Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về hợp đồng lao động đối với ngƣờ

Một phần của tài liệu Hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (LA tiến sĩ) (Trang 26 - 29)

7. Cơ cấu của luận án

1.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về hợp đồng lao động đối với ngƣờ

lao động nƣớc ngoài.

1.2.1 Những kết quả nghiên cứu luận án đƣợc kế thừa

Khảo sát các công trình nghiên cứu, tác giả luận án thấy rằng, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp về HĐLĐ đối với NLĐNN làm việc tại Việt Nam. Cũng chưa có nghiên cứu nào mang tính hệ thống và chuyên sâu pháp luật về HĐLĐ đối với NLĐNN làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên một số nội dung, vấn đề của đề tài đã được các nhà khoa học tiếp cận, nghiên cứu, đánh giá dưới góc độ và mức độ khác nhau. Đây cũng là những kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học mà luận án sẽ kế thừa, đồng thời đó cũng là những gợi mở để luận án đánh giá, phân tích sâu sắc hơn trên quan điểm cá nhân để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.

- Kết quả nghiên cứu về HĐLĐ và pháp luật về HĐLĐ: HĐLĐ là vấn đề pháp lý được các chuyên gia kinh tế, pháp lý đặc biệt quan tâm và ưu tiên vì đây thực sự là hình thức pháp lý, phổ biến và chủ yếu để tuyển dụng lao động trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Các vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật lao động về HĐLĐ đã được đề cập và giải quyết thấu đáo qua các công trình nghiên cứu và các bài viết của các tác giả: khái niệm, đặc trưng của HĐLĐ, điều kiện chủ thể của hợp đồng, giao kết, thực hiện, chấm dứt HĐLĐ, HĐLĐ vô hiệu. Có thể nói các nghiên cứu về HĐLĐ là toàn diện và đầy đủ cả về lý luận và thực tiễn.

- Kết quả nghiên cứu về NLĐNN và pháp luật điều chỉnh: Các nghiên cứu dưới góc độ pháp luật quốc tế làm rõ nhiều vấn đề pháp lý cơ bản về lao động nước ngoài (lao động di trú): Đánh giá những tác động của làn sóng di chuyển lao động quốc tế tác động đến quốc gia tiếp nhận; Phân tích nội dung, quy định pháp luật lao động quốc tế, pháp luật các nước trong khu vực và pháp luật của các quốc gia về lao động di trú; Những so sánh, liên hệ với Việt Nam về quy định pháp luật, chính sách, chế độ đối với lao động nước ngoài.

- Kết quả nghiên cứu về NLĐNN làm việc tại Việt Nam: nhiều nghiên cứu tiếp cận hoặc dưới góc độ kinh tế hoặc dước góc độ pháp lý đối với lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Các nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, xã hội, pháp lý trong thời gian gần đây, sau khi Việt Nam trở thành thành viên của khối ASEAN, đề cập đến vấn đề cơ hội và thách thức trong lĩnh vực lao động khi hội nhập kinh tế quốc tế. Các nghiên cứu cũng đề cập đến tác động tiêu cực nếu chúng ta chưa chuẩn bị đầy đủ để hội nhập. Ngoài ra còn có những nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam. Các sách chuyên khảo đã giải quyết được dưới các góc độ khác nhau các vấn đề pháp luật, kinh tế, xã hội, an ninh trật tự khi NLĐNN vào Việt Nam làm việc.

1.2.2 Những vấn đề cần đƣợc giải quyết trong luận án

Qua các công trình nghiên cứu được tiếp cận, tác giả nhận thấy, do đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, nên các bài viết, công trình nghiên cứu vẫn còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ, đó là những vấn đề đặt ra nhưng chưa phân tích, luận giải để có hướng giải quyết. Do vậy, luận án cần tiếp tục nghiên cứu, luận giải ở các khía cạnh khác, kể cả về lý luận và thực tiễn để có những giải pháp phù hợp.

Một là: Quan hệ lao động nói riêng và mỗi quan hệ xã hội nói chung luôn có

sự gắn bó mật thiết với quan hệ xã hội khác, vì vậy các lĩnh vực pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cũng luôn có mối quan hệ pháp lý với nhau. Như vậy, rất khó có thể phân tách rõ ràng và việc điều chỉnh, thực hiện sẽ càng vướng mắc. Các chủ thể khi giao kết HĐLĐ phải tuân thủ các quy định của pháp luật lao động về HĐLĐ. Nhưng khi có xuất hiện yếu tố đặc biệt về chủ thể - NLĐ là người nước ngoài thì quan hệ HĐLĐ đã có sự đan xen giữa các lĩnh vực pháp lý. Pháp luật Việt Nam không phân chia thành công pháp và tư pháp mà phân định thành những ngành luật hoặc lĩnh vực pháp luật, chính vì vậy các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài thường được điều chỉnh bằng các quy định của pháp luật thực định (nguyên tắc áp dụng pháp luật với những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được hướng dẫn trong phần thứ 5 Bộ luật Dân sự năm 2015 [37]). Ngoài ra pháp luật Việt Nam công nhận nguyên tắc áp dụng trực tiếp các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ra nhập và ký kết, chính vì vậy việc tìm hiểu về những quy định pháp luật quốc tế liên quan là sự cần thiết khi nghiên cứu bất kỳ một vấn đề

pháp lý nào. Luận án sẽ theo hướng tiếp cận này khi nghiên cứu đề tài “HĐLĐ đối với NLĐNN làm việc tại Việt Nam”

Hai là: Những vấn đề lý luận về HĐLĐ đối với NLĐNN làm việc tại Việt

Nam. Kế thừa những nghiên cứu trước về pháp luật lao động về HĐLĐ, luận án tiếp tục làm rõ khái niệm và đặc trưng của HĐLĐ đối với NLĐNN trên cơ sở phân tích tính chất đặc thù của chủ thể NLĐNN. Làm rõ khái niệm NLĐNN trong quan hệ HĐLĐ - đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động. Các vấn đề lý luận thực tiễn về sự cần thiết phải có pháp luật điều chỉnh HĐLĐ đối với NLĐNN, yêu cầu trong việc thiết kế các quy định pháp luật về HĐLĐ đối với NLĐNN.

Ba là: Các vấn đề di chuyển lao động quốc tế mới chỉ được xem xét như là

vấn đề của pháp luật quốc tế, nhưng thực ra đây lại là một nội dung của pháp luật lao động (không kể còn liên quan đến những ngành luật khác như hành chính, an sinh xã hội v.v....). Pháp luật lao động Việt Nam không chỉ có sự thay đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang cơ chế thị trường mà còn phải sẵn sàng và đáp ứng cho một sự thay đổi lớn nữa là chuyển sang xu thế hội nhập quốc tế. Chính vì vậy mà luận án sẽ phân tích những ảnh hưởng, tác động của yếu tố di chuyển lao động quốc tế đến quan hệ HĐLĐ. Liên Hợp quốc và ILO đã ban hành nhiều công ước quốc tế quan trọng để bảo vệ quyền của NLĐ di trú và thành viên trong gia đình họ [125 và 60]. Việt Nam đang trong lộ trình gia nhập công ước ICRMW về Lao động di trú và NLĐNN làm việc theo HĐLĐ là lao động di trú hợp pháp, vì vậy việc nghiên cứu về HĐLĐ đối với NLĐNN sẽ đóng góp cho những nghiên cứu chung về pháp luật lao động quốc tế.

Bốn là: Nghiên cứu thực tiễn pháp luật và thực hiện pháp luật về HĐLĐ đối

với NLĐNN. Các nghiên cứu từ trước tới nay về HĐLĐ chưa đề cập trực tiếp đến việc giao kết, thực hiện, chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐNN và đánh giá việc thực hiện pháp luật lao động về vấn đề này. Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu về HĐLĐ, luận án muốn nghiên cứu đối tượng NLĐNN làm việc theo HĐLĐ (không đề cập đến các hình thức làm việc khác tại Việt Nam) và tập trung giải quyết những vấn đề pháp lý cơ bản khi giao kết, thực hiện, chấm dứt HĐLĐ với NLĐNN (Ví dụ: năng lực chủ thể khi giao kết hợp động, điều kiện khi tuyển dụng, giao kết hợp đồng v.v..). Làm rõ cả những vấn đề chưa được pháp luật điều chỉnh hoặc đã điều chỉnh nhưng chưa đầy đủ như: Nội dung HĐLĐ đối với NLĐNN, HĐLĐ đối với NLĐNN vô hiệu.

Năm là: Sự hình thành và phát triển các quy định pháp luật về NLĐNN làm

việc tại Việt Nam đã được nhiều công trình, bài viết trình bày, phân tích, nhận xét với tính tổng quan. Luận án sẽ tiếp cận để làm rõ quá trình hình thành, phát triển các quy định của pháp luật lao động về HĐLĐ đối với NLĐNN tại Việt Nam. Đặc biệt là về những quy định pháp luật hiện hành mà do hạn chế về thời gian nên các nghiên cứu trước đây chưa thể đề cập tới hoặc chưa đầy đủ. Khi đánh giá thực tiễn áp dụng thì quy định pháp luật về vấn đề này đã bộc lộ nhiều điểm bất cập và đây cũng chính là những đóng góp của luận án đối với việc hoàn thiện pháp luật.

Sáu là: vấn đề quản lý nhà nước đối với NLĐNN làm việc tại Việt Nam theo

HĐLĐ. Các nghiên cứu trước đây chỉ đề cập chung đến quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo nhiều hình thức, không tách biệt đối tượng người nước ngoài làm việc theo HĐLĐ. Luận án làm rõ những quy định về nghĩa vụ pháp lý của NLĐNN, NSDNLĐNN trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước. Trình bày đặc điểm và những thay đổi về thực trạng NLĐNN làm việc tại Việt Nam theo HĐLĐ, những điểm mới trong quản lý nhà nước đối với NLĐNN làm việc theo HĐLĐ. Bên cạnh những số liệu thống kê và đánh giá, điểm mới của luận án là nêu và phân tích một số tình huống tranh chấp cụ thể về HĐLĐ đối với NLĐNN để rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý và xây dựng pháp luật.

Bẩy là: Xác định những phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật lao

động về HĐLĐ đối với NLĐNN làm việc tại Việt Nam. Các công trình, bài viết trước đây chưa có định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật HĐLĐ đối với NLĐNN. Luận án tham khảo, học hỏi việc thực hiện pháp luật, cách giải quyết vấn đề ở mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có thị trường lao động phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực để có được định hướng hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam. Luận án có những tìm hiểu, đánh giá về việc áp dụng pháp luật hiện nay như thế nào, cần phải giải quyết những bất cập đang có ra sao, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp, cụ thể.

Một phần của tài liệu Hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (LA tiến sĩ) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)