Trong quản lí

Một phần của tài liệu Nét đẹp trong lễ tết xíp xí của người thái trắng ở tỉnh sơn la (Trang 48 - 52)

7. Cấu trúc của đề tài

2.4.1.Trong quản lí

Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc về Tết Xíp xí là nét đẹp truyền thống của văn hoá tốt đẹp, cần phải được bảo tồn và phát huy. Để

đồng bào tự giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc mình, nhằm ôn lại truyên thống văn hoá đặc sắc mang tính cộng đồng ở khu dân cư.

Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao…” [14; 75-76]

Định hướng phát triển văn hóa tiếp tục được nhấm mạnh trong văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2010-2015): “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Sơn La vừa tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của các dân tộc trong nước, văn hóa thế giới. Nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, hoàn thiện nhân cách con người về lý tưởng, đạo đức, lối sống, thể chất, năng lực sáng tạo, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, ý thức chấp hành pháp luật. Tập chung đầu tư phát triển các thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng như thư viện bảo tàng, rạp chiếu phim, công viên, khu vui chơi giải trí, nhà văn hóa cộng đồng...” [19;102 - 103]

Trong tết Xíp xí nó mang tính đặc thù truyền thống văn hoá của ngươi Thái Trắng Sơn La. Khi tổ chức tết góp phần làm cho đời đống văn hoá dân tộc càng thêm sinh động, đa dạng là nguồn cổ vũ động viên tinh thần cho nhân dân.

Trong kho tàng văn hoá dân gian của việt nam, lễ Tết, lễ hội, là luôn đề cao cái đẹp trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng nói chung, trong Tết Xíp xí nói riêng, đề cao tinh thần đoàn kết của dân tộc, yêu Lao động sản xuất của đồng bào Thái

Mục đích tổ chức Tết Xíp xí là thờ cúng tổ tiên, làm vía tạ ơn con trâu cày, sửa sang lại nhà cửa như: dặm lại mái nhà (dốt hướn) đồng thời tổng kết liên hoan gia đình sau khi đã xong công việc đồng áng, gác cày, bừa và vui chơi ca hát giao duyên. Tết Xíp xí đang được lưu hành trong cộng đồng người Thái tỉnh Sơn La nói riêng (trong đó có hai huyện, Phù Yên - Quỳnh Nhai Sơn La) và Thái Trắng ở Việt Nam nói chung.

Tuy nhiên trong cơ chế thị trường, quá trình phát triển kinh tế hội nhập của đất nước văn hoá giữa các dân tộc và sự nhận thức của một số người dân có phần hạn chế. Các thế hệ con, cháu dân tộc nhận thức chưa hết về vai trò, ý nghĩa của ngày Tết. Đó là những chăn trở chung cho những ai yêu quý di sản văn hoá dân tộc. Niềm chăn trở đó đã kết thành động lực thôi thúc chúng ta tích cực sưu tầm, nghiên cứu, góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hoá các dân tộc nói chung, Tết Xíp xí của dân tộc Thái Trắng Quỳnh Nhai, Phù Yên nói riêng và Thái Trắng cả nước nói chung đây là một trong những di sản đặc sắc của dân tộc Thái Tây bắc.

Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc nói chung đặc biệt là Tết Xíp xí nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng, Tết Xíp xí là tết truyền thống của dân tộc, do vậy là cần phải được lưu giữ và bảo tồn cho con cháu mai sau. Tuy nhiên muốn bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của Tết Xíp xí. Cần phải có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước các cấp.

Thực hiện quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển “nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” trong đó khẳng định nhiệm vụ bảo tồn, phát huy và phát triển bản sắc văn hoá các dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số là một việc làm cấp bách, liên tục và thường xuyên.

Cần có chính sách đầu tư trong việc nghiên cứu khoa học về các Lễ hội, Tết Xíp xí. Việc định hướng các tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật của Lễ hội, Tết Xíp xí, dựa trên những nghiên khoa học dể phát hiện ra những giá trị đích thực của các Lễ hội.

Tăng cường đầu tư kinh phí cho việc suy tầm và bảo tồn phục dựng các giá trị văn hoá tinh thần, truyền thống của đồng bào ta nói chung và dân tộc Thái nói riêng. Góp phần thiết thực vào việc bảo tồn giá trị văn hoá của dân tộc phục vụ nhu cầu đời sống tâm linh, gắn liền với phát triển du lịch trong vùng.

Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đó là quan điểm đúng đắn dã được Đảng ta khẳng định trong nghị quyết hội nghị lần thứ V Ban chấp hành TW Đảng (khoá VIII) điều này đã là cơ sở vững chắc cho đất nước ta chuyển mình phát triển biến đổi từ nền văn hoá lạc hậu sang nền văn hoá tiến bộ, từng bước hoà nhập vào nền văn hoá thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng biệt độc đáo của dân tộc mình, từng bước khẳng định vị trí và vai trò của văn hoá Việt Nam trên trường quốc tế. Đó là nền văn hoá chứa đựng những yếu tố tích cực, tiến bộ của xã hội, mang đậm tính nhân văn sâu sắc.

Vai trò trong quản lý

Vai trò trong quản lý về việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống chính là nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Có thể khái quát vai trò của trong quản lý về việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên những phương diện sau:

Thứ nhất, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng trong giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống và làm cho chủ trương, đường lối trở thành ý chí và mục tiêu của toàn xã hội..

Mục đích của nhà nước khi thể chế hóa các chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước là nhằm xây dựng một nền văn hóa mới- nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, bảo đảm phát triển kinh tế gắn với tiêu chí bền vững.

Thứ hai, Xây dựng nền văn hóa vững chắc do cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và cá nhân giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa

Văn hóa được xem là sự vun trồng bồi đắp hoạt động tinh thần của con người; các chính sách về văn hóa cũng thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển con người. Chính sách văn hóa nói riêng và chính sách xã hội nói chung điều chỉnh bất bình đẳng trong sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, khích lệ và hỗ trợ những xu hướng văn hóa có nhiều triển vọng, tiêu biểu cho sức mạnh dân tộc, cho sự định hướng nhu cầu văn hóa lành mạnh của xã hội.

Với vai trò là phương tiện chính thức hóa các giá trị của văn hóa truyền thống dân tộc, nhà nước đã phản ánh quá trình thu thập, nhận thức, sàng lọc các giá trị văn hóa truyền thống và biến các giá trị đó thành hiện thực trong đời sống.

Thứ ba, văn hóa là công cụ hữu hiệu giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống Thứ tư, nhà nước có vai trò giáo dục ý thức con người trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống

Như vậy, phát huy các yếu tố truyền thống để phát triển xã hội nhưng không đồng nhất với bảo thủ. Mọi hệ chính sách và chiến lược phát triển văn hóa phải bù đắp và chọn lọc các yếu tố của truyền thống. Mọi chính sách về bảo tồn, bảo tàng, về xây dựng và phát triển các yếu tố văn hóa từ trong lòng sâu của xã hội phải thiết lập được sự đổi mới. Giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống bằng cách xây dựng một hệ giá trị mới trên nền tảng truyền thống, đó là mục tiêu của các chính sách và chiến lược văn hóa, qua đó bảo đảm văn hóa là một nội dung cốt lõi trong tiến trình phát

Một phần của tài liệu Nét đẹp trong lễ tết xíp xí của người thái trắng ở tỉnh sơn la (Trang 48 - 52)