Bánh dầu đậu nành

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc sử dụng protein bánh dầu dừa trong khẩu phần nuôi gà sao thịt (Trang 33)

Đậu nành và bánh dầu đậu nành là loại thức ăn cung cấp đạm đƣợc xếp vào hạng loại nhất trong các loại thức ăn cung cấp đạm cho gia cầm trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc. Hạt đậu nành có hàm lƣợng protein rất cao so với các hạt đậu khác, trong hạt khô có thể đạt từ 36 - 37% protein thô, chất béo thô trong hạt đạt từ17 - 18%, trong chất béo này có rất nhiều acid béo thiết yếu nhƣ acid linoleic và acid linolenic. Đậu nành hạt ngoài giá trị cung cấp đạm ra nó còn là loại thức ăn giàu năng lƣợng cao hơn bắp và hầu hết các loại hạt có dầu khác vì vậy sử dụng trong chăn nuôi gà thịt rất tốt. Sản phẩm phụ của đậu nành sau khi ép dầu là bánh dầu đậu nành là loại thức ăn cung cấp đạm dùng rất phổ biến hiện nay, nó có chứa hàm lƣợng protein thô từ 41- 50%, hàm lƣợng xơ thấp (Robert, 2008). Hàm lƣợng acid amin của đậu nành thì rất tốt. Hàm lƣợng lysine trong protein đậu nành chỉ thấp hơn so với protein đậu Hà Lan, bột cá và sữa. Đậu nành là nguồn giàu tryptophan, threonine and isoleucine mà thƣờng là các acid amin bị giới hạn trong các loại hạt ngũ cốc (Robert, 2008). Một số nƣớc trên thế giới coi đậu nành là thức ăn cung cấp đạm chủ yếu trong thức ăn gia cầm. Đậu nành sau khi rang, xử lý nhiệt độ có mùi thơm, kích thích tính thèm ăn của gia cầm. Gia cầm ăn bắp và đậu nành thì chất lƣợng thịt thơm ngon (Lê Đức Ngoan et al., 2004). Tuy nhiên, trong đậu nành sống có chứa chất antitrypsine nhƣ glycin, lectinin và soyin. Vì vậy, nếu không xử lý mà cho gia cầm ăn đậu nành sống thì không những làm giảm khả năng tiêu hoá mà còn làm giảm giá trị sinh học của đậu nành.

2.5.4 Bột xƣơng

Bột xƣơng là thành phần của khẩu phần để cân đối canxi và photpho trong thức ăn hỗn hợp gia súc, gia cầm. Liều lƣợng hàng ngày cho trâu bò 20 – 25 g, bê nghé 5 – 10 g và ở gà là 1 – 2 g.

31

Bảng 2.8: Thành phần hóa học của một số loại thực liệu để nuôi gia cầm

Thành phần (%) DM CP EE CF NDF Ash ME

Bột đậu nành 90,9 44,5 11,4 9,11 22,9 5,20 12,4 Cám 85,5 11,0 9,80 14,1 20,6 9,40 10,4

Tấm* 84,1 7,80 2,86 0,70 - 0,60 -

(Trương Nguyễn Như Huỳnh , 2011) Ghi nhú: * Đặng Hùng Cường (2011)

2.5.5 Bánh dầu dừa

Bánh dầu dừa là nguồn năng lƣợng và protein có giá trị đƣợc sử dụng một cách rộng rãi. Tuy nhiên, khả năng tiêu hoá protein của chúng thấp và thức ăn mau bị ôi khét. Bánh dầu dừa phồng lên nhanh chóng khi thấm nƣớc và có thể sử dụng ở dạng này ở mức 50 % trong khẩu phần (Đinh Văn Cải, 2012).

Bánh dầu dừa phồng lên nhanh chóng khi thấm nƣớc và có thể sử dụng ở dạng này ở mức 50 % trong khẩu phần (Đinh Văn Cải, 2012).

Việt Nam là một trong những sản xuất nhiều dừa và các sản phẩm từ dừa. Cơm dừa khô là phần cùi dừa của trái dừa đem sấy khô theo phƣơng pháp thủ công hay bằng thiết bị chuyên dụng. Sản phẩm này có giá trị vì là nguyên liệu chế ra dầu dừa, làm bánh, mứt, kẹo và phụ phẩm có thể làm thức ăn chăn nuôi gia súc hay làm phân bón. Trong quá trình chiết xuất lấy dầu thì thu đƣợc 70 % dầu và 30 % bã dừa. Phụ phẩm này đƣợc ép thành bánh dùng làm thức ăn cho gia súc.

Hàm lƣợng dầu trong dừa biến động từ 2,5 – 6,5 %, dễ bị ôi trong khi tồn trữ. Tình trạng dễ bị ôi của bánh dầu dừa không phải do bị oxy hóa vì chứa acid béo chƣa no mà do hiện tƣợng thủy phân xảy ra khi hút ẩm tạo ra các acid béo chuỗi ngắn tan trong nƣớc vì mùi hôi khó chịu hoặc khi ẩm độ thích hợp nấm móc phát triển làm sản sinh ra các ceton có mùi hôi.

32

vật. Chứa 19 – 21 %CP chất lƣợng không cao, đồng thời hàm lƣợng xơ trong bánh dầu dừa cao 13% đây là đều hạn chế của bánh dầu dừa khi dùng trong khẩu phần cho gia súc độc vị. Bánh dầu dừa có đặc tính hút đƣờng cao đến 50 % trọng lƣợng của nó, đặc tính này đƣợc sử dụng để phối hợp các khẩu phần có mật đƣờng (Lƣu Hữu Mãnh, 1999).

33

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 Thời gian nghiên cứu

Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong thời gian từ 08/2014 đến 11/2014.

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu thí nghiệm

Thí nghiệm đƣợc tiến hành tại trại chăn nuôi số 474 C/18 khu vực Bình An, Phƣờng Long Hòa, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ. Mẫu đƣợc phân tích tại phòng thí nghiệm Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ.

3.1.3 Đối tƣợng nghiên cứu

Gà Sao giống thuần dòng trung, có nguồn gốc đàn bố mẹ nhập từ Hungari, đƣợc sản xuất tại trại chăn nuôi số 474 C/18, khu vực Bình An, phƣờng Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần thơ. Gà Sao đƣợc nuôi úm đến 4 tuần tuổi bằng thức ăn hỗn hợp có 20% CP do Công ty Proconco sản xuất và chủng ngừa các loại vacxin dịch tả và cúm gia cầm. Sau đó gà đƣợc chọn bố trí vào thí nghiệm lúc 5 tuần tuổi.

Hình 3.1: Gà con nuôi trong giai đoạn úm

3.1.4 Chuồng trại thí nghiệm

Chuồng trại đƣợc xây dựng theo kiểu hai mái lợp lá. Khung chuồng đƣợc làm bằng sắt. Đáy chuồng lót bằng lƣới kẽm cách nền 60 cm, xung quanh làm bằng lƣới kẽm và trên nắp chuồng đƣợc đậy bằng lƣới nylon. Diện tích mỗi ô chuồng cho một đơn vị thí nghiệm là 1,5 m2

/10 con gà sử dụng trong thí nghiệm. Phía dƣới máng ăn có cao su hứng lƣợng thức ăn thừa để kiểm soát lƣợng ăn hàng ngày của thí nghiệm. Phía dƣới đáy chuồng nuôi có lót cao su hƣớng phân dễ dàng vệ sinh hàng ngày.

34

Hình 3.2: Chuồng trại thí nghiệm

3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm

Bao gồm máng ăn, máng uống, cân điện tử 1 kg, cân đồng hồ 2 kg, 5 kg và 20 kg, ống chích, kim tiêm, thùng đựng phân, bình xịt tiêu độc sát trùng… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.6 Thức ăn thí nghiệm

Thực liệu thức ăn sử dụng trong thí nghiệm đƣợc mua cùng một cơ sở sản xuất thức ăn gia súc và phối trộn thành thức ăn hỗn hợp có hàm lƣợng CP là 20% và năng lƣợng trao đổi là 3000 MJ/kgDM. Bánh dầu dừa đƣợc cung cấp từ một nguồn ổn định trong suốt thời gian thí nghiệm. Thực liệu và bánh dầu dừa đƣợc phân tích các thành phần dƣỡng chất trƣớc khi tiến hành thí nghiệm.

Bảng 3.1: Công thức khẩu phần thức ăn hỗn hợp (%DM)

Thực liệu Tỷ lệ (%) Tấm Cám Đậu nành DCP Tổng 40,0 25,0 34,0 1,0 100

35

Bảng 3.2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dƣỡng của thức ăn hỗn hợp trong thí nghiệm (%DM)

Thành phần hóa học của khẩu phần thí nghiệm

%DM 90 OM 94,5 CP 20,1 EE 7,42 CF 5,95 NDF 15,9 ADF 10,9 Ash 5,4 ME 12,57 Lys 1,2 Met 0,34 Ca 0,42 P 0,87

Ghi chú: BDD: Bánh dầu dừa; TAHH: Thức ăn hỗn hợp

Thức ăn đƣợc trộn, cân trƣớc khi cho ăn và ghi lại vào mỗi buổi sáng, mỗi ngày cho ăn 4 lần. Lƣợng thức ăn thừa đƣợc cân và ghi lại vào sáng hôm sau từ đó biết đƣợc lƣợng thức ăn tiêu thụ vào mỗi ngày.

36

Hình 3.3: Bánh dầu dừa Hình 3.4: Lá rau muống

Hình 3.5: Tấm Hình 3.6: Cám

37

Bảng 3.3: Thành phần thực liệu thí nghiệm và thành phần hóa học của các nghiệm thức thí nghiệm CP-BDD0 CP-BDD7,5 CP-BDD15 CP-BDD22,5 CP-BDD30 TAHH 100 92,5 85 77,5 70 BDD 0 7,5 15 22,5 30 DM 90,0 90,0 89,9 89,8 89,8 CP 20,0 20,0 20,0 20,0 20,0 EE 7,42 7,50 7,58 7,66 7,74 NDF 15,9 19,1 22,4 25,6 28,8 ME 12,6 12,6 12,7 12,7 12,8 3.1.7 Nƣớc uống

Nguồn nƣớc sử dụng cho gà uống là nƣớc từ giếng khoan sâu 80 m đã qua lắng lọc, đảm bảo nhu cầu nƣớc sạch cho gà Sao trong thí nghiệm.

Nƣớc uống đƣợc cho đầy đủ liên tục trong ngày, máng uống đƣợc vệ sinh sau mỗi lần thay nƣớc mới.

3.1.8 Thú y

Bao gồm các loại vitamin, thuốc kháng sinh và hóa chất tiêu độc sát trùng chuồng trại. Trong giai đoạn nuôi úm gà đƣợc cho uống đƣờng glucose, vitamin C và Electrolye để tăng cƣờng sức đề kháng. Đồng thời sử dụng các loại kháng sinh nhƣ Tetra – Colistin, để phòng và trị bệnh tiêu chảy, cầu trùng. Chuồng trại đƣợc vệ sinh hằng ngày và tiêu độc sát trùng định kỳ hằng tuần bằng hóa chất navetcide (hoạt chất glutaradehyte và benzalkonium).

38

3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 3.2.1 Bố trí thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm đƣơ ̣c bố trí g ồm 150 con gà Sao ở 5 tuần tuổi có trọng lƣợng tƣơng đƣơng nhau (366 – 369 g/con). Thí nghiệm đƣợc bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức tƣơng ứng với 5 khẩu phần có 5 mức độ thay thế đạm (CP) của TAHH bằng đạm (CP) của bánh dầu dừa và lặp lại 3 lần. Trong các nghiệm thức, các mức độ đạm của TAHH đƣợc thay thế bằng đạm của BDD ở các mức độ 0; 7,5; 15; 22,5; 30. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm 10 con. Thời gian thí nghiệm là 10 tuần.

Hình 3.9: Gà Sao trong thí nghiệm

3.2.3 Cách thu thập số liệu và lấy mẫu

Thức ăn hàng ngày đƣợc xác định bằng cách cân trọng lƣợng thức ăn mỗi lần ăn trong ngày. Sáng hôm sau cân trọng lƣợng thức ăn thừa. Từ đó tính đƣợc mức tiêu thụ thực sự mỗi ngày.

Mẫu thức ăn cho ăn và thức ăn thừa đƣợc thu thập 1 lần mỗi tuần và đƣợc sấy khô ở nhiệt độ là 550C, nghiền mịn chuẩn bị phân tích các thành phần hóa học gồm: DM, OM, CP, Ash, EE, CF và NDF.

DM đƣợc xác định bằng cách sấy ở 1050C trong 12 giờ. OM và Ash đƣợc xác định bằng cách nung mẫu ở 5500C trong 3 giờ. CP đƣợc xác định bằng phƣơng pháp Kjeldahl và EE đƣợc xác định bằng cách dùng ethyl ether chiết xuất trong hệ thống Soxhlet (AOAC, 1990). Phân tích CF và NDF đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp của Van Soest et al. (1991).

Gà thí nghiệm đƣợc cân vào mỗi tuần trong suất thời gian thí nghiệm, cân vào lúc sáng sớm trƣớc khi cho ăn để xác định tăng trọng.

39

3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lƣợng thức ăn và dƣỡng chất tiêu thụ trong suốt quá trình thí nghiệm, tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả kinh tế.

Lƣợng thức ăn tiêu thụ đƣợc xác định bằng cách cân lƣợng thức ăn cho ăn hàng ngày và lƣợng thức ăn thừa vào sáng hôm sau để xác định lƣợng thức ăn tiêu thụ hàng ngày.

Tăng trọng của gà (g/con/ngày)đƣợc xác định bằng cách cân trọng lƣợng từng gà khi bố trí thí nghiệm để xác định trọng lƣợng ban đầu, sau đó cân vào cuối mỗi tuần và lúc kết thúc thí nghiệm. Gà thí nghiệm đƣợc cân trọng lƣợng từng con và toàn bộ số gà có trong mỗi đơn vị thí nghiệm lúc sáng sớm trƣớc khi cho ăn để xác định tăng trọng của gà theo tuần. Tăng trọng bình quân (TTBQ) của gà sẽ đƣợc tính theo công thức

TTBQ (g/con/ngày) = (KL cuối TN – KL đầu TN)/số ngày thí nghiệm

Hệ số chuyển hóa thức ăn đƣợc tính bằng cách lấy số lƣợng thức ăn tiêu thụ trong giai đoạn thí nghiệm chia cho tăng trọng trong giai đoạn thí nghiệm.

Hiệu quả kinh tế của từng nghiệm thức thí nghiệm đƣợc tính dựa vào tổng chi và tổng thu. Tổng chi gồm có tiền gà giống, chuồng trại, thức ăn, thuốc thú y, điện nƣớc và công lao động. Tổng thu gồm có tiền bán gà lúc kết thúc thí nghiệm. Hiệu quả kinh tế là hiệu số giữa tổng thu và tổng chi.

3.3 Xử lý số liệu

Số liệu của thí nghiệm thu đƣợc sẽ đƣợc xử lý bằng chƣơng trình Excel (2007) và phân tích phƣơng sai bằng phần mềm Minitab16 (2010). So sánh sự khác biệt giữa các trung bình nghiệm thức bằng phép thử Tukey của chƣơng trình Minitab16 (2010).

40

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Thành phần hóa học và dƣỡng chất của thức ăn dùng trong thí nghiệm nghiệm

Thành phần hóa học và giá trị năng lƣợng của thức ăn trong thí nghiệm đƣợc trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Thành phần hóa học và giá trị năng lƣợng của thức ăn trong thí nghiệm (%DM)

Chỉ tiêu Tấm Cám Đậu nành BDD DCP * Lá rau

muống DM 84,6 89,4 97,6 89,7 100,0 10,6 OM 99,1 91,4 94,0 92,6 - 91,1 CP 8,02 11,2 41,5 20,1 - 23,5 EE 2,98 9,67 11,2 8,50 - 4,78 CF 0,65 10,3 9,15 14,3 - 17,5 NDF 8,13 21,0 21,7 59,1 - 30,9 ADF 3,86 14,6 16,9 32,7 - 21,6 Ash 0,90 8,60 80,2 7,40 80,2 8,90 ME 13,8 10,4 13,1 13,2 - 11,7 Lys 0,28 0,56 2,78 1,49 - 0,11 Met 0,20 0,27 0,57 0,46 - 0,04 Ca 0,11 0,17 0,28 0,22 23,8 0,10 P 0,20 1,65 0,56 0,76 18,4 0,05

DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: protein thô, EE: béo thô, CF: xơ thô, NDF: xơ trung tính, Ash: khoáng tổng số, ME: năng lượng trao đổi Các chỉ tiêu còn lại được phân tích tại phòng thí nghiệm Bộ Môn Chăn Nuôi Khoa Nông Nghiệp & SHUD, (*Viện Chăn Nuôi Quốc Gia, 1995)

Bảng 4.1 trình bày thành phần hóa học khẩu phần thức ăn dùng trong thí nghiệm. Qua bảng cho thấy, hàm lƣợng DM hầu hết các thực liệu tƣơng đối cao khoảng 84,6 – 97,6% ngoại trừ là rau muống và DCP. Hàm lƣợng DM của tấm là 84,6%, kết quả hàm lƣợng DM tấm trong nghiên cứu này phù hợp với kết quả báo cáo của Đặng Hùng Cƣờng (2011) khi nghiên cứu ảnh hƣởng của các mức độ protein thô trong khẩu phần lên khả năng tăng trọng của gà Sao là 84,1%, tuy nhiên thấp hơn kết quả nghiên cứu của Le Thi Men et al. (2005) DM là 88,5%. Đối với bánh dầu dừa đƣợc sử dụng trong thí nghiệm có hàm lƣợng DM 89,2%, kết quả này tƣơng đƣơng với thí nghiệm của Trần Bảo Nhân

41

(2013) là 89,2%. Đậu nành trong thí nghiệm này có hàm lƣợng DM cao nhất là 97,6%, kết quả này cao hơn báo cáo của Nguyễn Văn Bé (2013) khi nghiên cứu ảnh hƣởng của đạm và năng lƣợng lên trọng lƣợng và tuổi bắt đầu đẻ của gà Sao hậu bị có hàm lƣợng DM là 87,3%, kết quả của thí nghiệm cũng cao hơn kết quả của Đặng Hùng Cƣờng (2011) khi nghiên cứu ảnh hƣởng của các mức độ protein thô trong khẩu phần lên khả năng tăng trọng của gà Sao có lƣợng DM là 86,8%, và cũng cao hơn so với thí nghiệm của và Trần Hữu Lành (2013) là 87,2%.

Hàm lƣợng CP của tấm là 8,0%, kết quả phân tích của thí nghiệm này tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Trần Bảo Nhân (2013) là 7,9%. Tuy nhiên thấp hơn so với kết quả báo cáo của Thim et al. (2007) và Lâm Thanh Bình (2009) lần lƣợt là 9,43% và 9,11%. Đậu nành sử dụng trong thí nghiệm có CP cao nhất là 42,1%, kết quả này tƣơng đƣơng với báo cáo của Phạm Văn Bé Ba (2009) là 42,8%; cao hơn kết quả nghiên cứu của Trần Hữu Lành (2013) là 41,6%; thấp hơn nghiên cứu của Lê Ngọc Trâm Anh (2011) là 44,2%. Hàm lƣợng CP của cám là 11,2% tƣơng đƣơng với thí nghiệm của Trần Hữu Lành (2013) là 11,6%. Hàm lƣợng CP của BDD là 20,1% thấp hơn kết quả của Trần Bảo Nhân (2013) là 21,3%.

Tấm dùng trong thí nghiệm có hàm lƣợng EE là 2,98%, phù hợp so với kết quả của Đặng Hùng Cƣờng (2011) và Trần Hữu Lành (2013) đều là 2,86%; cao hơn kết quả của Trƣơng Nguyễn Nhƣ Huỳnh (2011) là 1,7%.

Hàm lƣợng NDF trong thí nghiệm của cám là 21,0%, thấp hơn kết quả báo cáo của Trần Hữu Lành (2013) là 22,9%, còn hàm lƣợng NDF của BDD trong thí nghiệm thì lại tƣơng đƣơng với kết quả của Trần Bảo Nhân (2013) là 58,5%.

Giá trị ME của tấm trong thí nghiệm là 13.8 MJ/kg thấp hơn so với thí nghiệm Trần Bảo Nhân (2013) và Trần Hữu Lành (2013) đều là 14,0 MJ/kg, thấp hơn Le Thi Men et al. (2005) là 14,8 MJ/kg nhƣng cao hơn báo cáo của Phạm Văn Bé Ba (2009) là 13,6 MJ/kg. Giá trị ME của BDD tƣơng đƣơng với kết quả của Trần Bảo Nhân (2013) là 13,2 MJ/kg.

Sự khác biệt về hàm lƣợng dƣỡng chất của các thực liệu trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc sử dụng protein bánh dầu dừa trong khẩu phần nuôi gà sao thịt (Trang 33)