Lãnh đạo nông dân đấu tranh chống kế hoạch Staylay-Taylor

Một phần của tài liệu đảng với cuộc vận động nông dân miền nam trong kháng chiến chống mỹ , cứu nước 1954 1965 (Trang 71 - 83)

(1961-1963).

Từ tháng 7-1961, Mỹ - chính quyền Sài Gòn bắt đầu tiến hành càn quét, đánh phá gom dân lập ấp chiến lược thực hiện kế hoạch Staylay-Taylor. Buổi đầu địch tiến hành làm thí điểm ở một số tỉnh đồng bằng Nam Bộ để rút kinh nghiệm, đến 3-1962, tập trung lực lượng làm ồ ạt mở rộng quy mô trên toàn miền Nam. Từ tháng 4-1962, sau khi "quốc hội Việt Nam công hòa" quyết định nâng chính sách ấp chiến lược lên thành "quốc sách", Mỹ - chính quyền Sài Gòn đã tập trung mọi phương tiện, sử dụng mọi thủ đoạn để thực hiện

bằng được "quốc sách" đó. Tháng 10-1962, Ngô Đình Diệm tuyên bố "thời đại hiện nay là thời đại ấp chiến lược", gọi năm 1962 là "năm phản công", năm lập "ấp chiến lược". Chúng đã tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực (bao gồm lực lượng quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tâm lý, gián điệp…) trong đó biện pháp hành quân càn quét, đánh phá triệt hạ làng mạc, dồn dân vào các ấp chiến lược để dễ dàng kiểm soát, kìm kẹp dân là chủ yếu.

Được đế quốc Mỹ hỗ trợ và chi viện tiền bạc, vũ khí, cố vấn quân sự, quân ngụy đã mở những cuộc hành quân càn quét kéo dài nhằm dồn dân vào các ấp chiến lược. Quy mô và nhịp độ của các trận càn trong các cuộc hành quân thường tập trung vào các vùng trọng điểm như vùng căn cứ cũ của ta ở Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, các tỉnh nằm ở phía tây Bắc Sài Gòn và nhiều tỉnh thuộc đồng bằng khu V. Những cuộc hành quân càn quét thường kết hợp với cài cắm gián điệp, bao vây kinh tế, phá hoại mùa màng, tăng cường oanh kích bằng máy bay để triệt hạ vùng nông thôn. Dồn dân tới đâu là chúng lập ngay ấp chiến lược, bắt lính, lập dân vệ, bảo an, truy lùng cơ sở, đánh phá phong trào. Địch coi ấp chiến lược do chúng lập nên là một "pháo đài" chống cộng kiên cố và có hiệu quả nhất. Trên thực tế, địch đã biến các ấp chiến lược thực sự trở thành những trại tập trung khổng lồ - một tổ chức quân sự trá hình để chống phá phong trào cách mạng miền Nam.

Hậu quả của hàng nghìn cuộc hành quân càn quét gom dân đã gây cho ta những khó khăn rất lớn, hàng triệu nông dân miền Nam phải ly tán rời bỏ quê hương và sống trong các trại tập trung, cuộc sống bị đảo lộn, đồng ruộng bị bỏ hoang hóa, trâu bò, nông cụ bị phá hủy. Điều nguy hại nhất là nhiều nơi cơ sở đảng bị địch khủng bố trắng, du kích của nhiều xã, ấp phải ly hương hoặc phải lên căn cứ. Cán bộ nông hội, đảng viên phải ẩn náo ngoài đồng chờ đêm tối mới vào ấp để móc nối cơ sở. Chỉ tính riêng trong năm 1962, địch đã đóng thêm 12.000 đồn bốt, lập hơn 6.000 ấp chiến lược trên toàn miền Nam. Mặt

khác, từ năm 1962, đế quốc Mỹ sử dụng vũ khí hóa học một cách dã man nhằm vào các cùng nông thôn căn cứ của ta gây nhiễm độc nặng cho hàng ngàn dân thường và triệt hạ mùa màng của thôn xóm [64, tr. 369].

Quán triệt tinh thần nghị quyết của Bộ Chính trị tháng 2-1962, tại miền Nam ngày 13-2-1962, Trung ương Cục đã ra Chỉ thị số 12/CTR, trong đó vạch rõ âm mưu thâm độc của Mỹ-Diệm trong việc lập ấp chiến lược, chỉ rõ sự chỉ đạo là phải xem xét sực khác nhau giữa khu trù mật và ấp chiến lược. Trung ương Cục chỉ thị phải phá ngay ấp chiến lược, tiến hành xây dựng cơ sở vận động nhân dân làm lỏng sự kiểm soát của địch. Nơi đã có cơ sở chưa phá được thì bám sát, vận động quần chúng đấu tranh giằng co bằng các hình thức thích hợp có lợi cho quần chúng, khi địch làm xong buông lỏng thì sẽ tiến hành phá dần ấp chiến lược.

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Bộ Chính trị, được sự chỉ đạo cụ thể, sát sao của Trung ương Cục và Khu ủy Khu V, nhân dân miền nam vốn đã không cam chịu sống cảnh "cá chậu, chìm lồng", đã vùng lên quyết liệt dưới nhiều hình thức, nhiều mức độ chống phá "quốc sách" ấp chiến lược của địch.

Ngay khi địch bắt đầu tiến hành gom dân lập ấp chiến lược, nông dân miền Nam đã anh dũng chống lại, nhằm trì hoẵn kéo dài và đi đến không cho lập ấp chiến lược. Phong trào diễn ra từ những cuộc đấu tranh nhỏ lẻ trực diện tại chỗ, kết hợp với những đợt đấu tranh trên quy mô lớn có đến hàng trăm người tham gia, đã diễn ra liên tục, dưới nhiều hình thức đấu tranh phong phú trong suốt cả năm 1962.

Điển hình là phong trào chống lập ấp chiến lược ở ấp Bầu Mây (Trảng Bàng, Tây Ninh) một trọng điểm lập ấp chiến lược của địch, cứ mỗi lần bảo an, dân vệ đến càn nhà, gom dân, các mẹ, cách chị trong ấp kéo ra đấu tranh ngăn chặn. Khi giặc châm lửa đốt nhà, một bà mẹ đã chạy đến ngắn lại và nói: "Các chú khỏi đốt tự tay tôi đốt cũng được, nhưng đi vô ấp chiến lược thì

không". Khi không gom được dân ở Bầu Mây, địch điều động lính chủ lực đóng ở Trảng Bàng đến dùng vũ lực cưỡng ép. Nhân dân kiên trì thuyết phục với những lời có lý, có tình: "Ở đây đâu có quân giải phóng, không phải chỗ các chú thi thố tài năng, chẳng lẽ đi đánh đàn bà, con gái…" hoặc "Nước có mất thì nhà mới tan, sao các chú nói trước mình đã là quốc gia độc lập, mà lại bắt dân dỡ nhà, bỏ đất" [59, tr. 165]. Trước những hình thức đấu tranh đó, 5 lần quân chủ lực địch vào Bầu Mây đều phải dừng lại không dám dùng vũ lực đàn áp nhân dân. Và chính trong cuộc đấu tranh chống địch lập ấp chiến lược của nhân dân Bầu Mây đã xuất hiện câu khẩu hiệu "Một tấc không đi, một li không rời", đã trở thành phương châm hành động của nhân dân miền Nam trong thời gian này.

Nhân dân xã Vĩnh Lộc (BìnhTâm) đấu tranh giằng co với địch suốt năm 1962; nhà cửa bị chúng phá chỉ còn lại những cái chòi, những túp lều tạm bợ, nhưng địch vẫn không sao dồn được dân.

Xã Hồng Sơn thuộc căn cứ Lê Hồng Phong (khu VI), chỉ trong sáu tháng, lính cộng hoà kết hợp với bảo an, dân vệ càn quét 18 lần. Mặc dù nhà cửa bị đốt cháy, xóm làng xơ xác, nhân dân vẫn bám trụ, quyết không vào nơi tập trung.

Cũng có nơi như ở Lâm Đồng, khi địch dồn dân vào các ấp chiến lược ở khu vực đường số 20, nhân dân 4 thôn: Lú Nhù, Triêng Làng, Tố Nơ, Ba Giai kéo nhau vào sâu trong rừng lập căn cứ, nhật định không theo địch vào ấp chiến lược. Hoặc như ở Gò Công, ngày 9-4-1962 hơn 10.000 đồng bào đã kéo vào thị xã đòi hủy bỏ việc gom dân lập ấp chiến lược. Trước phong trào đấu tranh quyết liệt và ngày càng dâng cao của nhân dân, Mỹ - Diệm buộc phải tạm lui bước, xoa dịu, mua chuộc và chấp nhận một số yêu sách của nhân dân. Khi đã bị địch bắt buộc dồn dân vào ấp chiến lược, nhân dân đã sáng tạo ra nhiều phương pháp đấu tranh phá ấp chiến lược từ thấp đến cao. Hình thức

phổ biến là đòi cung cấp lương thực, thực phẩm, bảo đảm đời sống, đòi tự do đi lại làm ăn, vận động binh lính đừng gây tội ác với nhân dân. Hình thức cao là nổi dậy kết hợp lực lượng vũ trang phá rào, phà bờ thành, lấp hố chông, đắp ụ, phục kích, diệt ác ôn trong ấp chiến lược.

Điển hình như xã Thới Hòa (Bến Cát, Thủ Dầu Một), khi bị địch cưỡng bức vào ấp chiến lược, nhân dân đã dựng nhà lộn xộn, không chịu làm theo từng lụ theo quy định, làm cho địch khó kiểm soát. Khi bị bắt đi họp để lập tề, bà con nói chuyện riêng, làm cho trẻ con la khóc mất trật tự, không ai nhận làm việc cho địch. Ở Mỹ Tho, giữa tháng 4-1962, hơn 30.000 người đã nổi dậy phá tan một số ấp chiến lược mới dựng, trở về làm ăn. Nhân dân xã Tân Hiệp và Tân Hòa (Châu Thành, Biên Hòa) bị địch dồn vào ấp chiến lược Hòa Nhật, đêm 15-7-1962 kết hợp với du kích hoạt động từ bên ngoài, bắn vào lô cốt ở cổng ấp, 200 gia đình đã phá rào vượt ra khỏi lúc trời rạng sáng. Đến sáng ngày 17-7-1962 tiếp tục thêm 107 gia đình phá rào, kéo ra ngoài ấp chiến lược và cuối cùng ấp chiến lược Hòa Nhật bị san phẳng.

Ở một số tỉnh đồng bằng ven biển khu V, thời kỳ đầu địch đánh phá dữ dội, chúng đã vây hãm kìm kẹp nhân dân ta trong những khu dồn dân. Đảng bộ địa phương chưa kịp thời rút kinh nghiệm, chỉ dùng lực lượng vũ trang từ ngoài đánh vào nên kết quả hạn chế. Sau nhiều lần tổng kết rút kinh nghiệm, các địa phương đã phát huy sức mạnh tại chỗ của quần chúng, đưa cán bộ, đảng viên đội nắp hầm bí mật sống chung với đồng bào trong các khu ấp chiến lược, vạch tội ác của địch, lôi kéo phân hóa dân vệ, xây dựng cơ sở nội ứng của ta. Từ đó, những cuộc vận động nổi dậy từ bên trong của các khu, ấp chiến lược đã có kết quả. Nhân dân đã tổng kết thành phương châm đấu tranh:

Dân làm, dân phá mới hay

Dân làm, quân phá biết ngày nào xong

Dù ôm cột cháy cũng là thơm danh.

Trước phong trào chống phá quyết liệt rộng khắp của nhân dân miền Nam, địch càng tập trung lực lượng và bất chấp mọi tội ác, vừa uy hiếp, vừa mua chuộc nhân dân, tổ chức kiếm soát ngày càng chặt chẽ làm cho cán bộ, bộ đội ta không thể liên hệ móc nối được với nhân dân trong các ấp, gây khó khăn trong quá trình chỉ đạo tác chiến phá ấp chiến lược. Trong nửa đầu năm 1962, hơn 36.200 người hi sinh, bị thương và bị bắt. Nhiều ấp chiến lược ta đã lập được cơ sở cách mạng đều bị địch đánh bật ra, số ấp giải phóng bị thu hẹp lại. "Ở miền Tây Nam Bộ chỉ còn 1.520 ấp trong số 2.543 ấp giải phóng. Ở Trung Nam Bộ từ 73 xã giải phóng giảm xuống còn 63 xã. Ở khu V chỉ còn 904 thôn có cơ sở cách mạng với 700 đảng viên trong số 3.829 thôn" [109, tr.309].

Quán triệt chỉ thị của Tổng bí thư Lê Duẩn (18-7-1962), ngày 31-8-1962, Trung ương Cục đã họp phân tích tình hình và ra nghị quyết chỉ đạo phương thức phá ấp chiến lược. Nghị quyết chỉ rõ: "phá ấp chiến lược phải là phong trào quần chúng tại chỗ nổi dậy, vì thế phải xây dựng đảng, trong dân, bám trong ấp chiến lược; lực lượng chính trị quần chúng, lực lượng du kích, tự vệ mật tại chỗ kết hợp với lực lượng vũ trang và quần chúng bên ngoài, nhưng chủ yếu là lực lượng tại chỗ phá bộ máy kìm kẹp kết hợp với phá hàng rào, bờ thành; kết hợp phá với đấu tranh chống làm lại; phá từ thấp đến cao, từ phá lỏng, phá banh đến phá dứt điểm là tiêu diệt đồn bốt, giải phóng hoàn toàn thôn xã" [62, tr. 168-169].

Cùng với việc đẩy mạnh củng cố và phát triển các tổ chức cơ sở Đảng, Trung ương Cục đã chỉ đạo các tỉnh tổ chức các hội nghị rút kinh nghiệm chống càn, chống pháp ấp chiến lược trên toàn miền. Ngày 15-9-1962 Trung ương Cục và Bộ chỉ huy quân sự miền đã tổ chức Hội nghị dân quân du kích toàn Nam Bộ trong đó có 4 báo cáo về "Một số kinh nghiệm về chống phá ấp

chiến lược ở nông thôn đồng bằng" Từ thực tiễn đấu tranh chống phá ấp chiến lược của nông thôn đồng bằng miền Nam, Hội nghị đã rút ra 7 kinh nghiệm để chỉ đạo phong trào chống ấp chiến lược có hiệu quả. Trong đó, Hội nghị nhấn mạnh "Phải nắm vững đường lối chính sách của Đảng như chính sách ruộng đất, chính sách binh vận, chính sách an ninh… đoàn kết được mọi người, chiếu cố lợi ích thiết thực của quần chúng thì chống phá ấp chiến lược càng có hiệu quả" [95, tr. 5].

Nhờ sự chỉ đạo thống nhất, phối hợp chặt chẽ từ Trung ương đến Trung ương Cục, các Khu ủy, Tỉnh ủy phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược của nhân dân miền Nam từ đầu năm 1962, đặc biệt là từ giữa năm 1962 đã phát triển thành một phong trào quần chúng rộng khắp. Báo cáo tại Hội nghị dân vận Mặt trận toàn miền nam từ ngày 25-9 đến 15-10-1963 đã tổng kết: "Trong suốt cả năm 1962 các hoạt động của ta ở miền Nam chủ yếu tập trung chống càn và phá ấp chiến lược. Càn và chống càn, lập ấp chiến lược và chống lập ấp chiến lược đã trở thành hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu giữa ta và địch ở miền Nam".

Đến cuối năm 1962, chỉ riêng ở đồng bằng Sông Cửu Long, ta đã phá được 182 ấp chiến lược, chuyển 52 ấp thành ấp chiến đấu. Nhân dân cùng các lực lượng vũ trang đã phá thế kìm kẹp của địch ở 760 xã trong tổng số 902 xã, giải phóng hoàn toàn 4.020 ấp với 2 triệu dân. Ở vùng ven Sài Gòn - Gia Định, nhân dân đã làm chủ được 167 thôn.

Ở Khu V, ta đã phá được thế kìm kẹp của địch ở 632 thôn trong tổng số 2.348 thôn, giải phóng được 45,7 vạn dân [109, tr. 312]. Trên toàn miền Nam quân và dân ta đã phá được 2665 ấp chiến lược trong đó có 320 ấp bị phá hoàn toàn, 115 ấp chuyển thành làng chiến đấu, còn lại có nơi bị phá 30 đến

Phá ấp chiến lược đi đôi với xây dựng làng, xã chiến đấu là nét nổi bật trong chiến tranh nhân dân. Nhân dân xã Đông Phước (Cần Thơ), sau khi phá

xong ấp chiến lược, chặt che vót 6 triệu cây chông, đặt 29.460 hầm chông công khai, 13.000 hầm chông bí mật chung quanh xã, tổ chức phòng chống địch. Xã Tân Xuân (Hóc Môn), Tân Hoà, Tân Sơn (Tân Bình) là những xã có lực lượng cơ sở mạnh đã biến ấp chiến lược thành xã chiến đấu ngay ở ngoại ô Sài Gòn và sát ngay các trục lộ giao thông của địch. Nhân dân xã Ninh Phước (Khánh Hoà), sau khi nổi dậy xoá bỏ ách kìm kẹp, vận dụng có hiệu quả ba mũi giáp công đánh lui mọi cuộc lùng sục. Địch dùng biện pháp bao vây kinh tế, liên tiếp bắn pháo vào làng, 700 dân của làng kéo lên quận trực tiếp đấu tranh buộc địch phải nhượng bộ.

Nhân dân ba xã An Điền, An Tây, Phú An (vùng nam Bến Cát) đào hàng chục km địa đạo, kết hợp với ổ, ụ chiến đấu. Khi quân địch đến càn quét, từ dưới địa đạo du kích triển khai nên các ổ, ụ chiến đấu dùng các loại súng được trang bị đánh địch từ xa. Khi chúng vào gần thì dùng thủ pháo, lựu đạn tiêu diệt, rồi chuyển sang các ổ, ụ khác đánh vào cạnh sườn địch. Đây là lối đánh thoát ẩn, thoát hiện làm cho địch bực tức hoảng sợ, mà không tìm được du kích.

Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã sáng tạo ra nhiều loại chông như chông thụt, chông đòn, chông bay... Chông được bố trí kết hợp với các loại bẫy thò, bẫy tuyến. Bẫy thò tự động, một lần phóng ra từ 15 đến 20 mũi thò trên một đoạn đường từ 80-100m, có thể sát thương một lúc nhiều địch.

Nét nổi bật của các làng chiến đấu là không chỉ bố phòng giữ làng, giữ đất, mà là tiến công góp phần tích cực vào việc phá kế hoạch gom dân, lập ấp chiến lược của địch.

Cùng với cuộc đấu tranh chống phá ấp chiến lược của nông dân miền Nam. Trong năm 1962, lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam đã đánh hàng ngàn trận, loại khỏi vòng chiến đấu 35.000 tên địch (có 400 tên Mỹ) làm

rã ngủ 32.000 tên, lật đổ 18 đoàn tàu hỏa, phá sập 312 cầu, bắn hỏng 12 tàu xuồng, đốt cháy kho xăng Tân Sơn Nhất, Nha Trang… [39, tr. 186]

Như vậy, về phía Mỹ- chính quyền Sài Gòn, việc thực hiện kế hoạch

Một phần của tài liệu đảng với cuộc vận động nông dân miền nam trong kháng chiến chống mỹ , cứu nước 1954 1965 (Trang 71 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)