Lãnh đạo nông dân đấu tranh chống kế hoạch Johnson-McNamara

Một phần của tài liệu đảng với cuộc vận động nông dân miền nam trong kháng chiến chống mỹ , cứu nước 1954 1965 (Trang 83 - 91)

McNamara (1964-1965).

Kế hoạch Johnson-McNamara là sự kế tục có điều chỉnh của kế hoạch chiến tranh Stalay-Taylor trong tình thế Mỹ và chính quyền Sài Gòn đang bị động đối phó với phong trào đấu tranh của quân và dân miền Nam. Mặc dù, đến lúc này Mỹ-Ngụy đã không đạt được mục tiêu đề ra cho "quốc sách" ấp chiến lược, nhưng nội dung quan trọng của kế hoạch chiến tranh vẫn tiếp tục đẩy mạnh việc dồn dân lập ấp chiến lược để bình định miền Nam, nhưng dưới hình thức mới với biện pháp quân sự và chiến tranh tâm lý được đẩy mạnh

tinh vi và tàn bạo hơn, đồng thời đặt trọng điểm bình định ở các vùng có vị trí quan trọng nhất là 8 tỉnh xung quanh Sài Gòn- Chợ Lớn.

Ngày 16-11-1963, chính phủ Ngụy quyền đã triệu tập phiên họp về "Ấp chiến lược". Hội đồng quân nhân cách mạng, Ngụy quyền đã rút ra 2 nguyên nhân dẫn đến sự thất bại trong "quốc sách" ấp chiến lược: Một là khuyết điểm làm mau và cưỡng bức dồn dân làm dân oán ghét. Hai là dân phải đóng góp nhiều cho chương trình xây dựng ấp chiến lược. Vì vậy, dân bất mãn không ủng hộ. Từ sự phân tích đo, ngày 23-11-1963. Hội đồng quân nhân cách mạng Ngụy quyết nghị:

1. Chương trình ấp chiến lược sẽ tiếp tục

2. Sẽ chấm dứt cưỡng bách định cư những gia đình trong thành 3. Sẽ chấm dứt cưỡng bách lao động liên quan đến ấp chiến lược.

Để tiếp tục thực hiện bình định giành dân, củng cố lại lực lượng, ngày 5- 3-1964, "Ủy ban bình định Trung ương" của chính quyền Sài Gòn đã gửi công điện cho các địa phương yêu cầu xúc tiến mạnh mẽ chương trình "Ấp tân sinh với phương châm: "Duy trì những ưu điểm của chương trình ấp chiến lược cũ với những sửa đổi cần thiết"

Để cho phù hợp với chương trình bình định mới, địch thay đổi và hệ thống tổ chức ấp chiến lược cũ. Ngày 9-3-1964, Nguyễn Khánh ký sắc lệnh "Giải tán Ủy ban liên bộ đặc trách ấp chiến lược và Ủy ban đặc trách ấp chiến lược, khu chiến thuật", thay tên gọi ấp chiến lược bằng Ấp tân sinh, lập tổng nha Tân sinh nông thôn làm công việc của Ban thường vụ ấp chiến lược cũ. Cũng như ấp chiến lược trước đây, địch gửi tài liệu diễn giải về ấp tân sinh đến tận cơ sở để học tập và thi hành. Tuyên truyền chương trình xây dựng ấp tân sinh nhằm "vãn hồi an ninh và phát triển tân sinh hoạt động tại nông thôn để tiến tới mục tiêu cuối cùng là gây được sự tự nguyện hưởng ứng và ủng hộ của dân chúng đối với chính phủ trong cuộc chiến đấu tiêu diệt cộng sản" và

mị dân bằng cách tuyên truyền sẽ giao ấp chiến lược cho dân tự quản, hoặc tổ chức bầu cử giả hiệu các ban trị sự tề, xã…[49, tr. 108].

Nguyên tắc xây dựng ấp tân sinh là "xây dựng theo vết dầu loang, khởi từ nơi đông dân cư lan dần ra vùng thưa thớt". Rút kinh nghiệm từ thất bại của kế hoạch ấp chiến lược trước đây, chính quyền Sài Gòn chủ trương "Tránh dời cư mà có thể linh động tùy theo địa thế để lập ấp dân sinh và "chưa thực hiện các ấp tân sinh tại vùng dân chúng còn chịu ảnh hưởng nặng của cộng sản".

Như vậy, thực chất ấp tân sinh cũng chính là ấp chiến lược trước đây. Nhưng trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quân và dân ta, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã phải hạ thấp những tiêu chuẩn và biện pháp, hình thức gom dân, chủ trương đóng góp cũng như những thủ đoạn kìm kẹp nhân dân. Hình thức ấp tân sinh là sự điều chỉnh thủ đoạn ấp chiến lược của địch nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu chống phá cách mạng của chúng.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 9 (khóa III), tháng 3-1964, Trung ương Cục miền Nam đã mở hội nghị lần thứ hai. Hội nghị xác định nhiệm vụ trong năm 1964: là phải kiên quyết đánh bại kế hoạch McNamara, làm cho mưu đồ tập trung quân tấn công trọng điểm gom dân lập ấp chiến lược của địch bị thất bại, khẩn trương xây dựng thực lực của ta, đặc biệt là lực lượng vũ trang, tạo ra những điều kiện cần thiết để sang năm 1965 có thể mở ra cục diện mới của phong trào tiến lên giành thắng lợi quyết định.

Về công tác chống phá ấp chiến lược, Hội nghị nêu ra yêu cầu trong năm 1964: "Phải bẻ gãy những mũi lấn chiếm gom dân lập ấp chiến lược của địch vào vùng ta, san bằng đại bộ phân khu ấp chiến lược trong vùng tranh chấp và chuyển thành xã chiến đấu, phá lỏng, nặng hầu hết các ấp chiến lược trong vùng địch còn kiểm soát ở nông thôn.. Cần gắn liền yêu cầu phá ấp chiến lược

với các yêu cầu mở rộng vùng, đẩy mạnh phong trào dân chủ và đấu tranh chính trị, động viên nhân tài vật lực để xây dựng và phát triển lực lượng" [99, tr. 3].

Để hỗ trợ tích cực cho công tác chống phá ấp chiến lược trong tình hình mới. Trung ương Cục đã đề ra những kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ, cụ thể về công tác binh vận, về tăng cường hoạt động vũ trang, đặc biệt là công tác giáo dục phát động phong trào nổi dậy của nông dân trên toàn miền Nam, trong đó chú ý đến việc giải quyết quyền lợi ruộng đất cho nông dân: "… để đạt được yêu cầu trên, trước hết ta cần nghiên cứu vấn đề ruộng đất nên giải quyết như thế nào và cả những khẩu hiệu khác cần tiến hành như thế nào để động viên quần chúng sôi nổi phục vụ cho chiến thắng [101, tr. 9].

Về công tác chống bình định ở vùng nông thôn rộng lớn, Trung ương Cục đề ra mục tiêu là: "Nông thôn đồng bằng mới giải phóng khoảng 1/2, còn độ một nửa chưa về phía ai hết. Ở đó địch cũng không có cơ sở xã hội, địch phải dùng bạo lực mới bắt được lính.." vì vậy "năm 1965 ta phải cơ bản giành lại toàn bộ đồng bằng, cụ thể phải làm chủ cho được 2/3 vùng đồng bằng, xây dựng cho được các vùng căn cứ rộng ở đồng bằng" [101, tr. 9].

Thực hiện Nghị quyết Trung ương Cục lần thứ 2, các Khu ủy, các quân khu đã cụ thể hóa thành những chủ trương, nghị quyết chỉ thị cho phù hợp với tình hình của từng địa phương. Ở quân khu miền Tây Nam Bộ đã ra nghị quyết về "Công tác phá khu ấp chiến lược, gom dân toàn T" ngày 17-3-1964, Quán triệt đầy đủ những chủ trương của Trung ương Cục về chống phá ấp chiến lược, quân khu ủy miền Tây Nam Bộ bổ sung những yêu cầu cụ thể:

1. Phá ấp chiến lược phải có sự chuẩn bị chu đáo. Cụ thể phải trải qua: Trước hết phải, điều tra nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đặt yêu cầu lâu dài và yêu cầu trước mắt. Bước tiếp theo là tạo điều kiện và thời cơ để phá rã ấp

chiến lược và trước khi phá cần có sự kiểm tra lần cuối về các mặt để khi tiến hành khỏi vấp váp, bị động.

2. Cần chỉ đạo mở từng đợt chiến dịch tấn công phá ấp chiến lược, có yêu cầu cụ thể, có tổng kết rút kinh nghiệm [100, tr. 10].

Ngoài những yêu cầu trên, Nghị quyết còn vạch rõ các công tác cụ thể phục vụ cho chống phá ấp chiến lược trong từng vùng: đồng bằng, miền núi, đô thị, vùng dân tộc… Trong đó, Nghị quyết còn cụ thể hóa nhiệm vụ cho từng mặt công tác như: Ba nhiệm vụ chính của đấu tranh vũ trang trong quá trình chống phá ấp chiến lược (làm áp lực cho quần chúng nổi dậy ; vận động binh lính rã ngũ; tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch…). Nghị quyết còn hướng dẫn triển khai qua 3 giai đoạn: Trước khi địch gom dân lập ấp; khi địch đã lập xong ấp chiến lược; sau khi phá xong ấp chiến lược thì hướng đánh chính của lực lượng vũ trang là gì…

Nghị quyết "Công tác chống phá khu ấp chiến lược gom dân toàn T" ngày 17-3-1964 của quân khu miền Tây Nam Bộ là một nghị quyết điển hình về sự quán triệt thống nhất có sáng tạo về công tác chống phá ấp chiến lược ở cấp khu. Căn cứ vào tình hình cụ thể ở địa phương, đúc rút kinh nghiệm từ phong trào chống phá ấp chiến lược tiêu biểu, quân khu miền Tây Nam Bộ đã vạch ra một kế hoạch cụ thể, chi tiết, toàn diện, có bổ sung những điểm mới trong chỉ đạo phong trào chống phá ấp chiến lược.

Thực hiện nghị quyết của quân khu, tỉnh ủy các tỉnh miền Tây Nam Bộ đã chỉ đạo đẩy mạnh cao trào phá ấp chiến lược, trọng điểm là 2 tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng. Phong trào chống phá ấp chiến lược ngày càng phát triển, mở rộng dưới nhiều hình thức phong phú. Có những ấp kiên trì phá đi phá lại đến 104 lần (như ấp Đông Lợi, xã Đông Phương, Cần Thơ). Đến giữa năm 1964 tỉnh Sóc Trăng, tiểu đoàn Phú Lợi đã hỗ trợ quần chúng nổi dậy phá hoàn toàn 93 ấp chiến lược, phá banh 91 ấp, giải phóng 12 xã với 136.000

dân. Tỉnh Trà Vinh phá hoàn toàn 298 ấp chiến lược, phá banh 186 ấp. gỡ 198 đồn, giải phóng trên 130.000 dân.

Ở miền Đông Nam Bộ: tiêu biểu nhất là ở tỉnh Long An và tỉnh Bình Dương những trọng điểm bình định của địch. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của khu ủy quân và dân Long An đã kết hợp lực lượng vũ trang của tỉnh với bộ đội, huyện tấn công tiêu diệt căn cứ biệt kích Hiệp Hòa, Đức Huệ, Đức Hòa. Cuối năm 1964 ta đã giải phóng hoàn toàn huyện Đức Huệ, giải phóng hoàn toàn 57 xã và giải phóng cơ bản 30 xã trong tổng số 101 xã toàn tỉnh, đồn địch vào thị xã, thị trấn và dọc lộ số 4. Đến đầu năm 1965 quân và dân tỉnh Long An đã kết hợp bộ đội tỉnh đánh 6 trận, giải phóng hoàn toàn tỉnh Long An.

Tại Bình Dương, từ đầu tháng 5-1964, khu ủy miền Đông Nam Bộ đã chọn ấp chiến lược Bến Tượng (xã Lai Hưng, huyện Bến Cát) làm điểm giành thắng lợi để tác động trong toàn khu. Đây là ấp trọng điểm kiểu mẫu do McNamara - Bộ trưởng quốc phòng Mỹ chị đạo, thiếu tướng ngụy Văn Thành Cao trực tiếp chỉ huy xây dựng. Được sự hỗ trợ tích cực của nhân dân trong huyện và sự hợp tác của các chiến trường trong toàn khu, sau 5 đợt tiến công quân và dân Bến Tượng đã kiên trì, dũng cảm trải qua 92 ngày đêm ròng rã với 3 mũi giáp công phá tan bộ máy kìm kẹp trong ấp chiến lược Bến Tượng. Trên 85% số gia đình bị gom vào ấp đã trở về xóm cũ hoặc đi nơi khác làm ăn, trên 3000 dân bị kìm kẹp được giải phóng. Chiến thắng của quân và dân ấp Bến Tượng đã cổ vũ nhân dân trong toàn khu nổi dậy phá ấp chiến lược. Riêng tỉnh Phước Long 56.000 dân trong tổng số 67.000 dân đã giành được quyền làm chủ, cả vùng đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn đã nổi dậy phá banh, phá rã 4/5 tổng số ấp chiến lược ở Nam Bộ.

Để hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của nông dân chống phá ấp chiến lược. Bộ Chính trị giao cho Quân ủy Trung ương và Bộ quốc phòng

chuẩn bị kế hoạch chiến lược, trong đó chủ trương nhanh chóng tăng cường lực lượng vũ trang, thực hiện các trận đánh tiêu diệt làm tan rã một bộ phận quan trọng chủ lực địch, tạo ra và tranh thủ thời cơ đánh bại quân đội Sài Gòn hỗ trợ tích cực phong trào phá ấp chiến lược trên toàn miền. Thực hiện chủ trương trên, ngày 11-10-1964, Quân ủy Trung ương quyết định đẩy mạnh hoạt động quân sự trên toàn miền Nam. Cuối tháng 10-1964, Đảng ủy và bộ chỉ huy miền vạch kế hoạch mùa khô 1964-1965 cho toàn chiến trường. Bộ chỉ huy chiến dịch đã chọn ấp Bình Giã (thuộc chi khu Đức Thạnh-Bà Rịa) làm điểm khơi ngòi chiến dịch. Ở Bình Giã lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ đã tiêu diệt 2 tiểu đoàn chủ lực, 2 đoàn xe cơ giới và 7 đại đội bảo an, làm tan rã hầu hết dân vệ trong khu vực, tạo điều kiện cho nhân dân trong vùng nổi dậy tự giải phóng khỏi các ấp chiến lược của địch. Chiến thắng Bình Giã báo hiệu sự phá sản của chiến lược "chiến tranh đặc biệt" là không tránh khỏi, nó góp phần làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch. Ở Khu V, triển khai chiến dịch thu - đông tiến công chi khu quân sự An Lão (miền Tây tỉnh Bình Định). Bộ Tư lệnh quân khu V quyết định sử dụng trung đoàn 2 chủ lực quân khu, tiểu đoàn 409 đặc công vùng An Lão, Hoài Nhơn nhằm tiêu diệt hệ thống các cứ điểm then chốt, phát động quần chúng nổi dậy phá hệ thống ấp chiến lược, giải phóng đồng bằng nối căn cứ du kích Bình Định với Quảng Ngãi. Kết quả ta tiêu diệt được 168 tên địch, làm tan rã 2 đại đội bảo an, 12 trung đội dân vệ, phá tan hệ thống ấp chiến lược quanh quận lị An Lão, giải phóng 11000 dân. Trên đà thắng lợi An Lão, quân dân khu V đã nổi dậy phá ấp chiến lược quyết liệt trọng điểm là Bình Định, Gia Lai, Kon Tum và Phú Yên.

Trong 6 tháng cuối năm 1964, Khu V phá thêm được 1.554 ấp chiến lược. Vào cuối 1964, Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ phải thừa nhận "Chính quyền Sài Gòn phải từ bỏ chút kiểm soát ít ỏi còn lại ở những vùng

nông thôn phía ngoài đồng bằng sông Cửu Long" [110, tr. 8]. Đến hè năm 1965 quân và dân Khu V đã phá được hàng trăm ấp chiến lược, đưa tổng số ấp chiến lược phá được trong toàn khu lên 2100 ấp trong 2800 ấp địch đã lập, đưa số dân làm chủ lên 2,5 triệu.

Sang xuân hè năm 1965, với đòn tiến công của chủ lực quân giải phóng điển hình là chiến thắng Đồng Xoài (Phước Long) và Ba Gia (Quảng Ngãi) đã góp phần quan trọng trong việc đánh bại quân đội Sài Gòn, lực lượng nòng cốt của Mỹ tiến hành chiến tranh đặc biệt, hỗ trợ tích cực cho phong trào phá ấp chiến lược làm thất bại chương trình bình định nông thôn, đẩy chính quyền Sài Gòn càng lún sâu hơn vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Đến tháng 10- 1965 trên toàn miền Nam đã phá thêm khoảng 2000 ấp chiến lược . Theo số liệu trong Báo cáo Trung ương Cục lần thứ 3 tháng 10-1965 số ấp chiến lược còn lại của địch là 1.712. Theo Bernard - nhà báo Mỹ có mặt tại Việt Nam từ 1953-1967 trong cuốn "Việt Nam -những suy nghĩ cuối cùng về một cuộc chiến tranh" thừa nhận đến năm 1965 chương trình ấp chiến lược hoàn toàn thất bại, ông ta cho rằng trong 8.500 ấp địch lập được thì đã bị phá chỉ còn 1.400 ấp chiến lược . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thắng lợi to lớn, liên tục và rộng khắp của quân và dân miền Nam, trong đó nổi bật là phong trào đấu tranh của nông dân miền nam phá ấp chiến lược, đã góp phần quyết định bẻ gãy "xương sống" của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ và bọn tay sai tạo điều kiện cho cách mạng miền Nam bước sang một giai đoạn mới. Chính phủ Mỹ thừa nhận rằng: "Chương trình ấp chiến lược không hoàn thành mục tiêu chiến thắng cuộc chiến tranh ngay tại vùng nông thôn" [41, tr. 115]. Bởi vì không biến "Việt cộng thành những băng cướp đói rách ngoài vùng pháp luật" mà ngược lại vùng giải phóng được mở rộng thêm, hậu phương của địch bị thu hẹp và "Việt cộng chiếm được quá nhiều đến nỗi một lần nữa chúng ta lại đứng trước nguy cơ nước này bị cắt

làm đôi bởi một mũi dùi Việt cộng thọc sâu ra đến tận biển" [106, tr. 157]. Tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương tướng Oetmolen cho rằng "tình hình miền nam Việt Nam bị xấu đi hiện ra rõ rệt hơn bao giờ hết. nếu chiều hướng cứ tiếp diễn thì… tiến tớ sự tiếp quản của Việt cộng chỉ trong vòng một năm"

Một phần của tài liệu đảng với cuộc vận động nông dân miền nam trong kháng chiến chống mỹ , cứu nước 1954 1965 (Trang 83 - 91)