Thực trạng hạch toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần xây lắp dịch vụ và thương mại Hoàng Lai:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần xây lắp dịch vụ và thương mại hoàng lai (Trang 54 - 60)

b. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ:

2.3. Thực trạng hạch toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần xây lắp dịch vụ và thương mại Hoàng Lai:

thương mại Hoàng Lai:

2.3.1. Đặc điểm, phân loại và phương pháp đánh giá TSCĐHH tại Công ty cổ phần xây lắp dịch vụ và thương mại Hoàng Lai:

a. Đặc điểm, phân loại:

Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể, có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, thỏa mãn 4 tiêu chuẩn sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;

- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;

- Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

Công ty cổ phần xây lắp dịch vụ và thương mại Hoàng Lai là công ty hoạt động với nhiều lĩnh vực khác nhau: Kinh doanh tổng hợp, tư vấn thiết kế, xây dựng các công trình...nhưng ở lĩnh vực nào thì đều có sự tham gia của tài sản cố định hữu hình và nó góp phần không nhỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tài sản cố định hữu hình ở công ty chủ yếu là các máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải và các thiết bị quản lý, mỗi loại có hình thái, đặc điểm khác

nhau. Nhưng có một đặc điểm chung nhất và quan trọng nhất của tài sản cố định hữu hình là khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tài sản cố định hữu hình vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hỏng, nó chỉ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Do đó ta cần phải quản lý tốt về tài sản cố định hữu hình và theo dõi về giá trị hao mòn và giá trị còn lại của nó.

Do tài sản cố định hữu hình của công ty có rất nhiều loại khác nhau, mỗi loại lại có những đặc điểm về tính chất kỹ thuật, công dụng và kiểu cách khác nhau sử dụng trong những lĩnh vực hoạt động khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để thuận tiện cho công tác theo dõi quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định hữu hình thì Công ty cổ phần xây lắp dịch vụ và thương mại Hoàng Lai đã tiến hành phân loại, phân nhóm tài sản cố định hữu hình. Mỗi 1 cách phân loại sẽ đáp ứng những nhu cầu quản lý nhất định và có những tác dụng riêng của nó.Việc phân loại này sẽ là cơ sở để tiến hành công tác kế toán thống kê tài sản cố định hữu hình được chính xác, nhằm tăng cường công tác quản lý tài sản cố định hữu hình theo từng loại hiện có để lập kế hoạch đầu tư trang bị hoặc đổi mới tài sản cố định hữu hình, tính toán và phân bổ khấu hao tài sản cố định hữu hình vào từng đối tượng sử dụng.

Tài sản cố định hữu hình tại công ty Công ty cổ phần xây lắp dịch vụ và thương mại Hoàng Lai khi mua về được kế toán tài sản cố định đưa vào bảng theo dõi tài sản cố định hữu hình (danh mục tài sản cố định hữu hình) và được phân nhóm, phân cho các bộ phận sử dụng khác nhau, mỗi một bộ phận khi được nhận tài sản cố định hữu hình phải có trách nhiệm quản lý và bảo quản, nếu hư hỏng phải báo cáo về cấp trên để có biện pháp sửa chữa, mua sắm thêm tài sản cố định hữu hình.

Danh mục tài sản cố định hữu hình được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Danh mục TSCĐHH tại công ty CPXLDV và TM Hoàng Lai T

T Danh mục TSCĐHH Phân nhóm Nguyên giá

Bắt đầu sử dụng

1 Nhà Văn phòng Nhà cửa 600.000.000 20/3/2005

2 Nhà kho Nhà cửa 120.000.000 12/6/2008

3 Máy đào Hitachi Máy móc thiết bị 1.450.425.000 29/01/2006

4 Máy ủi Máy móc thiết bị 680.000.000 25/3/2006

5 Máy xúc Máy móc thiết bị 153.829.000 08/4/2006

6 Máy trộn Máy móc thiết bị 20.480.000 22/12/2007

7 Giàn khoan địa chất Máy móc thiết bị 90.772.000 05/02/2008 8 Máy đào COMATU Máy móc thiết bị 800.000.000 15/8/2008 9 Máy ủi KOMASU D60 Máy móc thiết bị 600.000.000 02/01/2010 10 Máy lu Viboxmac Máy móc thiết bị 425.250.000 22/5/2010 11 Xe HuynDai 38H-4352 Phương tiện vận tải 350.000.000 02/3/2004 12 Xe HuynDai 38H-6514 Phương tiện vận tải 350.000.000 15/5/2006 13 Xe HuynDai 38H-5210 Phương tiện vận tải 350.000.000 10/8/2007 14 Xe HuynDai 38H-0737 Phương tiện vận tải 500.000.000 11/9/2007 15 Xe chở hàng38H-2025 Phương tiện vận tải 175.000.000 15/2/2008 16 Xe máy SUPE REAM Thiết bị quản lý 10.000.000 13/2/2006

17 Xe máy Honda Thiết bị quản lý 18.000.000 05/2/2006

18 Xe máy YAMAHA Thiết bị quản lý 19.590.000 18/3/2007

19 Xe ô tô Thiết bị quản lý 587.425.000 08/4/2007

20 Máy Denta trắc dọc Thiết bị quản lý 182.400.000 02/6/2007 21 Máy vi tính để bàn Thiết bị quản lý 13.421.000 02/6/2007 22 Máy vi tính để bàn Thiết bị quản lý 18.543.000 02/8/2007 23 Máy vi tính để bàn Thiết bị quản lý 15.021.000 02/8/2007 24 Máy vi tính để bàn Thiết bị quản lý 13.421.000 13/12/2007 25 Máy vi tính để bàn Thiết bị quản lý 15.532.000 03/02/2008

26 Máy in D35 Thiết bị quản lý 13.547.000 10/02/2008

27 Máy phô tô Thiết bị quản lý 27.425.000 10/07/2008

28 Máy phô tô Thiết bị quản lý 22.425.000 05/02/2009

29 Máy vi tính để bàn Thiết bị quản lý 22.542.000 05/3/2009 30 Máy vi tính xách tay Thiết bị quản lý 18.942.000 04/4/2009 31 Máy vi tính xách tay Thiết bị quản lý 35.458.000 05/9/2009 32 Máy vi tính xách tay Thiết bị quản lý 15.927.000 05/4/2010 33 Máy vi tính xách tay Thiết bị quản lý 16.598.000 05/6/2010 ... ... ... ...

* Phân loại tài sản cố định hữu hình:

Tại Công ty cổ phần xây lắp dịch vụ và thương mại Hoàng Lai áp dụng phân loại tài sản cố định hữu hình theo các tiêu thức đó là: phân loại theo kết cấu và công

dụng kinh tế, theo quyền sử dụng và phân loại theo tình hình sử dụng. Ta đi vào xem xét từng cách phân loại tài sản cố định hữu hình ở đơn vị như sau:

* Phân loại theo kết cấu và công dụng kinh tế gồm có:

- Nhà xưởng: Là các tài sản của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng gồm có nhà văn phòng, nhà kho.

- Máy móc thiết bị: bao gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh như máy đào, máy ủi, máy lu....

- Phương tiện vận tải : là các phương tiện dùng để vận chuyển các nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh gồm có, máy kéo, các loại xe tải,…

- Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý: bao gồm các thiết bị dụng cụ phục vụ cho quản lý như máy vi tính, máy điều hoà, xe máy là phương tiện đi lại quản lý…

- Tài sản cố định hữu hình khác: bao gồm những tài sản cố định hữu hình mà chưa được qui định phản ánh vào các loại nói trên. Tính đến 31 tháng 12 năm 2010 tình hình tài sản cố định hữu hình tại Công ty cổ phần xây lắp dịch vụ và thương mại Hoàng Lai như sau:

- Nhà cửa: 720.000.000 - Máy móc thiết bị: 4.220.756.000 - Phương tiện vận tải: 1.725.000.000

- Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý: 1.066.217.000 - Tài sản cố định hữu hình khác: 102.000.000

- Tổng cộng: 7.833.973.000

Phương thức phân loại theo công dụng kinh tế có tác dụng giúp doanh nghiệp nắm được những tư liệu lao động hiện có với giá trị và thời gian sử dụng bao nhiêu, để từ đó có phương pháp trích khấu hao cho phù hợp, đồng thời có phương hướng sử dụng, quản lý tài sản cố định hữu hình có hiệu quả.

* Theo quyền sở hữu:

Theo cách này toàn bộ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp được phân thành tài sản cố định hữu hình tự có và thuê ngoài

- Tài sản cố định hữu hình tự có: là những tài sản được công ty tự xây dựng, mua sắm thêm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn của doanh nghiệp hoặc đi vay của ngân hàng.

- Tài sản cố định hữu hình đi thuê: là những tài sản mà doanh nghiệp thuê ngoài để phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh gồm các máy móc thiết bị mà trong quá trình thi công công trình doanh nghiệp không đủ để phục vụ cho công tác thi công, hoặc không có do đó doanh nghiệp phải đi thuê ngoài.

Với cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm được những tài sản cố định nào mà mình hiện có và những tài sản cố định nào mà mình phải đi thuê, để có hướng sử dụng và mua sắm thêm nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh

* Theo tình hình sử dụng:

Theo cách này toàn bộ tài sản cố định hửu hình của doanh nghiệp được phân thành các loại sau:

- Tài sản cố định hữu hình đang sử dụng: đó là những tài sản cố định hửu hình đang trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hay đang sử dụng với những mục đích khác nhau của những doanh nghiệp khác nhau. - Tài sản cố định hữu hình không sử dụng: là các tài sản cố định hữu hình không sử dụng do thừa so với nhu cầu sử dụng hoặc không còn phù hợp với việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tài sản cố định hữu hình chờ thanh lý: là các tài sản hư hỏng quá nặng không còn sử dụng được nữa, doanh nghiệp cần thanh lý để thu hồi vốn sử dụng cho việc đầu tư đổi mới tài sản cố định hữu hình.

• TSCĐHH đang dùng trong SXKD: 6.933.973.000

• TSCĐHH không sử dụng: 420.000.000

• TSCĐHH chờ thanh lý: 480.000.000

Tổng cộng: 7.833.973.000

Phân loại tài sản cố định hữu hình theo tình hình sử dụng giúp doanh nghiệp nắm được những tài sản cố định hữu hình nào đang sử dụng tốt, những tài sản cố

định hữu hình nào không sử dụng nữa để có phương hướng thanh lý thu hồi vốn cho doanh nghiệp.

Sự phân loại tài sản cố định hữu hình trong công ty đã tạo điều kiện cho công tác hạch toán tài sản cố định hữu hình được dễ dàng hơn, từ đó đáp ứng những thông tin nhanh, chính xác và thuận tiện theo dõi quản lý trên hệ thống sổ sách của đơn vị, vừa biết được tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định hữu hình, vừa phân tích được tác dụng của từng loại tài sản cố định hữu hình khi tham gia vào sản xuất, biết và đánh giá được tiềm lực sản xuất, biết được nguồn hình thành nên tài sản cố định hữu hình để từ đó sử dụng và phân phối nguồn vốn khấu hao được chính xác.

b. Phương pháp đánh giá TSCĐHH tại Công ty CPXLDVTM Hoàng Lai:

Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình bị hao mòn dần, để hoạch toán đúng và trích khấu hao tài sản cố định hữu hình vào chi phí được chính xác, đầy đủ thì kế toán phải đánh giá tài sản cố định hữu hình. Đánh giá tài sản cố định hữu hình là việc biểu hiện tài sản theo những nguyên tắc nhất định.

Đối với công ty cổ phần xây lắp dịch vụ và thương mại Hoàng Lai việc đánh giá tài sản cố định hữu hình được đánh giá theo nguyên giá. Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến việc xây dựng, mua sắm, kể cả chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử trước khi dùng. Và được xác định như sau:

- Nguyên giá của TSCĐHH mua sắm = giá mua + chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt chạy thử( nếu có) - số giảm giá được hưởng (nếu có)

- Nguyên giá TSCĐHH xây dựng đưa vào sử dụng = giá thành thực tế (giá trị quyết toán) + chi phí trước khi sử dụng

Việc xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tiến hành đều đặn, công việc tính giá tài sản cố định hữu hình có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác quản lý về mặt hiện vật đồng thời là căn cứ để tính khấu hao chính xác.Toàn bộ tài sản cố định hữu hình của đơn vị được theo dõi phản ánh trong sổ theo dõi tài sản cố định. Việc đánh giá tài sản cố định hữu hình theo nguyên giá sẽ giúp cho đơn vị nắm được tổng số vốn đầu tư, mua sắm xây dựng tài sản cố định

hửu hình, nắm được tình hình trang bị kỹ thuật của đơn vị từ đó có kế hoạch, phương hướng đầu tư thích đáng. Ngoài ra cần theo dõi được sự biến động tăng, giảm về số lượng và về giá trị của tài sản cố định hữu hình.

Trong thời gian sử dụng, nguyên giá tài sản cố định hữu hình có thể bị thay đổi, khi đó phải căn cứ vào thực trạng để ghi tăng hay giảm nguyên giá tài sản cố định hữu hình và chỉ thay đổi trong các trường hợp sau:

+ Đánh giá lại giá trị tài sản cố định hữu hình.

+ Nâng cấp, cải tạo làm tăng năng lực và kéo dài thời gian hữu dụng của tài sản cố định hữu hình.

+ Tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản cố định hữu hình.

Khi thay đổi nguyên giá tài sản cố định hữu hình doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định hữu hình và tiến hạch toán theo các qui định hiện hành.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần xây lắp dịch vụ và thương mại hoàng lai (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w