Phong tục tập quán

Một phần của tài liệu Nét đẹp trong lễ tết xíp xí của người thái trắng ở tỉnh sơn la (Trang 32 - 34)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.1.Phong tục tập quán

-Về hôn nhân

Ngày xưa hôn nhân của người Thái Trắng là hôn nhân một vợ một chồng hoặc hôn nhân đa thê. Dân tộc Thái xưa kia có tục lệ ở rể, nếu con trai lấy vợ ở dòng họ bình dân phải ở rể tám năm, còn lấy con gái quý tộc phải ở rể mười hai năm. Chàng trai Thái khi đến tuổi lấy vợ sẽ tự đi tìm người con gái mà mình ưng ý, sau đó được bố mẹ nhờ một ông mối đến nhà cô gái để làm mối. Nếu gia đình cô gái ưng ý, chàng trai sẽ bắt đầu ở rể. Thái Trắng sống theo kiểu gia đình nhỏ phụ quyền, đó là chế độ coi trọng vai trò của người đàn ông trong gia đình. Cùng với sự phát triển của xã hội hôn nhân của người Thái Trắng hiện nay là hôn nhân một vợ một chồng và không còn tục ở rể vai trò của người chồng tuy có giảm bớt chút ít nhưng vẫn giữ vai trò chính trong gia đình

-Về ngôn ngữ

Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái của hệ ngôn ngữ Thái – KaLai. Trong nhóm này có tiêng Thái của người (Thái Lan), tiếng lào của người Lào, tiếng Shan ở Myanma và tiếng choang ở miền nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, 8 sắc tộc ít người gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái. Người Thái thuộc nhóm ngôn ngữ Thái. Trong đó người Thái Trắng được xếp vào nhóm ngôn ngữ Thái.

- Về ẩm thực

Từ ngàn xưa, người Thái nói chung cũng như người Thái Trắng nói riêng đã định cư ở nhũng thung lũng lớn, màu mỡ ở ven các con sông, con suối, nơi thuận tiện cho việc làm cánh đồng lúa nước cũng như chăn nuôi, trồng trọt và đánh bắt, nuôi cá để kiếm kế sinh nhai. Vì vậy ẩm thực của họ là cơm nếp xôi, các món ăn được chế biến từ việc tự mình sản xuất ra, cùng với đó là những món rau trong rừng. Tất cả món ăn của người Thái đều được chế biến từ nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên. Thịt trâu, thịt bò, cá, gà được người Thái tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ và cẩn thận. Gia vị để ướp là hạt "mắc khén" (một dạng hạt tiêu rừng), ớt, tỏi, gừng, muối... Một nét

độc đáo trong các món ăn của dân tộc Thái là khi chế biến những món ăn, người Thái hoàn toàn không dùng dầu mỡ và rất chú trọng tới việc điều phối các vị đắng - cay - mặn - chát. Những vị này được phối hợp hài hòa khiến thực khách cảm thấy vừa miệng, không có cảm giác ngấy, ngán khi ăn những món nướng, luộc, hấp, hun khói,.... Khi thưởng thức những món nướng của người Thái sẽ thấy vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng. Các món hấp, món luộc có hương thơm đặc biệt cùng vị ngon ngọt.

Những món ăn độc đáo của người Thái như pà pỉng tộp (cá nướng), khảu Lam (cơm Lam), nhứa mù khủa (thịt lợn hấp), nhứa giảng (thịt trâu hun khói),... được làm rất công phu khiến người ăn nhớ mãi không quên. Từng món ăn như chứa đựng cả tấm lòng của người Thái gửi gắm vào đó Chỉ riêng cách chế biến món măng của người Thái cũng thật đặc biệt và cầu kỳ. Để có được một bát nước cốt măng chua, họ sẽ ngâm măng vài ba năm để lọc lấy vị ngon lành, chua dịu nhất khi ăn cùng những món ăn khác. Những ai đã từng lên vùng Tây Bắc, khi vào những ngôi nhà của người Thái, đều dễ dàng nhận thấy gia đình nào cũng có sẵn vài chum măng muối chua dành để dùng dần. Mùa nào thức nấy, người Thái đãi khách bằng sản vật được miền đất Tây Bắc hoang sơ và hào phóng ban phát cho như: Nhộng ong, cá suối, măng Lay, măng đắng, măng ngọt, cải ngồng những phương pháp chế biến món ăn của người Thái hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm từ ngàn xưa để lại và được lưu giữ từ đời này qua đời khác chứ hoàn toàn không có bất cứ trường lớp nào truyền dạy. Chính điều này đã khiến cho những món ăn của người Thái không thể lẫn với bất kỳ dân tộc nào khác.

- Trang phục

Từ trước tới nay, trang phục của người dân tộc Thái nói chung cũng như Thái Trắng nói riêng được ca ngợi bởi sự đơn giản, duyên dáng và thanh lịch, nhưng ít ai biết được, để có bộ trang phục “hút hồn” như vậy, người dân đã phải khéo léo kết hợp từng chi tiết để tạo nên hình ảnh những cô gái Thái rất riêng.

Thường nhật, phụ nữ Thái Trắng mặc áo cánh ngắn (xửa cóm), váy màu Đen không trang trí hoa văn. Áo thường là màu sáng, Trắng, cài cúc bạc tạo hình bướm, ve, ong.... Phụ nữ Thái Trắng còn còn một loại trang phục truyền thống nữa là áo sở luông dài. Áo sở luông dài được phụ nữ Thái Trắng mặc trong dịp lễ cưới, nhà làm lý (làm lễ) hay nhà có đám. Áo sở luông có màu Đen may dài đến đến mắt cá chân. Sở luông dành cho người già được may thụng không chiết eo như áo của người trẻ.

Trong đám cưới, cô dâu khi về nhà chồng bắt buộc phải mặc áo sở luông. Cô dâu trong ngày đám cưới phải mặc áo choàng Đen bên ngoài áo cóm. Điều này để thấy cô dâu giản dị, không phô trương. Nên những chiếc áo này mặc trong ngày lễ.

Đi kèm với áo cóm, áo sở luông dài là chân váy. Váy của người Thái Trắng có màu Đen, mặt trong gấu váy táp vải màu rực rỡ. Mỗi bước đi chân váy thấp thoáng màu sắc, lượn sóng kín đáo mà duyên dáng. Phần eo giữa váy và áo được trang trí bằng chiếc thắt lưng bằng vải gọi là Se eo thường được làm bằng vải có màu xanh, hay màu hồng còn màu vàng thì không được hợp. Chỉ có màu xanh mới hợp với chiếc áo cóm màu Trắng, váy Đen. Trang phục của phụ nữ Thái Trắng tuy đơn giản nhưng duyên dáng và thanh lịch, tôn lên vẻ đẹp chân chất, khiến hình ảnh các cô gái Thái có vẻ đẹp rất riêng của miền Sơn cước.Nói đến trang phục người Thái thì không thể không nhắc tới các đồ trang sức đeo trên người như vòng cổ, vòng tay, hoa tai, xà tích và cả cúc bạc…

So với trang phục nữ, trang phục nam người Thái đơn giản và ít chứa đựng sắc Thái tộc người và cũng biến đổi nhanh hơn. Trang phục nam giới gồm: áo, quần, thắt lưng và các loại khăn. Áo nam giới có hai loại, áo cánh ngắn và áo dài. Áo ngắn may bằng vải chàm, kiểu xẻ ngực, tay dài hoặc ngắn, cổ tròn, nam giới mặc áo thổ cẩm màu chàm xanh hoặc chàm Đen. Khuy áo làm bằng đồng hay tết thành nút vải. Áo không có trang trí hoa văn chỉ trong dịp trang trọng người ta mới thấy nam giới Thái mặc tấm áo cánh ngắn mới, lấp ló đôi quả chì ở đầu đường xẻ tà hai bên hông áo... nhưng vài chục năm gần đây nam giới đã chuyển sang mặc âu phục là chủ yếu.

Một phần của tài liệu Nét đẹp trong lễ tết xíp xí của người thái trắng ở tỉnh sơn la (Trang 32 - 34)