7. Cơ cấu của luận án
1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
1.3.1 Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu về HĐLĐ đối với NLĐNN làm việc tại Việt Nam, luận án sử dụng các cơ sở lý thuyết cơ bản đó là:
Học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, hệ thống tri thức, các quan điểm về pháp luật và việc thực hiện pháp luật.
Các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam cụ thể trong: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 và Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Khóa X Đại hội Đảng XI về xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, trọng tâm là đổi mới cơ chế, chính sách, mở rộng thị trường, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 xác định mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến 2020; Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW; Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 5/11/2016 Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành trung ương Đảng Khóa XII về thưc hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước (giai đoạn 2001-2010 và giai đoạn 2010-2020) trọng tâm là cải cách thể chế, thủ tục hành chính và cải cách bộ máy hành chính nhà nước mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2016-2020 của Bộ LĐTB&XH trong việc hoàn thành thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương, tính công khai minh bạch, năng lực quản lý nhà nước, đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, lao động có chất lượng cao, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện tốt chính sách lao động, việc làm, thu nhập, chính sách với người có công.
Những lý thuyết mà luận án tiếp cận nghiên cứu cụ thể là:
+ Lý thuyết về quyền con người: Người lao động khi di trú vẫn có quyền được làm việc công bằng, an toàn, quyền hưởng lương với tính chất là những quyền cơ bản của con người. Mỗi nhà nước của mỗi quốc gia phải có trách nhiệm bảo đảm và thực hiện.
+ Lý thuyết về hợp đồng trong cơ chế thị trường: Mỗi bên trong quan hệ hợp đồng đều có quyền tự do ý chí, tự do thỏa thuận trong khung khổ pháp luật. Nhà
nước tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể và bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể khi bị xâm phạm
+ Lý thuyết về nhà nước pháp quyền: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhà nước bảo đảm trật tự chung, môi trường pháp lý chung cho các bên tham gia quan hệ HĐLĐ. Sự giám sát của cơ quan công quyền là cần thiết để có môi trường lao động an toàn và không xâm phạm đến các lợi ích xã hội khác.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Luận án tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu với các giả thuyết nghiên cứu như sau:
Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất:
+ NLĐNN là đối tượng nào? Khái niệm về NLĐNN theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam? NLĐNN làm việc theo HĐLĐ tại Việt Nam cần phải có những điều kiện gì? HĐLĐ đối với NLĐNN có những đặc trưng gì?
+ Giả thuyết nghiên cứu: việc xác định đối tượng NLĐNN chưa được chính xác và thống nhất trong các quy định pháp luật Việt Nam. Các điều kiện pháp lý để NLĐNN vào làm việc tại Việt Nam theo HĐLĐ chưa rõ ràng, đầy đủ. Các đặc trưng của HĐLĐ đối với NLĐNN cũng chưa được nghiên cứu và đề cập đến trong các tài liệu và các đề tài nghiên cứu từ trước đến nay.
Câu hỏi nghiên cứu thứ hai:
+ Tại sao lại phải xây dựng các quy định pháp luật về HĐLĐ đối với NLĐNN?. Những yêu cầu trong việc xây dựng các quy định pháp luật về HĐLĐ đối với NLĐNN là gì?
+ Giả thuyết nghiên cứu: Điều kiện kinh tế xã hội, môi trường lao động, đặc điểm quan hệ lao động, đặc trưng của chủ thể NLĐNN, đặc trưng của HĐLĐ đối với NLĐNN đòi hỏi phải xây dựng quy định pháp luật về HĐLĐ đối với NLĐNN. Xây dựng pháp luật về HĐLĐ đối với NLĐNN phải đáp ứng các yêu cầu khách quan, chủ quan mà các nghiên cứu trước đây chưa đưa ra được một cách toàn diện.
Câu hỏi nghiên cứu thứ ba:
+ Pháp luật về HĐLĐ đối với NLĐNN tại Việt Nam được xác định hình thành từ thời điểm nào? Trong thời gian qua có những thay đổi ra sao? nguyên nhân của những thay đổi? Yếu tố nào tác động?
+ Giả thuyết nghiên cứu: hiện tại khi nghiên cứu về pháp luật điều chỉnh HĐLĐ đối với NLĐNN, các tác giả thường tiếp cận dưới góc độ quản lý hành chính
nhà nước với người nước ngoài vào Việt Nam làm việc mà không xem xét tìm hiểu sự hình thành, phát triển của pháp luật về một loại HĐLĐ có chủ thể đặc trưng riêng. Chính vì vậy mà câu hỏi thứ ba chưa được giải quyết ở những nghiên cứu trước đây.
Câu hỏi nghiên cứu thứ tƣ:
+ Thực trạng NLĐNN làm việc theo HĐLĐ tại Việt Nam hiện nay ra sao? Nội dung những quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam điều chỉnh việc giao kết, thực hiện, chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐNN đầy đủ, hoàn thiện hay chưa? Thực tiễn việc áp dụng pháp luật về HĐLĐ đối với NLĐNN có vướng mắc, bất cập gì?
+ Giả thiết nghiên cứu: Hiện nay chỉ có các đánh giá về thực trạng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nói chung và chưa có đánh giá về thực trạng NLĐNN làm việc theo HĐLĐ. Các vấn đề về giao kết, thực hiện, chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐNN cũng chưa được nghiên cứu một cách trực tiếp, đầy đủ, tổng thể mà mới chỉ được đề cập có tính liên quan trong những vấn đề pháp lý khác. Chính vì vậy cũng chưa có sự đánh giá thực tiễn pháp luật điều chỉnh vấn đề này.
Câu hỏi nghiên cứu thứ năm:
+ Với thực tiễn pháp luật lao động điều chỉnh HĐLĐ đối với NLĐNN thì đòi hỏi phải có những định hướng và giải pháp hoàn thiện như thế nào?
+ Giả thiết nghiên cứu: Hiện nay pháp luật lao động điều chỉnh về HĐLĐ đối với NLĐNN đã bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều điểm chưa tương thích với pháp luật quốc tế trong tiến trình hội nhập, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên khi tham gia quan hệ HĐLĐ. Các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục hành chính còn bất cập làm giảm hiệu quả quản lý của nhà nước đối với NLĐNN cũng như cản trở việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc tại Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Các công trình nghiên cứu mà tác giả đã tìm hiểu mặc dù có sự tiếp cận khác nhau nhưng đều xác định di chuyển lao động quốc tế là xu hướng của thị trường lao động và các quốc gia phải có sự điều chỉnh pháp luật, đặc biệt là pháp luật lao động phù hợp với xu thế này. Các hình thức NLĐNN vào Việt Nam làm việc ngày càng đa dạng, phức tạp và không chỉ được điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia mà còn được điều chỉnh bởi pháp luật quốc tế. HĐLĐ đối với NLĐNN làm việc tại Việt Nam có liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật.
1. Các công trình nghiên cứu về HĐLĐ đã đạt được những kết quả đáng kể từ khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường. HĐLĐ là vấn đề pháp lý được các chuyên gia kinh tế, pháp lý đặc biệt quan tâm và ưu tiên vì đây thực sự là hình thức pháp lý, phổ biến và chủ yếu để tuyển dụng lao động trong nền kinh tế thị trường. HĐLĐ là căn cứ, nền tảng để xây dựng quan hệ lao động, là yếu tố trung tâm liên quan đến mọi vấn đề pháp luật lao động khác. Các vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật lao động về HĐLĐ đã được đề cập và giải quyết thấu đáo qua các công trình nghiên cứu. Tuy nhiên vì mục đích nghiên cứu nên các nghiên cứu về HĐLĐ chưa đề cập chuyên sâu và toàn diện đến yếu tố nước ngoài của chủ thể NLĐ.
2. Các công trình nghiên cứu cũng đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn về di cư quốc tế, lao động di trú và người nước ngoài làm việc ở nước sở tại. NLĐ di trú được xác định là chủ thể của pháp luật lao động quốc tế và những vấn đề đã được nghiên cứu như quyền con người của NLĐ di trú và thành viên của gia đình họ; NLĐ di trú có giấy tờ và NLĐ di trú không có giấy tờ v.v....Những nội dung nghiên cứu về NLĐNN trên cơ sở pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế như: bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐNN, nghĩa vụ của NLĐNN làm việc tại nước sở tại, quản lý nhà nước đối với NLĐNN làm việc v.v.. tuy nhiên cũng chưa có công trình nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề HĐLĐ đối với NLĐNN.
3. Một số công trình phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về NLĐNN làm việc tại Việt Nam, quản lý nhà nước đối với NLĐNN làm việc tại Việt Nam, xử lý vi phạm và đề xuất ý kiến hoàn thiện pháp luật có liên quan đến HĐLĐ đối với NLĐNN song lại không nhằm mục đích làm rõ các vấn đề lý luận, thực tiễn về HĐLĐ đối với NLĐNN. Do thời điểm nghiên cứu nên các công trình này cũng chưa cập nhập kịp thời sự thay đổi của các văn bản pháp luật.
4. Nhiệm vụ của luận án là tiếp tục nghiên cứu có tính kế thừa các vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật lao động về HĐLĐ đối với NLĐNN. Những kết quả nghiên cứu của các công trình đã có chính là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích và cần thiết trong quá trình hoàn thiện luận án.
5. Luận án nghiên cứu HĐLĐ đối với NLĐNN trên cơ sở học thuyết Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước cùng các tri thức, lý thuyết cụ thể về nhà nước và pháp luật. Các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu đặt ra tập trung nhằm giải quyết vấn đề cần nghiên cứu sẽ là những định hướng cho nội dung các chương tiếp theo của luận án.
CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI.