chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn (1961-1965).
Sớm nhận thức được những thay đổi quan trọng trong mưu đồ chiến lược mới của đế quốc Mỹ cũng như thế và lực mới của quân và dân miền Nam sau Đồng khởi, trên cơ sở đường lối chung về cách mạng miền Nam do Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 và Đại hội Đảng lần thứ III vạch ra. Ngày 31-1-1961, Bộ Chính trị ra chỉ thị về "Phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam". Sau khi phân tích tình hình thế giới và trong nước, Bộ Chính trị quyết định thay đổi phương châm đấu tranh: từ chỗ trước đây lấy đấu tranh chính trị làm chủ yếu, sử dụng vũ trang tuyên
truyền có mức độ để hỗ trợ cho đấu tranh chính trị, nay vẫn phải "đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng cả hai mặt trận chính trị và quân sự" [107, tr. 215]. Bởi vì: "Đấu tranh vũ trang trước đây cốt để tự vệ nay cần nâng lên làm nhiệm vụ tiến công và tiêu diệt sinh lực địch, vì vậy, cần phải ra sức xây dựng lực lượng vũ trang đủ mạnh để tiêu diệt sinh lực địch" [107, tr. 215].
Thực hiện sự chuyển hướng đó, Bộ Chính trị chỉ rõ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam là "Ra sức xây dựng mau chóng lực lượng ta về cả hai mặt chính trị và quân sự, tập hợp đông đảo lực lượng cách mạng trong Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, phát động một phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, tích cực tiêu diệt sinh lực địch, bảo tồn và phát triển lực lượng ta làm tan rã chính quyền và lực lượng địch trên phạm vi ngày càng rộng lớn, tiến lên làm chủ rừng núi, giành lại toàn bộ đồng bằng, ra sức xây dựng cơ sở và đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở đô thị, tạo mọi điều kiện và nắm mọi thời cơ chuyển bị đánh đổ chính quyền Mỹ-Diệm, giải phóng miền Nam" [107, tr 215].
Từ tháng 7 năm 1961, Mỹ - Diệm bắt đầu tiến hành càn quét, đánh phá gom dân lập ấp chiến lược thực hiện kế hoạch Stalay-Taylor. Đứng trước tình hình đó, để kịp thời lãnh đạo cuộc chiến tranh yêu nước của nhân dân miền Nam, ngay từ tháng 2-1962, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết "Về công tác cách mạng miền Nam", Bộ Chính trị đề ra chủ trương trước mắt của cách mạng miền Nam: "Kiên quyết đẩy mạnh đấu tranh chính trị, quân sự, giành và giữ thế chủ động, đẩy địch và thế bị động hơn nữa, tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt, ra sức phá hoại kế hoạch Stalay-Taylor" [18, tr. 139]. Trước âm mưu và thủ đoạn lập ấp chiến lược của địch, Bộ Chính trị nhấn mạnh: "Phá ấp chiến lược là một nhiệm vụ có tính cấp bách đồng thời là nhiệm vụ lâu dài" [60, tr. 145]. "Về phương châm đấu tranh, phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa ba
mặt trận đấu tranh: chính trị, quân sự và binh vận và phải làm với một kế hoạch tỉ mỉ hơn, có chuẩn bị đầu đủ hơn, tích cực và toàn diện hơn" [18, tr. 145].
Theo sát tình hình diễn biến cách mạng miền Nam, để cụ thể hóa công tác vận động nông dân chống phá "ấp chiến lược" của địch. Trong thư của đồng chí Lê Duẩn gửi Trung ương Cục miền Nam ngày 18-7-1962, đồng chí đã chỉ rõ: "Chống lại ấp chiến lược của địch là lực lượng của quần chúng, lực lượng chính trị và quân sự. Nếu không lấy lực lượng quần chúng là chính để chống lại việc lập ấp chiến lược của địch thì nhát định không thể phá được ấp chiến lược. Nhưng phải biết tạo cho quần chúng những phương tiện, những thời cơ để chống địch, để phá ấp chiến lược. Thiếu phương tiện, thiếu thời cơ thì quần chúng sẽ thất bại và đi đến mất nhuệ khí chiến đấu. Phương tiện quan trọng nhất là tư tưởng của quần chúng, tức là sự đồng tâm, ý chí và lòng tin tưởng của quần chúng quyết tâm thắng địch. Cho nên:
1. Cần phải ra sức tuyên truyền giáo dục trong quần chúng, làm cho quần chúng hiểu rõ âm mưu thâm độc của địch, và những tác hại rất lớn đối với đời sống của nhân dân, nếu địch lập được ấp chiến lược, để quần chúng có nhận thức đầy đủ và quyết tâm phá cho được ấp chiến lược của địch.
2. Cần phải xây dựng cho được những tổ, những người trung kiên trong quần chúng, trong những người lao động, trong thanh niên, trong phụ nữ, trong phụ lão và cả nhi đồng, tổ chức thành những tổ ngầm nằm sát trong quần chúng để luôn luôn tuyên truyền vận động quần chúng, xây dựng duy trì tư tưởng sắt đá chống địch, phá ấp chiến lược (rất cần thiết chú trọng lực lượng phụ nữ trong công tác này).
3. Cần phải đặt cho được liên hệ bên trong với bên ngoài để nắm cho thật vững tình hình, tạo những thời cơ thuận lợi cho cuộc chiến đấu.
tề và binh lính khác của địch ở những nơi địch lập được ấp chiến lược. 5. Những cuộc tranh đấu ở trong ấp chiến lược là cần thiết nhưng phải biết che giấu lực lượng tức là những người có công tác đặc biệt.
6. Cần phải có một sự phối hợp rất chặt chẽ giữa lực lượng bên trong và bên ngoài, giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
7. Không nên hành động cô lập mà phải phá từng vùng, từng loạt, làm cho địch bị động không thể tập trung đối phó vào một nơi.
8. Sau khi phá rồi, cần phải tạo thế hợp pháp cho quần chúng, một thế đấu tranh hợp pháp chứ không phải một thế hợp pháp khuất phục.
9. Tìm mọi cách cất giấu tài sản của đông bào, bảo vệ tài sản và tính mạng của đồng bào.
Đó là những điều cần chú ý để đấu tranh phá ấp chiến lược. Nhưng đấu tranh để chống lập ấp chiến lược cần phải có nhiều hình thức. Có thể có những cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng giằng co với địch, không cho địch lập ấp chiến lược, trong khi có thể có những cuộc đấu tranh quân sự để hỗ trợ cho đấu tranh chính trị. Có thể biến ấp chiến lược của địch thành những ấp chiến đấu của ta" [27, tr. 713-715].
Trước âm mưu và thủ đoạn mới của địch tăng cường kế hoạch lập ấp chiến lược trong năm 1963. Để kịp thời chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam trong tình hình mới, Bộ Chính trị đã tiến hành Hội nghị bàn về "Phương hướng và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong năm 1963" (từ ngày 6- 10/12/1962). Bộ Chính trị chỉ rõ cuộc đấu tranh giữa ta và địch ở miền Nam đã thực sự là một cuộc chiến tranh cách mạng chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Từ đó Bộ Chính trị đã khẳng định: "Dù tình hình diễn biến theo khẳ năng nào, phương hướng phát triển cơ bản của cách mạng miền nam cũng là trường kỳ đấu tranh bằng cả quân sự và chính trị, giữ vững và phát triển phong trào giành thắng lợi từng phần, đẩy lùi địch từng bước, phát
triển và che dấu lực lượng, chuẩn bị điều kiện tranh thủ thời cơ tiến lên giành thắng lợi quyết định" [107, tr. 254]. Căn cứ vào diễn biến và khả năng phát triển của tình hình, Bộ Chính trị đã đề ra nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là: "Động viên chính trị toàn dân tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện và trường kỳ, hết sức mở rộng lực lượng quân sự và chính trị, phát động du kích chiến tranh rộng khắp, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, đánh bại kế hoạch lập ấp chiến lược của địch" [107, tr. 255].
Trước biến động lớn của tình hình miền Nam, tháng 12-1963, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 9 (khóa III) bàn về phương hướng và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong thời gian tới.
Hội nghị đã đánh giá kết quả chung của 2 năm qua ở miền Nam là "Kế hoạch Stalay-Taylor nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng đã thất bại; một nội dung quan trọng của kế hoạch đó là ấp chiến lược ở miền Nam không thực hiện được như chúng dự định, không những địch không gom được 2/3 dân vào ấp chiến lược mà những ấp chiến lược của chúng bị phá từng mảng, nhiều ấp chiến lược đã biến thành làng chiến đấu của ta" [18, tr. 160].
Hội nghị xác định phương châm chiến lược của cách mạng miền Nam về cơ bản không có gì thay đổi, vẫn là "đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang đi đôi", "đấu tranh vũ trang đóng vai trò quyết định trực tiếp" [18, tr. 178- 179].
Xác định nhiệm vụ chung trước mắt của cách mạng miền Nam Hội nghị nhấn mạnh 2 nội dung chủ yếu và cũng là 2 mục tiêu phải quyết tâm đạt cho được, đó là:
1. Tiêu diệt từng bộ phận quân đội địch, tạo điều kiện làm tan rã hoàn toàn lực lượng quân sự, chỗ dựa chính của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam.
2. Làm thất bại kế hoạch gom dân, lập ấp chiến lược của địch, phá phần lớn các ấp chiến lược, giành nhân lực, vật lực cho cách mạng, làm chủ rừng núi và phần lớn đồng bằng. Hai nhiệm vụ trên đây liên quan chặt chẽ với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Có tiêu diệt sinh lực địch, làm tan rã từng bộ phận quân địch mới phá được các ấp chiến lược một cách nhanh chóng và có phá được phần lớn các ấp chiến lược mới tạo điều kiện để tiêu hao và tiêu diệt nhiều sinh lực địch [18, 187-188]
Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 9 (khóa III) là sự tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh và cụ thể hóa đường lối cách mạng miền Nam. Hội nghị đã thúc đẩy sự tăng cường đoàn kết nhất trí, nâng cao quyết tâm và chỉ rõ phương hướng hành động cho toàn Đảng, toàn dân ta nói chung và đồng bào miền Nam nói riêng nỗ lực vược bậc tiến lên đánh bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ.
Cùng với việc đề ra đường lối và chủ trương biện pháp đúng đắn vận động nhân dân đấu tranh chống phá ấp chiến lược. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân và dân ở miền Nam, Trung ương Đảng quyết định thành lập "Trung ương Cục miền Nam" là một bộ phận của Ban chấp hành Trung ương Đảng, gồm một số đồng chí ủy viên Trung ương, được Ban chấp hành Trung ương cử ra ủy nhiệm chỉ đạo toàn bộ công tác Đảng ở miền Nam. Trung ương Cục miền Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng do Bộ Chính trị thay mặt Trung ương trực tiếp chỉ đạo. Đồng chí Nguyễn Văn Linh (mật danh Mười Cúc) nguyên Bí thư xứ ủy Nam Bộ được cử làm Bí thư Trung ương Cục trên cơ sở đó các Đảng bộ địa phương dần dần được củng cố, hoàn thiện và phát triển.
Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 21-4-1961 Hội nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức được thành lập và trở thành hội viên của Mặt trận Dân tộc giải phóng. Sự ra đời của Hội nông dân là một mốc lịch
sử đánh dấu sự phát triển của tổ chức nông dân mà trên thực tế đã có tới hàng ngàn cơ sở nông hội cứu quốc ở các khu, tỉnh, huyện, xã đã được phục hồi trong thời gian đồng khởi.
Sau khi thành lập, hội đã tuyên bố tán thành nội dung Tuyên ngôn và Chương trình hành động 10 điểm của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu giải phóng dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước và thực hiện các quyền dân sinh, dân chủ. Đồng thời, hội nhấn mạnh trách nhiệm, quyền lợi của nông dân miền Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và tin tưởng và thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến.
Dưới ánh sáng các nghị quyết của Đảng, phong trào đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang chống phá ấp chiến lược của nông dân miền Nam trong giai đoạn 1961-1965, được đẩy mạnh thêm một bước. Đây là cơ sở để quân và dân ta ở miền Nam đẩy mạnh cuộc đấu tranh nhằm đánh bại cuộc chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ.