KHUNG PHÂN TÍCH

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến ô nhiễm môi trường ở các cấp quốc gia đang phát triển (Trang 27 - 30)

Trên cơ sở lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, Hình 2.2 thể hiện khung phân tích mà tác giả đề xuất để nghiên cứu.

Hình 2.2: Khung phân tích

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Dựa vào khu phân tích trong hình 2.2 có thể nhận thấy FDI sẽ bổ sung thêm nguồn vốn cho các quốc gia tiếp nhận đầu tư từ đó làm tăng quy mô nền kinh tế nên

FDI

Lan tỏa công nghệ Bổ sung vốn Quy mô nền kinh tế Trình độ sản xuất Phát thải ô nhiễm Mức tiêu thụ năng lượng Thu nhập bình quân (+) (+) (+) (+) (-) (+/-) (+)

lượng phát thải ô nhiễm ra môi trường cũng sẽ tăng lên. Mặc dù việc tăng quy mô nền kinh tế sẽ làm tăng lượng phát thải ô nhiễm nhưng đồng thời việc bổ sung nguồn vốn cũng sẽ tác động tích cực đến trình độ sản xuất của các quốc gia tiếp nhận đầu tư, thay đổi công nghệ sản xuất tiên tiến và làm giảm bớt đi lượng phát thải ô nhiễm. Ngoài ra, sự hiện diện của FDI còn có khả năng làm xuất hiện hiện tượng lan tỏa công nghệ, các doanh nghiệp trong nước có điều kiện học hỏi từ các công ty đa quốc gia, từ đó giúp thay đổi trình độ sản xuất theo hướng tích cực và sẽ làm giảm lượng phát thải ô nhiễm. Bên cạnh đó, thì mức năng lượng tiêu thụ bình quân ở các quốc gia cũng sẽ làm tăng lượng phát thải ô nhiễm còn thu nhập bình quân được kỳ vọng sẽ làm tăng lượng phát thải ô nhiễm trong thời gian đầu nhưng khi đạt đến mức thu nhập bình quân cao thì lượng phát thải ô nhiễm sẽ giảm xuống.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Kết quả lược khảo cơ sở lý thuyết cho thấy FDI có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến lượng phát thải CO2 ở các quốc gia tiếp nhận đầu tư. FDI làm gia tăng nguồn lực sản xuất cho quốc gia tiếp nhận đầu tư, giúp mở rộng quy mô sản xuất và từ đó làm gia tăng lượng phát thải ô nhiễm do quá trình sản xuất. Mặc khác, FDI giúp lan truyền công nghệ, ứng dụng các công nghệ mới vào quá trình sản xuất từ đó làm giảm phát thải ô nhiễm. Bên cạnh đó, FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho người dân khiến tiêu chuẩn sống được nâng cao, kiểm duyệt gắt gao hơn trong vấn đề môi trường khiến cho chất lượng môi trường được cải thiện.

Dựa trên cơ sở lý thuyết và kết hợp với việc tóm lược kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, tác giả tiến hành xây dựng khung phân tích cho luận văn, làm cơ sở để phân tích tác động của FDI đến chất lượng môi trường ở các quốc gia đang phát triển.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung chương 3 sẽ trình bày mô hình luận văn sử dụng để nghiên cứu, cách thức đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu, nguồn dữ liệu sử dụng, phương pháp ước lượng mô hình và quy trình thực hiện nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến ô nhiễm môi trường ở các cấp quốc gia đang phát triển (Trang 27 - 30)