thức CP-BDD0, CP-BDD15 và CP-BDD30 có lƣợng TATN tiêu thụ lần lƣợt là 61,9 g/con/ngày, 61,9 g/con/ngày và 61,8 g/con/ngày, thấp nhất ở nghiệm

43

thức CP-BDD7,5 là 61,8 g/con/ngày, không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả của thí nghiệm thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Bảo Nhân (2013) là 62,8 – 68,4 g/con/ngày.

Qua hình 4.1 cho thấy lƣợng DM tiêu thụ trong thí nghiệm cao nhất ở nghiệm thức CP-BDD0 là 56,8 g/con/ngày, tiếp theo là các nghiệm thức CP- BDD22,5, CP-BDD15 và CP-BDD30 lần lƣợt là 57,2 g/con/ngày, 56,78 g/con/ngày và 56,6 g/con/ngày, thấp nhất ở nghiệm thức CP-BDD7,5 là 56,67 g/con/ngày, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả của thí nghiệm tƣơng đƣơng với báo cáo của Đặng Hùng Cƣờng (2011) là 54,1 – 56,5 g/con/ngày và thấp hơn so với các thí nghiệm của Trần Hữu Lành (2013) và Trần Bảo Nhân (2013) khi nghiên cứu trên gà Sao nuôi bằng thức ăn hỗn hợp bổ sung cỏ đậu phộng và bánh dầu dừa lần lƣợt là 54,5 – 63,1 g/con/ngày và 56,3 – 61,6 g/con/ngày, cao hơn thí nghiệm của Saina (2005) khi nuôi gà Sao với khẩu phần 18% CP là 45,6 g/con/ngày.

Lƣợng OM tiêu thụ giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm chênh lệch không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), cao nhất ở nghiệm thức CP-BDD22,5 là 53,7 g/con/ngày, tiếp theo là ở các nghiệm thức CP-BDD0, CP-BDD7,5 và CP-BDD15 lần lƣợt là 53,6 g/con/ngày, 53,4 g/con/ngày và 53,3 g/con/ngày, thấp nhất ở nghiệm thức CP-BDD30 với lƣợng OM tiêu thụ là 53,1 g/con/ngày. Kết quả của thí nghiệm phù hợp với báo cáo của Trần Hữu Lành (2013) là 50,5 – 58,8 g/con/ngày và thấp hơn so với Trần Bảo Nhân (2013) là 52,2 – 57,2 g/con/ngày tuy nhiên có phần cao hơn so với nghiên cứu của Đặng Hùng Cƣờng (2011) là 51,7 – 53,5 g/con/ngày.

Hàm lƣợng CP tiêu thụ cao nhất ở nghiệm thức CP-BDD22,5 là 11,53 g/con/ngày, thấp hơn ở các nghiệm thức CP-BDD0, CP-BDD15, CP-BDD7,5 lần lƣợt là 11,46 g/con/ngày, 11,44 g/con/ngày và 11,43 g/con/ngày, thấp nhất ở nghiệm thức CP-BDD30 là 11,42 g/con/ngày, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả của thí nghiệm phù hợp với báo cáo của Trần Hữu Lành (2013) là 10,8 – 12,7 g/con/ngày, có phần cao hơn so với báo cáo của Tôn Thất Thịnh (2010) và Đặng Hùng Cƣờng (2011) có lƣợng CP tiêu thụ lần lƣợt là 11,1 – 11,5 g/con/ngày và 7,74 – 12,4 g/con/ngày. Tuy nhiên kết quả hàm lƣợng CP tiêu thụ trong thí nghiệm thấp hơn so với nghiên cứu của Saina (2005) khi nuôi gà Sao bằng thức ăn hỗn hợp có hàm lƣợng 18% CP, 13 MJ ME/kgDM có lƣợng đạm thô tiêu thụ ở giai đoạn 8 – 16 tuần tuổi là 14,3 g/con/ngày.

44

Hình 4.1: Biểu đồ Lƣợng DM, CP và NDF ăn vào của gà Sao qua các nghiệm thức (g/con/ngày)

Khi tăng dần các mức độ thay thế CP của BDD trong khẩu phần thì lƣợng tiêu thụ EE giữa các khẩu phần trong thí nghiệm chênh lệch rất có ý nghĩa thống kê (P<0,05), cao nhất ở nghiệm thức CP-BDD22.5 là 4,350 g/con/ngày, giảm ở các nghiệm thức CP-BDD30, CP-BDD15, CP-BDD7,5 với lƣợng tiêu thụ EE lần lƣợt là 4,349 g/con/ngày, 4,266 g/con/ngày và 4,220 g/con/ngày, thấp nhất ở nghiệm thức CP-BDD0 là 4,184 g/con/ngày. Kết quả tiêu thụ EE của thí nghiệm cao hơn hẳn so với các báo cáo của Trần Hữu Lành ( 2013), Trần Bảo Nhân (2014) và Đặng Hùng Cƣờng (2011) lần lƣợt là 2,84 – 3,25 g/con/ngày, 3,87 – 4,27 g/con/ngày và 2,49 – 2,64 g/con/ngày. Sự khác biệt đƣợc thể hiện qua Hình 4.2 là do sự thay thế bánh dầu dừa vào khẩu phần trong thí nghiệm, vì trong bánh dầu dừa có hàm lƣợng EE cao.

45

Hình 4.2: Biểu đồ Lƣợng EE (g/con/ngày) và ME (MJ/con/ngày) ăn vào của gà Sao qua các nghiệm thức

Lƣợng CF tiêu thụ cao nhất ở nghiệm thức CP-BDD30 là 4,88 g/con/ngày, kế tiếp là các nghiệm thức CP-BDD22,5, CP-BDD15, CP- BDD7,5 với các mức độ tiêu thụ CF lần lƣợt là 4,58 g/con/ngày, 4,19 g/con/ngày và 3,84 g/con/ngày, thấp nhất ở nghiệm thức CP-BDD0 (3,50 g/con/ngày), sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả này cho thấy lƣợng tiêu thụ CF trong thí nghiệm này cao hơn so với kết quả của Tôn Thất Thịnh (2010) khi nuôi gà Sao bằng thức ăn hỗn hợp có bổ sung lục bình thì có lƣợng CF tiêu thụ trung bình là 2,58 – 3,67 g/con/ngày và cao hơn hẳn so với các báo cáo của Nguyễn Thị Thùy Linh (2011) khi nghiên cứu khả năng tiêu thụ rau muống của gà Sao nuôi thịt tại Cần Thơ và Đặng Hùng Cƣờng (2011) có lƣợng xơ thô tiêu thụ lần lƣợt là 2,11 g/con/ngày và 1,76 – 1,91 g/con/ngày.

Lƣợng NDF tiêu thụ trong thí nghiệm khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P<0,05), cao nhất ở nghiệm thức CP-BDD30 (16,34 g/con/ngày), giảm nhiều ở các nghiệm thức CP-BDD22,5, CP-BDD15, CP-BDD7,5 với các mức độ tiêu thụ xơ trung tính lần lƣợt là 14,70 g/con/ngày, 12,77 g/con/ngày và 10,96 g/con/ngày và thấp nhất ở nghiệm thức CP-BDD0 (9,18 g/con/ngày). Kết quả của thí nghiệm có phần cao hơn so với nghiên cứu của Đặng Hùng Cƣờng (2011) và Trần Bảo Nhân (2014) lần lƣợt là 6,74 – 17,5 g/con/ngày và 7,86 – 8,45 g/con/ngày.

46

Lƣợng ADF tiêu thụ tăng đáng kể từ nghiệm thức CP-BDD0 (6,33 g/con/ngày) đến nghiệm thức CP-BDD30 (9,93 g/con/ngày), sự chênh lệch này rất có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả này cho thấy lƣợng ADF tiêu thụ cao hơn hẳn so với nghiên cứu của Trần Hữu Lành (2013), Nguyễn Thị Thùy Linh (2011) và Đặng Hùng Cƣờng (2011) lần lƣợt là 4,22 – 5,56 g/con/ngày và 3,45 – 4,28 g/con/ngày và 3,69 – 3,90 g/con/ngày.

Lƣợng Lysine tiêu thụ trong thí nghiệm tăng dần từ nghiệm thức CP- BDD0 (0,67 g/con/ngày) đến nghiệm thức CP-BDD30 (0,714 g/con/ngày). Cụ thể, Lysine tiêu thụ ở các nghiệm thức CP-BDD7,5 (0,68 g/con/ngày), CP- BDD15 (0,69 g/con/ngày) và CP-BDD22,5 (0,710 g/con/ngày) và sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả lƣợng Lysine tiêu thụ trong thí nghiệm phù hợp với nghiên cứu của Đặng Hùng Cƣờng (2011) và Trần Bảo Nhân (2014) là 0,40 – 0,73 g/con/ngày và 0,66 – 0,73 g/con/ngày.

Methionine tiêu thụ ở các nghiệm thức cao nhất ở nghiệm thức CP- BDD30 (0,21g/con/ngày) và thấp nhất ở nghiệm thức CP-BDD0 (0,19 g/con/ngày), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Điều này có thể giải thích là do hàm lƣợng Methionine trong bánh dầu dừa cao nên lƣợng tiêu thụ Methionine càng tăng ở các khẩu phần có mức độ bánh dầu dừa càng cao. Kết quả Methionine tiêu thụ của thí nghiệm có phần cao hơn so với báo cáo của Đặng Hùng Cƣờng (2011) là 0,16 – 0,24 g/con/ngày và thấp hơn so với thí nghiệm của Trần Bảo Nhân (2013) là 0,23 – 0,26 g/con/ngày.

Lƣợng Canxi tiêu thụ cao nhất ở nghiệm thức CP-BDD0 (0,23 g/con/ngày), thấp nhất ở nghiệm thức CP-BDD30 (0,20 g/con/ngày), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05), Lƣợng Ca của thí nghiệm thấp hơn so với Trần bảo Nhân (2014) là 0,55 – 0,59 g/con/ngày. Hàm lƣợng Photpho tiêu thụ dao động từ 0,464 – 0,484 g/con/ngày, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Năng lƣợng trao đổi (ME) tiêu thụ cao nhất ở nghiệm thức CP-BDD22,5 là 0,726 MJ/con/ngày, giảm ở các nghiệm thức CP-BDD30, CP-BDD15 và CP-BDD7,5 lần lƣợt là 0,721 MJ/con/ngày, 0,717 MJ/con/ngày và 0,714 MJ/con/ngày, sự khác biêt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả ME tiêu thụ trong thí nghiệm phù hợp với kết quả báo cáo của Trần Hữu Lành (2013) khi sử dụng cỏ đậu phộng để nuôi gà Sao tăng trƣởng trung bình là 0,66 – 0,79 MJ/con/ngày, cao hơn nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) có năng lƣợng trao đổi tiêu thụ là 0,63 MJ/con/ngày.

47

4.3 Trọng lƣợng đầu, trọng lƣợng cuối, tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn của thí nghiệm

Tăng trọng hàng ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà Sao ở các nghiệm thức thí nghiệm đƣợc trình bày ở Bảng 4.3.

Bảng 4.3: Tăng trọng, trọng lƣợng cuối và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà Sao thí nghiệm Nghiệm thức ± SE P CP- BDD0 CP- BDD7,5 CP- BDD15 CP- BDD22,5 CP- BDD30 KL đầu (g) 369,1 368,6 367,5 366,3 369,3 11,98 1,000 KL cuối (g) 1469b 1517ab 1565ab 1603a 1582ab 24,36 0,019 Tăng Trọng (g/con) 15,7b 16,4ab 17,1a 17,7a 17,3a 0,271 0,003 FCR 3,62a 3,45ab 3,32b 3,24b 3,27b 0,062 0,007 CP/TT 0,73a 0,70ab 0,67b 0,65b 0,66b 0,012 0,007 ME/TT 0,046a 0,044ab 0,042ab 0,041b 0,041b 0,001 0,016 CP/ME 16,1a 16,0b 16,0c 15,9d 15,8e 0,001 0,001

Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c, d, e trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05. KL: trọng lượng. TT là tăng trọng.

Trọng lƣợng trung bình của gà Sao đầu thí nghiệm ở cả năm nghiệm thức đƣợc bố trí đồng đều nhau, điều này nhằm đảm bảo không ảnh hƣởng đến kết quả thí nghiệm. Qua Bảng 4.3 cho thấy trọng lƣợng trung bình của gà Sao bắt đầu thí nghiệm ở năm nghiệm thức là tƣơng đƣơng nhau (366 – 369 g) sự chênh lệch này khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Kết quả tăng trọng hằng ngày của gà trong thí nghiệm khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05), tăng trọng thấp nhất ở nghiệm thức không có thay thế CP bánh dầu dừa CP-BDD0 là 15,7 g/con/ngày, tiếp theo kết quả tăng dần ở các nghiệm thức CP-BDD7,51, CP-BDD15 và CP-BDD30 lần lƣợt là là 16,4 g/con/ngày, 17,1 g/con/ngày và 17,3 g/con/ngày, cao nhất ở nghiệm thức CP- BDD22,5 là 17,7 g/con/ngày. Kết quả của thí nghiệm có thể đƣợc giải thích là gà đƣợc nuôi ở các khẩu phần thay thế CP bánh dầu dừa có lƣợng EE và ME cao hơn ở nghiệm thức CP-BDD22,5 (17,7 g/con/ngày).

Kết quả tăng trọng thể hiện ở Hình 4.3 cao nhất trong thí nghiệm (17,7 g/con/ngày) thấp hơn so với các nghiên cứu của Trƣơng Nguyễn Nhƣ Huỳnh (2011) khi sử dụng phụ phẩm cá tra để nuôi gà Sao tăng trƣởng, Trần Hữu Lành (2013) khi bổ sung cỏ đậu phộng vào khẩu phần gà Sao nuôi thịt lần lƣợt là 18,3 g/con/ngày và 18,1 g/con/ngày và kết quả báo cáo của Đặng Hùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

48

Cƣờng (2011) khi nghiên cứu ảnh hƣởng của các mức độ protein thô trong khẩu phần lên khả năng tăng trọng và tỷ lệ tiêu hóa dƣỡng chất của gà Sao, tăng trọng của gà Sao đạt đƣợc là 19,4 g/con/ngày. Kết quả tăng trọng của thí nghiệm cao hơn báo cáo của Phùng Đức Tiến và ctv. (2006) với 16,9 g/con/ngày và Saina (2005) là 12,3 g/con/ngày

Trọng lƣợng cuối của gà Sao trong thí nghiệm cao nhất (P<0,05) ở nghiệm thức CP-BDD22,5 là 1.603g/con và ở nghiệm thức CP-BDD0 đạt trọng lƣợng thấp nhất là 1.469g/con, các nghiệm thức CP-BDD7,5, CP- BDD15, CP-BDD30 có trọng lƣợng cuối thí nghiệm lần lƣợt là 1.517g/con, 1.564g/con và 1.581g/con, sự khác biệt về trọng lƣợng cuối giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trọng lƣợng cuối của gà Sao trong thí nghiệm cao hơn so với kết quả nuôi gà Sao bằng khẩu phần thức ăn hỗn hợp bổ sung lục bình của Tôn Thất Thịnh (2010) với trọng lƣợng từ 1.485g/con đến 1.539g/con và cũng cao hơn kết quả của Moreki (2009) báo cáo trọng lƣợng đạt đƣợc lúc bán thịt ở giai đoạn 15 - 16 tuần tuổi có trọng lƣợng 1.250 – 1.470 g/con, tuy nhiên kết quả trọng lƣợng cuối thí nghiệm thấp hơn nghiên cứu của Trần Bảo Nhân (2013) và Phạm Văn Bé Ba (2009) lần lƣợt là 1.654 – 1.741g/con và 2.128 – 2.465g/con.

49

Hình 4.4 cho thấy đƣợc hệ số chuyển hóa thức ăn của gà sao khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa các nghiệm thức thì nghiệm thức CP-BDD0 có hệ số chuyển hóa thức ăn cao nhất và thấp nhất là nghiệm thức CP-BDD22,5. Kết quả này khá phù hợp với nghiên cứu của Trần Bảo Nhân (2013) là 3,31 – 3,41. Hệ số chuyển hóa thức ăn của nghiệm thức CP-BDD22,5 là thấp nhất có thể giải thích đƣợc rằng đây chính là nghiệm thức có tăng trọng cao nhất.

Hình 4.4: Biểu đồ hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà Sao ở các nghiệm thức

Qua hình 4.5 cho ta thấy hàm lƣợng béo tiêu thụ và tăng trọng của gà Sao có mối quan hệ rất chặt chẽ theo phƣơng trình phi tuyến tính y=-71,64x-

2

+622,1x-1333 với hệ số xác định hồi qui R2=0,97. Điều này nói lên rằng khi lƣợng béo tiêu thụ tăng thì tăng trọng của gà Sao cũng tăng theo nhƣng khi đến mức độ nhất định thì tăng trọng sẽ giảm.

50

Hình 4.5: Biểu đồ mối quan hệ giữa EE tiêu thụ và tăng trọng gà thí nghiệm

Qua hình 4.6 cho ta thấy giữa năng lƣợng trao đổi ăn vào và tăng trọng gà có mối quan hệ rất chặt chẽ theo phƣơng trình phi tuyến tính y=- 45x2+22355x-8071 với R2=0,94. Điều này nói lên rằng khi tăng lƣợng ME trong khẩu phần nuôi gà sao tăng trƣởng thì tăng trọng của gà tăng theo nhƣng đến một mức nhất định thì sẽ giảm.

Hình 4.6: Biểu đồ mối quan hệ giữa ME (MJ/con/ngày) tiêu thụ với tăng trọng (g/con)

51

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc sử dụng protein bánh dầu dừa trong khẩu phần nuôi gà sao thịt (Trang 45 - 54)