Tìm hiểu về đồng bào dân tộc Thái Trắng ở tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Nét đẹp trong lễ tết xíp xí của người thái trắng ở tỉnh sơn la (Trang 28)

7. Cấu trúc của đề tài

1.3.3.Tìm hiểu về đồng bào dân tộc Thái Trắng ở tỉnh Sơn La

1.3.3.1. Về nguồn gốc và đặc điểm của người Thái Trắng

1.3.3.1.1.Về nguồn gốc

Thái Trắng (Táy Đón/Táy Khao), Đồng bào dân tộc Thái Trắng ở Tỉnh Sơn La cư

trú chủ yếu ở một số huyện như Huyện Quỳnh Nhai, Huyện Bắc Yên, Huyện Phù Yên.Thái Trắng có thể chia làm hai nhóm địa phương (groupe locale).

Nhóm thứ nhất, cư trú ở các Huyện Quỳnh Nhai và xã Ngọc Chiến thuộc Huyện Mường La. Về đại thể, nhóm này có những đặc trưng văn hóa của một nhóm

địa phương thống nhất như: Cùng một vùng thổ ngữ ( trong phương ngôn Tây Bắc); cùng với một loại hình sinh hoạt, phong tục tập quán, văn hóa, nghệ thuật dân gian, tôn giáo v.v..

Nhóm thứ hai, phân bố ở các Huyện Mộc Châu, Phù Yên ( trong phương ngôn Tây Bắc). Có một số Thái Trắng chịu ảnh hưởng đậm của văn hóa Tày, Có thuyết cho rằng Thái Trắng là con cháu người Bạch Y ở Trung Quốc. Dân số của nhóm Thái Trắng tại Việt Nam năm 2015 ước tính khoảng 580.000 người trong tổng số 790.000 người Thái Trắng trên toàn thế giới Ngoài ra còn có khoảng 468.000 người Thái Trắng sinh sống tại Lào (thống kê năm 2015); 30.000 người Thái Trắng (một phần của dân tộc Thái Trắng theo phân loại của CHND Trung Hoa) sinh sống tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (số liệu 2015).

Những tục người nói tiếng Tang – Miến không có tên để gọi nhóm Trắng, nhưng vẫn có khái niệm “ khác với nhóm Đen là nhóm Trắng”. Người Thái hiện cư trú ở các Huyện thuộc Tỉnh Sơn La cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc nên được họ gọi tên là người Hán đạt là Bạch tộc theo lối phát âm của từng tộc người. Người Hà Nhì gọi người Thái là Pỉ trù; người Si La gọi người Thái là Pỉ Chiềng... đố với họ, những tên đó điều vô nghĩa vì nó là lối phát âm chệch của chữ “Pả Trủ” (bạch tộc) trong tiếng Hán vùng Vân Nam. Như vậy lên bạch có thể do người Hán đạt ra. Người Hán còn gọi người Hà Nhì là Dì Slù (Di tộc) và người Lô Lô là Pả Di (Bạch Di), Như vậy cái tên Di cũng có thể do người Hán đạt ra.

Người Bồ Khô Pạ (một nhóm địa phương của miền Tây Bắc) gọi người Thái là Jà. Trong sự phân biệt theo truyện cổ của người Hà Nhì “ Hà Nhi mi chạ” cũng ghép người Hán và người Thái thành một nhóm gọi là Na – Jà là một khái niệm chỉ những khác tộc nhưng lớn hơn.

Như vậy, trong nhóm bạch đã có người Thái, Hán và một tộc người thuộc hệ ngôn ngữ Tạng - Miện như Lô Lô... song, có lễ chủ yếu là người Thái thuộc lớp tổ tiên trực tiếp của ngành Thái Trắng, và từ đó về sau mới có những nhóm theo sông Đà thiên di tới ở Mường Chiên (Quỳnh Nhai) và Ngọc Chiến (Mường La). Thời gian tiến hành những đợt thiên di này phải xảy ra trước khi có ngành Thái Đen tới nghĩa lộ và vùng sông Đà, sông Mã hồi thế kỷ XI –XII, vì theo “Quán lố mướng” (kể chuyện mường) của người Thái Đen thì họ tới Mường Chiên đã gặp nhóm Thái ở đây rồi. Từ những tư liệu trên có thể nhận định tổng quát về nhóm Thái Trắng ở Tỉnh Sơn La là một trong những nhóm Thái sau khi tách khỏi nhóm tộc gốc (người Tài cổ) đã gia nhập nhóm “Bạch” gồm các tộc thiểu số, Đặc biệt là những tộc người trong nhóm ngôn

ngữ Tạng - Miến cư trú ở miền thượng sông Đà, sông Nâm Na. Qúa trình họ đã gia nhập nhóm Bạch” cũng là quá trình mà họ di cư đến ở vùng thông lũng Mường Lay, Mường Tè và Phong Thổ trong khoảng những năm đầu thiên niên kỷ I công nguyên.

Sau khi đã ổn định nơi cư trú ở vùng thung lũng đó, có những bộ phận lai chuyển dịch theo con suối và sông Đà sâu hơn nữa xuống phía nam Tây Bắc và các vùng lân cận khác nước ta.

Thái Mộc Châu là một nhóm Thái thiên di từ Lào sang khoảng thế kỷ XIV. Đó là điều có thể khẳng định được sau khi nghiên cứu, so sánh ăn khớp với các nguồn tư liệu thành văn như: tập “Piết mường” (chuyện mường) của Mường Sang, tập “Quán tố mường” (chuyện bản mường) của người Thái Đen với các câu chuyện dân gian có nội dung tương tự của ngay chính đất Mường Sang.

Từ Mộc Châu, một nhóm người Thái Trắng lại tổ chức những đợt thiên di sang ở Phù Yên. Đến khoảng thế kỷ XVIII, người Thái Đen ở Mường La cũng nhập vào cánh đồng Mường Tấc, Mường Pùa, thuộc Phù Yên. Tiếp đến một nhóm người Thái ở Mường Ẳng (Điện Biên) cũng theo sông Đà đến cư trú ở Pá Ngà (nay là xã Pác Nga thuộc Huyện Bắc Yên Tỉnh Sơn La).

1.3.3.1.2. Đặc điểm

Về thế giới tâm linh, người Thái có quan niệm đa thần và giữ tục cúng tổ tiên. Do đời sống gắn liền với sản xuất nông nghiệp nên có tục lấy nước đêm giao thừa, lễ hội đón tiếng sấm năm mới và một số lễ hội cầu mùa khác. Đối với người chết, họ quan niệm là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia vì vậy đám ma là lễ tiễn người chết về với “mường trời”. Người Thái có nhiều họ, mỗi họ có những qui định kiêng kỵ khác nhau, chẳng hạn: họ Lò kiêng không ăn thịt chim Táng Lò, họ Quàng kiêng con hổ…

Về văn học nghệ thuật, do người Thái có chữ viết riêng nên kho tàng văn học dân gian như truyền thuyết, ca dao, truyện thơ, văn học, dân ca… và một số luật lệ còn được lưu giữ và truyền lại khá nguyên vẹn qua các bản ghi chép trên giấy bản hoặc trên lá cây. Một số tác phẩm truyện thơ nổi tiếng như “Xống chụ xon xao”, “Khun Lú, Nàng ửa”… Đồng bào Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khắp. Khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp, múa quạt rất độc đáo đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Vào dịp lễ hội, hạn khuống và ném còn là hai trò chơi mang nét đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái.

Tiểu kết chƣơng 1

Văn hóa vốn gắn liền với toàn bộ cuộc sống và với sự phát triển của xã hội. Con người ra đời cùng với văn hóa, trưởng thành nhờ văn hóa, hướng tới tương Lai cũng từ văn hóa. Văn hóa của một dân tộc trước hết thể hiện ở bản sắc của dân tộc ấy. Bản sắc dân tộc thể hiện trong hệ giá trị của văn hóa dân tộc, nó biểu hiện và định hướng cho sự lựa chọn trong hành động của con người. Những giá trị văn hóa là thước đo trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc “Một dân tộc thiếu văn hóa chưa phải là một dân tộc thật sự hình thành, một nền văn hóa không có bản sắc dân tộc thì nền văn hóa ấy không có sức sống thật sự của nó”. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc là 54 sắc màu văn hóa tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, được phân bố ở các vùng, miền của Tổ quốc.

Do đặc điểm về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội và nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau, đã hình thành nên các vùng văn hóa khác nhau, từ đó văn hóa của các dân tộc cũng có những điểm khác biệt và mang tính đặc thù. Trong các vùng văn hóa ấy, vùng Tây Bắc nước ta gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái. Là một vùng rộng lớn, có địa chính trị, kinh tế - văn hóa độc đáo, có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước cả về an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội bao gồm rất nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Mỗi dân tộc với những đặc điểm riêng, đều sớm hình thành những nét văn hóa riêng có, độc đáo của mình. Trong đó có đồng bào dân tộc Thái Trắng ở Sơn La.

Chƣơng 2

TẾT XÍP XÍ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI TRẮNG TỈNH SƠN LA

2.1. Văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái Trắng

2.1.1. Phong tục tập quán

-Về hôn nhân

Ngày xưa hôn nhân của người Thái Trắng là hôn nhân một vợ một chồng hoặc hôn nhân đa thê. Dân tộc Thái xưa kia có tục lệ ở rể, nếu con trai lấy vợ ở dòng họ bình dân phải ở rể tám năm, còn lấy con gái quý tộc phải ở rể mười hai năm. Chàng trai Thái khi đến tuổi lấy vợ sẽ tự đi tìm người con gái mà mình ưng ý, sau đó được bố mẹ nhờ một ông mối đến nhà cô gái để làm mối. Nếu gia đình cô gái ưng ý, chàng trai sẽ bắt đầu ở rể. Thái Trắng sống theo kiểu gia đình nhỏ phụ quyền, đó là chế độ coi trọng vai trò của người đàn ông trong gia đình. Cùng với sự phát triển của xã hội hôn nhân của người Thái Trắng hiện nay là hôn nhân một vợ một chồng và không còn tục ở rể vai trò của người chồng tuy có giảm bớt chút ít nhưng vẫn giữ vai trò chính trong gia đình

-Về ngôn ngữ

Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái của hệ ngôn ngữ Thái – KaLai. Trong nhóm này có tiêng Thái của người (Thái Lan), tiếng lào của người Lào, tiếng Shan ở Myanma và tiếng choang ở miền nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, 8 sắc tộc ít người gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái. Người Thái thuộc nhóm ngôn ngữ Thái. Trong đó người Thái Trắng được xếp vào nhóm ngôn ngữ Thái.

- Về ẩm thực

Từ ngàn xưa, người Thái nói chung cũng như người Thái Trắng nói riêng đã định cư ở nhũng thung lũng lớn, màu mỡ ở ven các con sông, con suối, nơi thuận tiện cho việc làm cánh đồng lúa nước cũng như chăn nuôi, trồng trọt và đánh bắt, nuôi cá để kiếm kế sinh nhai. Vì vậy ẩm thực của họ là cơm nếp xôi, các món ăn được chế biến từ việc tự mình sản xuất ra, cùng với đó là những món rau trong rừng. Tất cả món ăn của người Thái đều được chế biến từ nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên. Thịt trâu, thịt bò, cá, gà được người Thái tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ và cẩn thận. Gia vị để ướp là hạt "mắc khén" (một dạng hạt tiêu rừng), ớt, tỏi, gừng, muối... Một nét

độc đáo trong các món ăn của dân tộc Thái là khi chế biến những món ăn, người Thái hoàn toàn không dùng dầu mỡ và rất chú trọng tới việc điều phối các vị đắng - cay - mặn - chát. Những vị này được phối hợp hài hòa khiến thực khách cảm thấy vừa miệng, không có cảm giác ngấy, ngán khi ăn những món nướng, luộc, hấp, hun khói,.... Khi thưởng thức những món nướng của người Thái sẽ thấy vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng. Các món hấp, món luộc có hương thơm đặc biệt cùng vị ngon ngọt.

Những món ăn độc đáo của người Thái như pà pỉng tộp (cá nướng), khảu Lam (cơm Lam), nhứa mù khủa (thịt lợn hấp), nhứa giảng (thịt trâu hun khói),... được làm rất công phu khiến người ăn nhớ mãi không quên. Từng món ăn như chứa đựng cả tấm lòng của người Thái gửi gắm vào đó Chỉ riêng cách chế biến món măng của người Thái cũng thật đặc biệt và cầu kỳ. Để có được một bát nước cốt măng chua, họ sẽ ngâm măng vài ba năm để lọc lấy vị ngon lành, chua dịu nhất khi ăn cùng những món ăn khác. Những ai đã từng lên vùng Tây Bắc, khi vào những ngôi nhà của người Thái, đều dễ dàng nhận thấy gia đình nào cũng có sẵn vài chum măng muối chua dành để dùng dần. Mùa nào thức nấy, người Thái đãi khách bằng sản vật được miền đất Tây Bắc hoang sơ và hào phóng ban phát cho như: Nhộng ong, cá suối, măng Lay, măng đắng, măng ngọt, cải ngồng những phương pháp chế biến món ăn của người Thái hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm từ ngàn xưa để lại và được lưu giữ từ đời này qua đời khác chứ hoàn toàn không có bất cứ trường lớp nào truyền dạy. Chính điều này đã khiến cho những món ăn của người Thái không thể lẫn với bất kỳ dân tộc nào khác.

- Trang phục

Từ trước tới nay, trang phục của người dân tộc Thái nói chung cũng như Thái Trắng nói riêng được ca ngợi bởi sự đơn giản, duyên dáng và thanh lịch, nhưng ít ai biết được, để có bộ trang phục “hút hồn” như vậy, người dân đã phải khéo léo kết hợp từng chi tiết để tạo nên hình ảnh những cô gái Thái rất riêng.

Thường nhật, phụ nữ Thái Trắng mặc áo cánh ngắn (xửa cóm), váy màu Đen không trang trí hoa văn. Áo thường là màu sáng, Trắng, cài cúc bạc tạo hình bướm, ve, ong.... Phụ nữ Thái Trắng còn còn một loại trang phục truyền thống nữa là áo sở luông dài. Áo sở luông dài được phụ nữ Thái Trắng mặc trong dịp lễ cưới, nhà làm lý (làm lễ) hay nhà có đám. Áo sở luông có màu Đen may dài đến đến mắt cá chân. Sở luông dành cho người già được may thụng không chiết eo như áo của người trẻ.

Trong đám cưới, cô dâu khi về nhà chồng bắt buộc phải mặc áo sở luông. Cô dâu trong ngày đám cưới phải mặc áo choàng Đen bên ngoài áo cóm. Điều này để thấy cô dâu giản dị, không phô trương. Nên những chiếc áo này mặc trong ngày lễ.

Đi kèm với áo cóm, áo sở luông dài là chân váy. Váy của người Thái Trắng có màu Đen, mặt trong gấu váy táp vải màu rực rỡ. Mỗi bước đi chân váy thấp thoáng màu sắc, lượn sóng kín đáo mà duyên dáng. Phần eo giữa váy và áo được trang trí bằng chiếc thắt lưng bằng vải gọi là Se eo thường được làm bằng vải có màu xanh, hay màu hồng còn màu vàng thì không được hợp. Chỉ có màu xanh mới hợp với chiếc áo cóm màu Trắng, váy Đen. Trang phục của phụ nữ Thái Trắng tuy đơn giản nhưng duyên dáng và thanh lịch, tôn lên vẻ đẹp chân chất, khiến hình ảnh các cô gái Thái có vẻ đẹp rất riêng của miền Sơn cước.Nói đến trang phục người Thái thì không thể không nhắc tới các đồ trang sức đeo trên người như vòng cổ, vòng tay, hoa tai, xà tích và cả cúc bạc…

So với trang phục nữ, trang phục nam người Thái đơn giản và ít chứa đựng sắc Thái tộc người và cũng biến đổi nhanh hơn. Trang phục nam giới gồm: áo, quần, thắt lưng và các loại khăn. Áo nam giới có hai loại, áo cánh ngắn và áo dài. Áo ngắn may bằng vải chàm, kiểu xẻ ngực, tay dài hoặc ngắn, cổ tròn, nam giới mặc áo thổ cẩm màu chàm xanh hoặc chàm Đen. Khuy áo làm bằng đồng hay tết thành nút vải. Áo không có trang trí hoa văn chỉ trong dịp trang trọng người ta mới thấy nam giới Thái mặc tấm áo cánh ngắn mới, lấp ló đôi quả chì ở đầu đường xẻ tà hai bên hông áo... nhưng vài chục năm gần đây nam giới đã chuyển sang mặc âu phục là chủ yếu.

2.1.2. Cấu trúc của xã hội

2.1.2.1. Trong gia đình

Người Thái Trắng đă ̣c biê ̣t li ̣ch sự , lễ phép và hiếu khách . Trẻ em được da ̣y dỗ phải kính trọng những người bậc trên . Bâ ̣c trên thường là phu ̣ thuô ̣c vào tuổi tác nhưng nó cũng liên quan đến nghề nghiê ̣p và sự giàu sang. Gia đình là ha ̣t nhân trong xã hội của người Thái Trắng. Ở các làng nông thôn, các gia đình sống gần nhau. Đó là gia đình phu ̣ quyền có vợ chồng sống hoà thuận với nhau . Thái Trắng được phân biệt theo sự phân chia Lao đô ̣ng công bằng cho cả hai giới . Cả nam và nữ đều cấy cày , trồng tro ̣t, bắt cá, nấu nướng, chăm sóc con cái, Lau nhà cửa và giă ̣t giũ quần áo.

2.1.2.2. Trong xã hội

“Truyền thống chính tri ̣ và cấu trúc xã hô ̣i của người Thái Trắng và Thái Đen bản chất là phong kiến . Nó tập trung vào Mường , có thể nói là một nước có ông Hoàng cai trị. Mỗi Mường có vài bản. Có 5 phạm trù xã hội chính đó là:

Trên hết là những người tri ̣ vì mang tính cha truyền con nối ở ta ̣i Mường , gọi là “Phia tạo”.

Dưới ho ̣ là mô ̣t số người đáng chú ý , họ quản lí các bản của Mường , cung cấp

Một phần của tài liệu Nét đẹp trong lễ tết xíp xí của người thái trắng ở tỉnh sơn la (Trang 28)