Một số kinh nghiệm lịch sử

Một phần của tài liệu đảng với cuộc vận động nông dân miền nam trong kháng chiến chống mỹ , cứu nước 1954 1965 (Trang 110 - 134)

Một là, Phải quán triệt đầy đủ vai trò và vị trí của giai cấp nông dân - lực lượng chủ yếu và cơ bản của cách mạng dân tộc dân chủ.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, địa bàn nông thôn miền Nam có một vị trí chiến lược, nó không những là kho dồi dào về sức người,

sức của, mà còn là nơi có phong trào cách mạng mạnh mẽ của nông dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng và giai cấp công nhân.

Nông dân là lực lượng lòng cốt và lực lượng chủ yếu trong các phong trào đấu tranh chống Mỹ và chính quyền tai sai. Trong phong trào đấu tranh chống Mỹ-Diệm đòi thi hành hiệp định Giơnevơ ở các vùng nông thôn Nam Bộ phát triển mạnh mẽ và phong phú, hàng triệt lượt nông dân đã sát cánh cùng giai cấp công nhân và tầng lớp nhân dân lao động ở đô thị liên tiếp tổ chức các biểu mít tinh, biểu tình dùng áp lực chính trị đấu tranh với địch.

Ở nhiều vùng nông thôn, các cuộc biểu tình chống chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức bầu cử Quốc hội đã thu hút 80-90% nhân dân hưởng ứng có nơi tới 100% nông dân nghỉ hẳn công việc. ở các thị xã, thị trấn, nơi cao nhất là 60-70%, nơi thấp nhất cũng 50-60% nhân dân tham gia.

Khi địch ra sức đàn áp, khủng bố thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”. Không sợ địch khủng bố, đàn áp ở khắp các tỉnh miền Nam nông dân là lực lượng đi đầu trong các phong trào đấu tranh chống lại sự khủng bố đàn áp của địch. Nhiều nơi phong trào chống tố cộng đã thu hút được đông đảo nông dân tham gia. Ở Bến Tre, nhân dân toàn tỉnh đã tham gia phong trào chống tố cộng. Ở miền Tây Nam Bộ, riêng 6 tháng đầu năm 1959 đã có 2.134 cuộc đấu tranh, gấp 2 lần cả năm 1958. Phong trào đấu tranh chống tố cộng, chống khủng bố của nông dân miền Nam đã làm cho các chiến dịch tố cộng của địch không đạt được kết quả. Ngay từ tháng 9-1955 Báo chí của Diệm phải thú nhận “lòng hăng hái chống Cộng đã không tìm được sự đồng tình của mọi tầng lớp nhân dân”.

Trong phong trào Đồng Khởi ở miền Nam 1959-1960, nông dân là lực lượng nòng cốt, là lực lượng chủ yếu tham gia Đồng khởi. Có thể nói Đồng khởi thực chất là phong trào khởi nghĩa của quần chúng nông dân dưới ánh sáng Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tuy chưa giành

được chính quyền trong toàn miền nhưng phong trào Đồng Khởi thắng lợi đã đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công liên tục, thời kỳ ổn định tạm thời của chính quyền Mỹ-Diệm chấm dứt và chuyển sang thời kỳ khủng hoảng triền miền không lối thoát.

Trong phong trào đấu tranh chống phá “Ấp chiến lược” xương sống của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ-Ngụy từ 1961-1965, kết hợp cùng với lực lượng vũ trang, nông dân miền Nam là lực lượng chính trong các phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược.

Hai là, phải nhận rõ âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù, kịp thời đưa ra được mục tiêu và hình thức đấu tranh phù hợp.

Đối với bất kỳ một cuộc chiến tranh cách mạng nào, yếu tố quyết định đưa đến thắng lợi là bộ phận lãnh đạo phải vạch ra được đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn để xây dựng lực lượng và tiến hành đấu tranh đánh bại mưu đồ chủ yếu của kẻ thù. Để làm được điều đó, trước hết phải nhận rõ âm mưu, thủ đoạn và đánh giá đúng kẻ thù trong từng thời điểm lịch sử nhất định.

Sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết. Đảng đã chủ trương chuyển hình thức đấu tranh ở miền Nam từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị. Sau hơn 1 tháng thi hành hiệp định Giơnevơ, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương đã họp từ ngày 5-7/9/1954. Hội nghị nêu rõ: "Chúng ta cần hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc trong hình thức đấu tranh mới là dùng đấu tranh chính trị để thực hiện hòa bình thống nhất tổ quốc." Thực hiện nghị quyết của Đảng, các Đảng bộ và quân dân miền Nam đã nhanh chóng chuyển hướng đấu tranh từ vũ trang sang chính trị, nghiêm chỉnh thi hành hiệp định Giơnevơ.

Nhưng âm mưu của Mỹ - chính quyền Sài Gòn muốn biến miền Nam Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ để làm được điều đó Mỹ-Ngụy tiến hành tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam. Chính quyền Diệm trả lời nguyện vọng hòa bình của nhân dân ta bằng bạo lực tàn bạo. Chúng gây ra hàng loạt vụ thảm sát trên khắp miền Nam trong tháng 9, tháng 10-1954. Từ năm 1955-1959, Mỹ- chính quyền Diệm tiến hành chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng" thảm khốc, gây cho nhân dân ta bao tổn thất.

Từ thực tế trên, Hội nghị Bộ Chính trị tháng 6-1956, có quyết định mới về hình thức đấu tranh cách mạng ở miền Nam. Hội nghị đã cho phép đảng bộ và nhân dân miền Nam có quyền dùng vũ trang để tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định, hoặc không tận dụng những lực lượng vũ trang giáo phái chống Diệm mà chúng ta duy trì và phát triển được. Chủ trương "võ trang tự vệ" và việc biến nó thành hiện thực trong thực tiễn đấu tranh cách mạng miền Nam đã thổi một luồng sinh khí mới và phong trào. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam không còn thụ động một bề như cũ trước sự khủng bố điên cuồng của kẻ thù. Vũ trang tuyên truyền, vũ trang tự vệ đã phát triển khá phổ biến, hỗ trợ cho đấu tranh chính trị, giữ được thế và lực của cách mạng của quần chúng.

Tháng 1-1959, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 15 bàn về đường lối cách mạng ở miền Nam. Trên cơ sở bám sát thực tiễn và nhận rõ âm mưu, thù đoạn kẻ thù. Hội nghị lần thứ 15 của Ban chấp hành trung ương đã đề ra một cách toàn diện đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, đồng thời quyết định chuyển hướng chiến lược, đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Hội nghị đã đặt một cột mốc lịch sử quan trọng trong quá trình tìm tòi, xác định con đường cách mạng để giải phóng miền Nam. Dưới ánh sáng Nghị quyết 15, nhân dân miền Nam đã tiến hành phong trào Đồng Khởi 1959-1960 thắng lợi.

Trong giai đoạn từ 1961-1965, với âm mưu chiến lược tiến hành "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam mà xương sống của chiến lược này là dồn dân thực hiện "ấp chiến lược". Với năng lực tư duy nhạy bén, trên cơ sở theo dõi sát sao diễn biến của tình hình, đầu năm 1962, Đảng ta đã bước đầu nhận thức được tính chất nguy hiểm và vai trò quan trọng then chốt của chính sách ấp chiến lược của đế quốc Mỹ. Từ nhận thức đó, Đảng ta đã xác định Phá ấp chiến lược là nhiệm vụ hàng đầu có tính chất cấp bách, đồng thời là một nhiệm vụ lâu dài của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện thời.

Từ chỗ nhận thức được rằng để lập ấp chiến lược, địch dùng nhiều thủ đoạn thâm độc để tiến hành đánh phá phong trào cách mạng một cách toàn diện, trong đó thủ đoạn chủ yếu của chúng là sử dụng lực lượng quân đội và bằng biện pháp quân sự đề càn quét lập ấp chiến lược. Trên cơ sở đó Đảng đề ra phương châm đấu tranh phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa ba mặt trên đấu tranh: chính trị, quân sự và binh vận.

Thực tiễn thắng lợi cuộc đấu tranh chống phá ấp chiến lược đã chứng minh rằng chỉ khi nào tiến hành kết hợp chặt chẽ 3 mũi tiến công: chính trị, quân sự và binh vận; kết hợp đồng thời các lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, vận dụng mọi hình thức hợp pháp, bất hợp pháp… để đấu tranh chống phá quốc sách ấp chiến lược, thì mới giành được thắng lợi.

Khi tổng kết phong trào chống phá ấp chiến lược trong hơn bốn năm (1961-1964) Trung ương Cục cũng đã kết luận: "Làm thất bại âm mưu lập ấp chiến lược sẽ có tác dụng làm thất bại toàn bộ kế hoạch bình định của địch. Dó đó phải thấy chống phá ấp chiến lược là một công tác có tính chất chiến lược và muốn thu được kết quả phải đánh giá đúng âm mưu, khả năng của địch, phải có quyết tâm cao độ và phải tập trung sức chỉ đạo đúng đắn, kịp thời".

Nhờ nhận thức đúng âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, dự kiến đúng tình hình, Đảng đã xác định đúng công tác trọng tâm của cách mạng miền Nam trong giai đoạn này, với những chủ trương và phương pháp đúng đắn, Đảng đã tập hợp và phát động được mọi lực lượng cách mạng trên toàn miền Nam, tập trung mọi nỗ lực vào cuộc đấu tranh chống ấp chiến lược, làm thất bại mưu đồ cơ bản nhất của đế quốc Mỹ trong chiến lược "chiến tranh đặc biệt".

Như vậy, đánh giá đúng âm mưu thủ đoạn của kẻ thù trong từng thời điểm nhất định, dự đoán đúng khả năng sẽ diễn ra, Đảng đã xác định đúng đường lối và phương pháp cách mạng, chuẩn bị đầy đủ về cả tinh thần và lực lượng cho cuộc đấu tranh, luôn luôn chủ động về cả chiến lược và chiến thuật để đánh bại các kế hoạch, các chiến lược chiến tranh của địch.

Ba là, Phải thường xuyên quan tâm, tổng kết phong trào, kịp thời rút kinh nghiệm đưa phong trào phát triển đúng hướng.

Trong quá trình tiến hành chiến tranh ở miền Nam, Mỹ và tay sai thử nghiệm các chiến lược, chiến thuật của chúng. Để đối phó với cuộc chiến tranh này, Đảng ta phải vừa đánh vừa học, vừa chiến đấu vừa xây dựng, đánh đến đâu tổng kết kinh nghiệm đến đó, vừa tìm tòi, kiểm nghiệm nhằm xác định đường lối, phương pháp cách mạng đúng. Thông qua thực tế chiến đấu và những diễn biến cụ thể trên chiến trường.

Qua thực tiễn lãnh đạo và tổng kết phong trào cách mạng miền Nam, phong trào đấu tranh của nông dân đòi thi hành hiệp định Giơnevơ, đấu tranh chống cải cách điền địa và đấu tranh chống "tố cộng", "diệt cộng" của Mỹ- Ngụy. Đến tháng 8 năm 1956, sau hơn hai năm trực tiếp đương đầu với đế quốc Mỹ và tay sai, đồng chí Lê Duẩn đã dự thảo "Đề cương cách mạng Việt Nam ở miền Nam". Đề cương khẳng định "Một cuộc xung đột đấu tranh gay gắt giữa các tầng lớp nhân dân với chính quyền Mỹ-Diệm không thể tránh khỏi… Nhân dân miền Nam chỉ có con đường cứu nước là tự cứu mình đó là

con đường cách mạng…Ngoài con đường cách mạng nhân dân miền Nam không có con đường nào khác. Đề cương cách mạng miền Nam thấm đượm thực tiễn phong trào. Mặc dù không phải là văn kiện chính thức của trung ương nhưng bản đề cương được đón nhận một cách tích cực ở Nam Bộ và Khu V.

Hội nghị Trung ương lần thứ 10 (25/8 đến 05/10/1956) đã nêu rõ: "Trong hai năm 1955-1956, sự lãnh đạo của Trung ương có nhiều thiếu sót, ngay cả đường lối đấu tranh thống nhất nước nhà như thế nào, mãi cho đến nay cũng chưa đề ra được một cách toàn diện" nhiều vấn đề thực tiễn chưa được nghiên cứu giải quyết như tính chất xã hội miền Nam, nhiệm vụ, đối tượng, lực lượng cách mạng miền Nam… Một khi đường lối không rõ ràng thường làm cho cán bộ mất phương hướng". Hội nghị Trung ương giao cho Bộ Chính trị nghiên cứu đường lối đấu tranh thống nhất một cách toàn diện hơn để đưa ra thảo luận trong một kỳ Hội nghị trung ương tới.

Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm đấu tranh phong trào nông dân miền Nam và thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 10. Tháng 1-1959, Nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng ra đời. Nghị quyết 15 đã đề ra một cách toàn diện đường lối cách mạng miền Nam, đồng thời quyết định chuyển hướng chiến lược, đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Dưới ánh sáng Nghị quyết 15, thực hiện chủ trương khởi nghĩa của Trung ương Đảng và Xứ ủy Nam Bộ, Tỉnh ủy Bến Tre đã quyết định phát động một tuần lễ nổi dậy trên toàn tỉnh. Đó là hình thức khởi nghĩa tiêu biểu của nông dân ở vùng đồng bằng, với phương thức tiến công địch bằng lực lượng chính trị có vũ trang thô sơ, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đã làm ta rã hàng mảng lớn chính quyền địch ở cơ sở, giành quyền làm chủ tại hương thôn. Từ trong phong trào Đồng khởi, trước yêu cầu của thực

tiễn, nông dân miền Nam đã sáng tạo một hình thức đấu tranh đặc biệt: hàng vạn chị em phụ nữ Bến Tre đã tiến hành "tản cư ngược", từ vùng địch càn quét, rầm rộ, kiêu dũng kéo vào thị trấn Mỏ Cày, tiến hành đấu tranh trực diện với chính quyền địch, thực hiện công tác binh vận, hình thành "đội quân tóc dài" nổi tiếng trong lịch sử những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Phong trào nông dân Bến Tre đã mở ra phương pháp đánh địch mới, tiêu biểu và hiệu quả ở Nam Bộ, được Đảng nhanh chóng tổng kết thành một bài học quý - "hai chân, ba mũi", phổ biến và áp dụng trên toàn miền Nam.

Trong quá trình lãnh đạo phong trào nông dân đấu tranh chống, phá ấp chiến lược (1961-1965), thời kỳ đầu do chưa đánh giá được hết âm mưu của địch, do đó, chưa thực sự chuẩn bị tư tưởng thật đầy đủ trong cán bộ, đảng viên và quần chúng, không có kế hoạch chống phá một cách tích cực ngay từ đầu, cho nên khi địch thực hiện đã gây cho quần chúng nhiều thiệt hại, nhiều cơ sở cách mạng bị bật ra ngoài, lãnh đạo có những lúng túng và bị động.

Trước tình hình đó, Trung ương Cục triệu tập Hội nghị "Dân quân du kích toàn Nam Bộ" tháng 9-1962, trong đó có báo cáo về "Một số kinh nghiệm về chống phá ấp chiến lược ở nông thôn và đồng bằng". Từ thực tiễn lãnh đạo đấu tranh chống địch, Hội nghị đã rút ra một số kinh nghiệm chỉ đạo chống phá ấp chiến lược, trong đó có kinh nghiệm "ba bám": "Dân bám đất, cán bộ đảng viên bám dân, du kích bám địch". Những kinh nghiệm được hội nghị này rút ra là cơ sở cho Trung ương Cục ra chỉ thị "Về đấu tranh chống phá ấp chiến lược và gom dân của địch" (ngày 20-11-1962). Nội dung của chỉ thị này đã thể hiện một bước sự bổ sung kịp thời về chủ trương, biện pháp, mức độ và hình thức phá ấp chiến lược trong chống chiến tranh đặc biệt, góp phần quyết định vào việc đánh bại âm mưu bình định nông thôn, nhằm thực hiện mục tiêu "tát nước bắt cá" của địch..

Đến giữa năm 1963, Trung ương Cục mở hội nghị "Tổng kết kinh nghiệm "chống phá gom dân lập khu ấp chiến lược". Hội nghị đã tổng kết những thắng lợi quan trọng của phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược, chỉ rõ nguyên nhân thắng lợi, đồng thời đúc kết 8 kinh nghiệm về chỉ đạo chống phá gom dân lập ấp chiến lược trong thời gian qua. Những kết luận của Hội nghị là cơ sở hết sức quan trọng để Trung ương Cục đề ra Nghị quyết "công tác chống, phá khu ấp chiến lược, gom dân" tháng 7-1963. Từ khi, có Nghị quyết này với sự chỉ đạo của các cấp bộ Đảng, phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược đã phát triển lên đỉnh cao, tạo thành một cao trào rộng lớn, quyết liệt, làm phá sản "quốc sách" ấp chiến lược của địch.

Việc coi trọng tổng kết thực tiễn, đây chính là cơ sở quan trọng để bổ sung và hoàn chỉnh đường lối, phương pháp cách mạng của Đảng ta cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử nhất

Một phần của tài liệu đảng với cuộc vận động nông dân miền nam trong kháng chiến chống mỹ , cứu nước 1954 1965 (Trang 110 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)