nghiệm
Thành phần hóa học và giá trị năng lƣợng của thức ăn trong thí nghiệm đƣợc trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Thành phần hóa học và giá trị năng lƣợng của thức ăn trong thí nghiệm (%DM)
Chỉ tiêu Tấm Cám Đậu nành BDD DCP * Lá rau
muống DM 84,6 89,4 97,6 89,7 100,0 10,6 OM 99,1 91,4 94,0 92,6 - 91,1 CP 8,02 11,2 41,5 20,1 - 23,5 EE 2,98 9,67 11,2 8,50 - 4,78 CF 0,65 10,3 9,15 14,3 - 17,5 NDF 8,13 21,0 21,7 59,1 - 30,9 ADF 3,86 14,6 16,9 32,7 - 21,6 Ash 0,90 8,60 80,2 7,40 80,2 8,90 ME 13,8 10,4 13,1 13,2 - 11,7 Lys 0,28 0,56 2,78 1,49 - 0,11 Met 0,20 0,27 0,57 0,46 - 0,04 Ca 0,11 0,17 0,28 0,22 23,8 0,10 P 0,20 1,65 0,56 0,76 18,4 0,05
DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: protein thô, EE: béo thô, CF: xơ thô, NDF: xơ trung tính, Ash: khoáng tổng số, ME: năng lượng trao đổi Các chỉ tiêu còn lại được phân tích tại phòng thí nghiệm Bộ Môn Chăn Nuôi Khoa Nông Nghiệp & SHUD, (*Viện Chăn Nuôi Quốc Gia, 1995)
Bảng 4.1 trình bày thành phần hóa học khẩu phần thức ăn dùng trong thí nghiệm. Qua bảng cho thấy, hàm lƣợng DM hầu hết các thực liệu tƣơng đối cao khoảng 84,6 – 97,6% ngoại trừ là rau muống và DCP. Hàm lƣợng DM của tấm là 84,6%, kết quả hàm lƣợng DM tấm trong nghiên cứu này phù hợp với kết quả báo cáo của Đặng Hùng Cƣờng (2011) khi nghiên cứu ảnh hƣởng của các mức độ protein thô trong khẩu phần lên khả năng tăng trọng của gà Sao là 84,1%, tuy nhiên thấp hơn kết quả nghiên cứu của Le Thi Men et al. (2005) DM là 88,5%. Đối với bánh dầu dừa đƣợc sử dụng trong thí nghiệm có hàm lƣợng DM 89,2%, kết quả này tƣơng đƣơng với thí nghiệm của Trần Bảo Nhân
41
(2013) là 89,2%. Đậu nành trong thí nghiệm này có hàm lƣợng DM cao nhất là 97,6%, kết quả này cao hơn báo cáo của Nguyễn Văn Bé (2013) khi nghiên cứu ảnh hƣởng của đạm và năng lƣợng lên trọng lƣợng và tuổi bắt đầu đẻ của gà Sao hậu bị có hàm lƣợng DM là 87,3%, kết quả của thí nghiệm cũng cao hơn kết quả của Đặng Hùng Cƣờng (2011) khi nghiên cứu ảnh hƣởng của các mức độ protein thô trong khẩu phần lên khả năng tăng trọng của gà Sao có lƣợng DM là 86,8%, và cũng cao hơn so với thí nghiệm của và Trần Hữu Lành (2013) là 87,2%.
Hàm lƣợng CP của tấm là 8,0%, kết quả phân tích của thí nghiệm này tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Trần Bảo Nhân (2013) là 7,9%. Tuy nhiên thấp hơn so với kết quả báo cáo của Thim et al. (2007) và Lâm Thanh Bình (2009) lần lƣợt là 9,43% và 9,11%. Đậu nành sử dụng trong thí nghiệm có CP cao nhất là 42,1%, kết quả này tƣơng đƣơng với báo cáo của Phạm Văn Bé Ba (2009) là 42,8%; cao hơn kết quả nghiên cứu của Trần Hữu Lành (2013) là 41,6%; thấp hơn nghiên cứu của Lê Ngọc Trâm Anh (2011) là 44,2%. Hàm lƣợng CP của cám là 11,2% tƣơng đƣơng với thí nghiệm của Trần Hữu Lành (2013) là 11,6%. Hàm lƣợng CP của BDD là 20,1% thấp hơn kết quả của Trần Bảo Nhân (2013) là 21,3%.
Tấm dùng trong thí nghiệm có hàm lƣợng EE là 2,98%, phù hợp so với kết quả của Đặng Hùng Cƣờng (2011) và Trần Hữu Lành (2013) đều là 2,86%; cao hơn kết quả của Trƣơng Nguyễn Nhƣ Huỳnh (2011) là 1,7%.
Hàm lƣợng NDF trong thí nghiệm của cám là 21,0%, thấp hơn kết quả báo cáo của Trần Hữu Lành (2013) là 22,9%, còn hàm lƣợng NDF của BDD trong thí nghiệm thì lại tƣơng đƣơng với kết quả của Trần Bảo Nhân (2013) là 58,5%.
Giá trị ME của tấm trong thí nghiệm là 13.8 MJ/kg thấp hơn so với thí nghiệm Trần Bảo Nhân (2013) và Trần Hữu Lành (2013) đều là 14,0 MJ/kg, thấp hơn Le Thi Men et al. (2005) là 14,8 MJ/kg nhƣng cao hơn báo cáo của Phạm Văn Bé Ba (2009) là 13,6 MJ/kg. Giá trị ME của BDD tƣơng đƣơng với kết quả của Trần Bảo Nhân (2013) là 13,2 MJ/kg.
Sự khác biệt về hàm lƣợng dƣỡng chất của các thực liệu trong thí nghiệm của chúng tôi so với các kết quả báo cáo khác có thể do sự khác nhau giữa qui trình sản xuất và nguồn nguyên liệu, vị trí địa lý, điều kiện tiểu khí hậu, thổ nhƣỡng nơi canh tác, phƣơng pháp trồng, thời điểm thu hoạch, qui trình sản xuất, cách bảo quản và thời gian bảo quản.
42