7. Cơ cấu của luận án
3.2. Thực trạng ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức
thức hợp đồng lao động.
Đánh giá tình hình và thực trạng NLĐNN là việc tại Việt Nam theo hình thức HĐLĐ chủ yếu dựa trên các số liệu về NLĐNN làm việc theo HĐLĐ của các báo cáo trong những năm gần đây của cơ quan quản lý trực tiếp NLĐNN là Cục Việc làm - Bộ LĐTB&XH [48], [49], [50], [51]. Ngoài ra có tham khảo thông tin, số liệu trong các nghiên cứu khác.
Dưới góc độ quản lý, tính đến tháng 7/2016 cả nước có tổng số 81.791 người nước ngoài đang làm việc, trong đó số lao động không thuộc diện cấp GPLĐ là 5.633 người (chiếm 6,9% trên tổng số lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam); Số lao động nước ngoài thuộc diện cấp GPLĐ là 76.158 (chiếm 94,8%), trong đó số người đã được cấp GPLĐ là 72.218 người (chiếm 94,8% số người thuộc diện cấp GPLĐ); số còn lại 3.939 người (chiếm 5,2%) bao gồm số người đã nộp hồ sơ chờ cấp GPLĐ, số người đang hoàn thiện các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ. Lao động nước ngoài đến từ 110 quốc gia, trong đó lao động mang quốc tịch Trung Quốc là 25.274 người (chiếm 30,9%); lao động mang quốc tịch Hàn Quốc là 14.968 người (chiếm 18,3%); lao động mang quốc tịch Đài Loan (Trung Quốc) là 10.551 người (chiếm 12,9%); lao động mang quốc tịch Nhật
Bản là 7.770 người (chiếm 9,5%); còn lại lao động đến từ các quốc gia khác là 23.229 người (chiếm 28,4%). Lao động nước ngoài giữ vị trí quản lý, giám đốc điều hành là 12.114 người (chiếm 15,5%); chuyên gia và lao động kỹ thuật là 52.715 người (chiếm 67,6%); các hình thức khác là 13.209 người (chiếm 16,9%) bao gồm giáo viên, bác sỹ, luật sư, cầu thủ bóng đá, phi công lái máy bay, nghệ nhân một số ngành nghề truyền thống người nước ngoài v.v...
Tình hình cụ thể về lao động nước ngoài tại những địa phương có nhiều lao động nước ngoài đến làm việc như sau:
Tại thành phố Hồ Chí Minh: tính đến hết tháng 9/2014 tổng số lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn là 17.744 người (lao động Trung Quốc là 2.233 người, chiếm 12,6% tập trung chủ yếu tại các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh). Riêng trong 9 tháng đầu năm 2014, thành phố Hồ Chí Minh có 6.315 hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ, trong đó đã cấp GPLĐ cho 5.303 trường hợp, chiếm 83,9% (cấp mới là 4.277 trường hợp, cấp lại là 1.026 trường hợp); số còn lại 1.012 hồ sơ thì có 357 hồ sơ đang xử lý và 655 hồ sơ trả lại để hoàn thiện.
Tại thành phố Hà Nội: tính đến hết tháng 9/2014 tổng số lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn là 9.340 người (lao động Trung Quốc là 1.088 người, chiếm 11,6% tập trung chủ yếu tại các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh). Riêng trong 9 tháng đầu năm 2014, thành phố Hà Nội có 3.800 hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ, trong đó đã cấp GPLĐ cho 2.626 trường hợp, chiếm 69,1%; số còn lại 1.174 hồ sơ thì có 799 hồ sơ đang xử lý và 375 hồ sơ trả lại để hoàn thiện.
Tại tỉnh Hà Tĩnh: tính đến 21/10/2014 tổng số NLĐNN làm việc tại Vũng Áng (thuộc Khu kinh tế Hà Tĩnh) là 5.917 người (lao động Trung Quốc là 4.268 người, chiếm 72,1% tập trung chủ yếu tại Dự án Formosa Hà Tĩnh). Trong tổng số 5.917 NLĐNN làm việc tại Vũng Áng thì số lao động không thuộc diện cấp phép là 195 người (chiếm 3,3%); Số NLĐNN đã được cấp phép tại các địa phương khác đến làm việc tại Vũng Áng là 231 người (chiếm 3,9%). Số lao động phải cấp phép là 5.491 người (chiếm 92,8% NLĐNN đang làm việc tại Vũng Áng). Trong đó, số NLĐNN đã được cấp giấy phép là 4.396 người (chiếm 80,1%); Số lao động đã có hồ sơ nộp chờ cấp phép là 670 người (chiếm 12,2%); Số lao động còn lại đang hoàn thiện hồ sơ (khám sức khỏe, dịch chứng thực, lý lịch tư pháp, chuyển đổi visa.v.v…) là 425 người (chiếm 7,7%). Trong tổng số 4.268 lao động Trung Quốc làm việc tại Vũng Áng thì số lao động Trung Quốc phải cấp phép là 4.115 người
(chiếm 96,4%). Trong đó, số lao động đã được cấp giấy phép là 3.088 người (chiếm 75,0%); Số lao động đã có hồ sơ nộp chờ cấp phép là 670 người (chiếm 16,3%); Số lao động đang hoàn thiện hồ sơ (khám sức khỏe, dịch chứng thực, lý lịch tư pháp, chuyển đổi visa,…) là 357 người (chiếm 8,7%).
Tại tỉnh Bình Dương: tính đến hết tháng 9/2014 tổng số lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn là 10.796 người (lao động Trung Quốc là 4.370 người, chiếm 40,5% tập trung chủ yếu tại các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh). Số lao động nước ngoài không thuộc diện cấp GPLĐ là 1.075 người (chiếm 10%); số người phải cấp GPLĐ là 9.721 người, trong đó số đã được cấp GPLĐ là 8.279 người (chiếm 85,2% tổng số người phải cấp GPLĐ), còn lại là 1.442 người, bao gồm số người đã nộp hồ sơ chờ cấp GPLĐ và số người đang hoàn thiện các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ (chiếm 14,8%). Trong số 4.370 NLĐ Trung Quốc có 1.609 người (chiếm 36,8%) làm việc ở vị trí là nhà quản lý, giám đốc điều hành; 2.153 người (chiếm 49,3%) làm việc ở vị trí là chuyên gia và 608 người làm việc ở vị trí là lao động kỹ thuật (13,9%).
Tại tỉnh Trà Vinh: tính đến hết tháng 9/2014 tổng số lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn là 1.813 người (lao động Trung Quốc là 1.722 người, chiếm 94,9% tập trung chủ yếu tại Dự án Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải I). Số lao động nước ngoài không thuộc diện cấp GPLĐ là 15 người (chiếm 0,8%); số lao động phải cấp GPLĐ là 1.798, trong đó số đã được cấp giấy phép là 1.221 người (chiếm 67,9% tổng số người phải cấp GPLĐ), còn lại là 577 người, bao gồm số người đã nộp hồ sơ chờ cấp GPLĐ, số người đang hoàn thiện các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ và chờ Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt nhu cầu sử dụng (chiếm 32,1%). Trong số 1.722 NLĐ Trung Quốc có 158 người (chiếm 9,2%) làm việc ở vị trí là nhà quản lý, giám đốc điều hành; 162 người (chiếm 9,4%) làm việc ở vị trí là chuyên gia và 1.402 người làm việc ở vị trí là lao động kỹ thuật (chiếm 81,4%).
Tại tỉnh Bình Thuận: tính đến hết tháng 9/2014 tổng số lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn là 783 người (lao động Trung Quốc là 528 người, chiếm 67,4% tập trung chủ yếu ở Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân II). Số lao động nước ngoài không thuộc diện cấp GPLĐ là 145 người (chiếm 18,5%); số người phải cấp GPLĐ là 638 người, trong đó đã cấp GPLĐ là 421 người (chiếm 66% tổng số người phải cấp GPLĐ), còn lại là 217 người, bao gồm số người đã nộp hồ sơ chờ cấp GPLĐ và số người đang hoàn thiện các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ
(chiếm 34%). Trong số 528 NLĐ Trung Quốc có 58 người (chiếm 11,0%) không thuôc diện cấp GPLĐ; số người phải cấp GPLĐ là 470 người, trong đó số người đã cấp GPLĐ là 258 người (chiếm 54,9% tổng số người phải cấp GPLĐ), còn lại là 212 người, bao gồm số người đã nộp hồ sơ chờ cấp GPLĐ và số người đang hoàn thiện các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ (chiếm 45,1%).
Tỷ lệ lao động nước ngoài được cấp GPLĐ tăng dần qua các năm được thể hiện qua bảng số liệu sau:
*
Tổng số lao động nƣớc
ngoài
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
63.557 % 70.362 % 72.172 % 76.309 % 83.585 % 1 Số lao động không thuộc diện cấp GPLĐ 6.356 10,0 4.185 5,9 6.903 9,6 5.610 7,4 5.676 6,8 2 Số lao động thuộc diện phải cấp phép 57.201 90,0 66.177 94,1 65.269 90,4 70.699 92,6 77.909 93,2 2. 1 Số lao động đã được cấp phép 33.622 58,8 39.797 60,1 43.336 66,4 55.263 78,2 73.534 94,4 2. 2 Số lao động chưa cấp GPLĐ 23.580 41,2 26.380 39,9 21.933 33,6 15.436 21,8 4.375 5,6
Bảng số liệu trong Báo cáo của Cục Việc làm – Bộ LĐTB&XH tháng 8/2016 [49]
Tỷ lệ lao động nước ngoài được cấp GPLĐ trên tổng số lao động nước ngoài thuộc diện phải cấp GPLĐ tăng dần từ 58,8% (năm 2011) lên 78,2% (năm 2014) và 94,4% (năm 2015). Số lao động nước ngoài chưa được cấp giấy phép lao động chủ yếu là các đối tượng đã được cấp thị thực ký hiệu “DN” cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam, thị thực ký hiệu “ĐT” cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thị thực ký hiệu “LV” cấp cho người nước ngoài vào làm việc với cơ quan, tổ chức.v.v....Theo số liệu tổng hợp của các địa phương mới nhất trong tháng 1/2017 của Cục Việc làm - Bộ LĐTB&XH [48]: cả nước có tổng số 79.786 lao động nước ngoài đang làm việc, trong đó: số lao động không thuộc diện cấp
GPLĐ là 6.465 người (chiếm 8,1% trên tổng số lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam); Số lao động nước ngoài thuộc diện cấp GPLĐ là 73.320 (chiếm 91,9%), trong đó số người đã được cấp GPLĐ là 69.378 người (chiếm 94,6% số người thuộc diện cấp GPLĐ); số còn lại 3.942 người (chiếm 5,4%) bao gồm số người đã nộp hồ sơ chờ cấp GPLĐ, số người đang hoàn thiện các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ.
Xem xét về nhu cầu sử dụng NLĐNN qua tỷ lệ sử dụng NLĐNN trong các doanh nghiệp, tổ chức chúng ta thấy: loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất (68,6%) trong các đơn vị có sử dụng NLĐNN, tiếp đó là nhà thầu nước ngoài (10,3%), văn phòng đại diện, chi nhánh (9,7%), các loại dự án, đơn vị sự nghiệp nhà nước, tổ chức phi chính phủ, hộ gia đình (mỗi loại từ 2-3%). Riêng Hợp tác xã thì không có sử dụng NLĐNN. Về số lượng NLĐNN được sử dụng: có đến 34% doanh nghiệp, đơn vị sử dụng từ 1 đến 2 NLĐNN, 27% doanh nghiệp, đơn vị sử dụng từ 3 đến 5 NLĐNN. NLĐNN chủ yếu giữ những vị trí quan trọng như quản lý, giám đốc điều hành (20,6%), chuyên gia kỹ thuật (29,1%) chỉ có 5% là nghệ nhân. Lĩnh vực mà NLĐNN làm việc nhiều nhất là dịch vụ khoa học công nghệ, giáo dục y tế (20,1%); Lĩnh vực xây dựng (20,8%), Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (14,4%); Lĩnh vực nông lâm thủy sản (12,8%), Lĩnh vực khách sạn, nhà hàng (10,1%) các lĩnh vực khác từ 1 đến 5%. Nếu đối chiếu theo tỉnh, thành phố khảo sát thì NLĐNN thường tập trung vào ngành nghề mũi nhọn ở địa phương. Các số liệu này lấy từ kết quả khảo sát 200 doanh nghiệp, tổ chức (tại 9 tỉnh, thành phố) năm 2012 [84, Trang 24 - 27].
Còn theo kết quả khảo sát tình hình sử dụng NLĐNN tại 83 doanh nghiệp từ các Hiệp hội doanh nghiệp và phòng Thương mại nước ngoài tại Việt Nam năm 2013 - thực hiện bởi Tiểu nhóm nhân sự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam [202], thì NLĐNN được tuyển dụng với nhiều lý do nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là tuyển dụng cho các vị trí đòi hỏi trình độ, chuyên môn kỹ thuật cao. Số liệu cụ thể: 38% là tuyển chuyên môn kỹ thuật; 26% do thiếu hụt ứng viên địa phương cho vị trí cần tuyển, còn lại là các lý do khác như đáng tin cậy, phát triển sản phẩm mới v.v.... Số lượng NLĐNN được tuyển dụng trong doanh nghiệp không lớn: 50% các doanh nghiệp tham gia khảo sát sử dụng không quá 5 NLĐNN; 62% NLĐNN làm việc trong Bộ phận quản lý cấp cao, các Phòng ban kỹ thuật với vị trí trong Ban giám đốc hoặc Trưởng các bộ phận. 93% NLĐNN
được sử dụng có hơn 3 năm kinh nghiệm trong vai trò họ đảm nhiệm. Doanh nghiệp cũng chỉ có nhu cầu ký HĐLĐ ngắn hạn với NLĐNN: 71% công ty được khảo sát có thuê NLĐNN làm việc tại Việt Nam dưới 3 tháng. Thời gian làm việc của NLĐNN từ 3 đến 5 năm (chiếm 60%), gắn bó lâu dài với doanh nghiệp từ 6 năm trở lên (khoảng 23%).
Một điểm tiêu cực cần phải lưu ý trong thực trạng NLĐNN làm việc tại Việt Nam đó là vẫn tồn tại số lượng lớn lao động nước ngoài không có GPLĐ (trong đó có nhiều lao động phổ thông) hay còn gọi là lao động bất hợp pháp. Tại các công trình tổng thầu, công trình lớn và các dự án trọng điểm, nhà thầu nước ngoài thường chuyển các phần việc cho các nhà thầu phụ hoặc ký kết hợp đồng ở nước ngoài, giao toàn quyền cho nhà thầu phụ trong việc sử dụng lao động (trong đó có lao động Việt Nam và lao động nước ngoài). Nhu cầu sử dụng lao động của các nhà thầu rất lớn, trong khi khả năng cung ứng lao động Việt Nam của các tổ chức dịch vụ việc làm còn hạn chế và phụ thuộc vào số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của địa phương đó và các địa phương lân cận. Chính vì vậy mà vi phạm xảy ra nhiều ở các nhà thầu, đặc biệt là nhà thầu Trung quốc. Ví dụ, ngày 7/5/2011, đoàn kiểm tra tỉnh Cà Mau kiểm tra hành chính về lao động nước ngoài tại Nhà máy điện đạm Cà Mau (do liên danh nhà thầu Wuhuan Engineering Co., Ltd - WEC và China National Machinery Import and Export Corporation CMC làm tổng thầu đã phát hiện rất nhiều lao động phổ thông người Trung Quốc không có GPLĐ. Trong số 1.728 lao động người Trung quốc thì chỉ có 677 có giấy phép. Công trường nhà máy Alumi Nhân Cơ (huyện Đắc R’Lấp, tỉnh Đắc Nông), kiểm tra giữa tháng 7/2011 có 267 lao động Trung Quốc, trong đó có 252 người làm việc trên 3 tháng nhưng chỉ có 67 người được Sở LĐTB&XH tỉnh Đắc Nông cấp GPLĐ [85].
Cơ quan nhà nước đã thanh tra, kiểm tra các địa phương, chấn chỉnh việc thực hiện quản lý NLĐNN tại các tổ chức, doanh nghiệp và kiên quyết xử lý các vi phạm pháp luật. Ví dụ trong năm 2016: tỉnh Bình Thuận xử phạt hành chính 02 nhà thầu nước ngoài, trục xuất 04 trường hợp lao động nước ngoài không có GPLĐ; tỉnh Hải Dương đề nghị cơ quan chức năng trục xuất 164 trường hợp lao động nước ngoài không có GPLĐ; thành phố Hồ Chí Minh nhắc nhở 03 doanh nghiệp sử dụng NLĐNN và xử lý 08 trường hợp không có GPLĐ...[48]. Các Sở LĐTB&XH đã ủy quyền việc cấp GPLĐ cho các Ban Quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, nhưng việc phối hợp thực hiện trong việc quản lý còn hạn chế.