Trong tuyên truyền giáo dục

Một phần của tài liệu Nét đẹp trong lễ tết xíp xí của người thái trắng ở tỉnh sơn la (Trang 52 - 57)

7. Cấu trúc của đề tài

2.4.2.Trong tuyên truyền giáo dục

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân, hiểu biết và tôn trọng có ý thức bảo vệ bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình.

Tạo môi trường văn hoá lành mạnh phát triển việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc qua các Lễ hội. Điều đó gắn liền với việc nâng cao trình độ dân trí và những hiểu biết của nhân dân về văn hoá dân tộc. Tiếp thu sàng lọc văn hoá nước ngoài, coi trong xây dựng thiết chế văn hoá làng bản. Khi thiết kế và tổ chức các Lễ hội, lễ tết.

Đưa chương trình giáo dục văn hoá, văn nghệ dân tộc vào chương trình giáo dục phổ thông, làm cho các thế hệ trẻ hiểu biết, yêu mến các giá trị văn hoá của cha ông để lại.

Mặc dù Tết Xíp xí đã có từ lâu đời, đối với bản thân chúng em việc nghiên cứu Tết Xíp xí của dân tộc Thái Trắng là một vấn đề mới mẻ, Tết Xíp xí của dân tộc Thái Trắng Sơn La. Để góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc ngày càng phong phú, lưu truyền cho con cháu mai sau.

Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của đồng bào Thái Trắng là vấn đề quan trọng, đóng vai trò cốt lõi trong giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người. Từ đó hình thành ý thức giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của họ một cách chủ động, tích cực và tự giác. Chỉ có như vậy cốt cách và lòng tự tôn dân tộc mới luôn giữ vai trò hạt nhân trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước.

Quá trình tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống tộc người Thái Trắng tỉnh Sơn La cần có sự thay đổi trong phương thức. Việc tuyên truyền không chỉ dừng lại ở những bài viết trên báo chí, phát thanh, mà còn được tiến hành lồng ghép vào hình ảnh sinh động trên các áp phích, trang mạng xã hội.

Về hệ thống giáo dục quốc dân: đối tượng quan trọng của việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Thái trắng ở Sơn La là thanh thiếu niên. Do vậy, giáo dục qua nhà trường là biện pháp hữu hiệu nhất. Đồng thời, nhà trường nên tổ chức những buổi học ngoại khóa đến bản làng người Thái Trắng. Đây là hoạt động có ý nghĩa, thu hút đông đảo người Thái Trắng tham gia, góp phần gìn giữ và bảo lưu những giá trị truyền thống.

Thiết chế gia đình: tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân thông qua thiết chế gia đình có vai trò quan trọng trong quá trình giữ gìn và phát huy

các yếu tố truyền thống. Trước hết cha mẹ trong gia đình phải là tấm gương mẫu mực trong việc thực hành thường xuyên giá trị văn hóa truyền thống tộc người. Họ có thể lồng ghép vào các câu chuyện trong sinh hoạt gia đình để nhắc nhở, dạy dỗ con cháu theo phương thức truyền thống. Tuy nhiên, với các gia đình ở khu vực thành thị, việc giáo dục theo cách này không đơn giản, vì lối sống, nếp sống đô thị hóa khác với nông thôn. Do vậy, đối với khu vực này, các bậc cha mẹ nên dành thời gian cùng con cháu tham gia vào lễ hội, tết của tộc người Thái tại các vùng nông thôn… Làm được như vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục người dân trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống mới đạt hiệu quả cao.

Xác định giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền là công việc tự thân của chính cộng đồng.

Khi đã nhận thức được các yếu tố thuộc về nội dung trong hệ thống giá trị văn hóa truyền thống tộc người, bản thân những người Thái Trắng đang sinh sống phải nhận thức và hành động để bảo vệ những giá trị đó.

Trong bối cảnh hội nhập mở cửa diễn ra mạnh, vai trò của cộng đồng với tư cách là chủ thể sáng tạo của văn hóa được đề cao, thể hiện trong việc tiếp thu, lĩnh hội, bổ sung, làm giàu các yếu tố bên ngoài vào phù hợp với văn hóa của cộng đồng mình. Do đó, muốn phát huy được vai trò của cộng đồng tộc người cần thực hiện một số việc:

Tăng cường ý thức bảo vệ văn hóa tộc người. Để người Thái Trắng thể hiện được vai trò chủ thể văn hóa cần có biện pháp tuyên truyền, cổ động thông qua các hoạt động văn hóa gắn với lễ tết. Qua đó, khơi dậy ý thức của từng cá nhân để bản thân họ có sự định hướng đúng đắn trong việc giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc. Nội dung giáo dục ý thức tự giác bảo vệ văn hóa tộc người cần thay đổi theo thực tiễn. Truyền thống không phải là cái cũ, đúng đắn hoàn toàn, mà nó cần có sự bổ sung và làm giàu. Đồng bào phải thấy được sự cần thiết khi hội nhập với thế giới để không bị lạc hậu, song cũng cần biết biến đổi cho phù hợp và không làm mất bản chất của mình.

Tăng cường lưu giữ các yếu tố truyền thống qua công tác sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu lịch sử văn hóa thông qua việc biên soạn công trình khoa học, sưu tầm hiện vật giới thiệu trong bảo tàng các dân tộc tỉnh Tỉnh Sơn La. Bên cạnh đó, xây dựng sách phổ thông theo phương thức song ngữ (tiếng Kinh và tiếng Thái) để giảng

dạy trong trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh. Thêm nữa, cũng cần chú trọng đến công tác sưu tầm và lưu giữ các tri thức văn hóa dân gian như cách xem bệnh, chữa bệnh bằng thuốc nam, trồng trọt… tránh nguy cơ bị mai một khi không có người theo nghề.

Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Thái Trắng ở tỉnh Sơn La phải được thiết kế theo hệ thống thiết chế mang tính đặc thù phù hợp với từng khu vực đồng bào sinh sống. 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, thành tựu đạt được đã góp phần thúc đẩy phát triển đất nước trong những chặng đường tiếp. Song, những hạn chế của công cuộc đổi mới, đã làm suy giảm nhiều yếu tố truyền thống. Đứng trước vấn đề này, Đảng ta đã đưa ra các chủ trương, đường lối phù hợp với thực tại phát triển của đất nước. Coi văn hóa là trụ cột trong quá trình phát triển xã hội, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII ra đời đã trở thành kim chỉ nam, phương hướng chỉ đạo chiến lược, đã đặt văn hóa ngang tầm với các vấn đề phát triển khác của đất nước: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Theo tinh thần Nghị quyết này, Sơn La đã thực hiện sâu sắc phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, huy động đông đảo nhân dân các dân tộc trong tỉnh tham gia. Việc tuyên truyền, giáo dục được tiến hành trong các buổi hội họp, quảng bá trên phương tiện thông tin đại chúng… Cơ quan nòng cốt trong việc thực hiện này là cơ quan Văn hóa và Mặt trận tổ quốc các cấp. Với nhiều hình thức, thời điểm, đối tượng khác nhau… tất cả, đều nhằm mục đích đạt hiệu quả cao trong quá trình phát triển xã hội.

Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tộc người. Các cán bộ làm công tác văn hóa tại địa phương phải là người có sự hiểu biết về nguồn gốc, lịch sử văn hóa tộc người. Hơn nữa, họ phải có sự gắn bó với các đối tượng họ phục vụ. Chỉ có như vậy, họ mới có sự nhiệt tình, say sưa trong công việc. Muốn vậy, cần có những chế độ thích đáng để khuyến khích họ trong quá trình công tác.

Ngoài ra, cần nâng cao trình độ dân trí, khoa học, kỹ thuật, công nghệ vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng xây dựng đội ngũ trí thức và nhà quản lý người dân tộc, khuyến khích họ công tác tại địa phương. Tăng cường công tác điều tra, sưu tầm, tôn tạo, bảo vệ và phát huy các công trình văn hóa mới, xây dựng lối sống, tác

phong, phong tục và tập quán phục vụ yêu cầu phát triển hiện nay. Mở rộng hợp tác giao lưu, hỗ trợ giúp đỡ nhau giữa các dân tộc để cùng tiến bộ.

Tóm lại, để phát huy vai trò của hoạt động tuyên truyền, giáo dục trong giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống tộc người Thái Trắng ở Sơn La, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách, nội dung và quan trọng nhất là chính bản thân đồng bào, những chủ thể trực tiếp của quá trình giữ gìn và phát huy.

Tiểu kết chương 2

Người Thái Trắng ở Sơn La có nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, về hôn nhân, trang phục, cấu trúc xã hội, hệ thống tín ngưỡng của họ theo thuyết duy linh. Người Thái có ngôn ngữ riêng nên kho tàng văn hóa nghệ thuật rất đa dạng phong phú các giá trị đó được giữ gìn khá nguyên vẹn. Người Thái Trắng còn tổ chức những ngày Lễ Tết để tạ ơn trời đất mưa thuận gió hòa cho mùa màng bội thu trong đó Tết Xíp xí theo người Thái Trắng Tết Xíp xí là để tạ ơn con trâu cày vất vả làm sức kéo trong thời gian mùa vụ và cũng là dịp để những đứa trẻ đi chăn trâu được vui vẻ ăn Tết.

Tết Xíp xí là một trong những ngày lễ tết thiêng liêng của đồng bào dân tộc Thái Trắng đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên trong Tết Xíp xí các hoạt động còn mang tính giáo dục con cháu luôn nhớ về tổ tiên và gia đình, Tết này còn góp phần củng cố sự gắn kết cộng đồng. Tết có ý nghĩa quan trọng trong tâm linh người Thái Trắng ở Sơn La là một trong số những lễ Tết lớn mang tính sinh hoạt văn hóa dân gian nó toát lên tính cộng đồng rất lớn và sâu sắc.

Chính vì ý nghĩa to lớn đó Tết Xíp xí cần được bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tạo môi trường lành mạnh để phát triển, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người tôn trọng và có ý thức bảo vệ.

Một phần của tài liệu Nét đẹp trong lễ tết xíp xí của người thái trắng ở tỉnh sơn la (Trang 52 - 57)