4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.2. Một số nét khái quát về địa chất và địa hình
3.1.2.1. Địa hình
Vùng nghiên cứu chủ yếu phát triển địa hình đồi núi thấp đến trung bình, cĩ địa hình chia cắt mạnh bởi hệ thống đồi núi, độ cao trung bình từ 200m - 350m so với mặt nước biển. Địa hình vùng nghiên cứu cĩ xu hướng thấp dần từ Đơng sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Hướng phát triển của địa hình trùng với hướng phát triển của dịng chảy nước mặt trong vùng như suối Đồng Thu (từ Bắc xuống Nam) và suối Khe Mo (từ Đơng sang Tây). Cao độ địa hình dao động trong khoảng từ 36m đến 64m. Xen giữa địa hình đồi núi là các thung lũng, các cánh đồng bằng phẳng nhân dân đang sử dụng để trồng lúa và các loại cây hoa màu khác [4].
Với đặc điểm địa hình đa dạng và phức tạp như trên, cho phép xã cĩ điều kiện để phát triển một nền nơng - lâm nghiệp đa dạng và phong phú. Nhìn chung so với các xã trong huyện, La Hiên cĩ địa hình bằng phẳng hơn nên khá
thuận lợi cho việc bố trí cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
3.1.2.2. Lịch sử địa chất
Dựa vào hình thái và nguồn gốc trong vùng nghiên cứu cĩ các loại địa hình được tạo nên từ các loại địa chất sau:
Kiểu địa hình bĩc mịn: Phát triển rộng rãi ở phía Đơng Bắc và phía Nam vùng nghiên cứu. Thành tạo nên dạng địa hình này là các trầm tích lục nguyên, lục nguyên - cacbonat tuổi Cambri và Trias với các dải đồi núi thấp cấu tạo dạng vịm, đỉnh trịn, sườn thoải, cao từ vài chục mét đến 300m [4].
Kiểu địa hình tích tụ: Phát triển trong các thung lũng suối, thung lũng giữa núi và cĩ diện tích phân bố nhỏ. Đây là địa hình tích tụ đa nguồn gốc, cấu tạo bởi các trầm tích Đệ Tứ với thành phần sét, bột lẫn sạn sỏi, bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi nghiêng, cao độ tuyệt đối từ 36m đến 45m [4].
Kiểu địa hình Karst: Phân bố chủ yếu phía Bắc vùng nghiên cứu, kéo dài theo hướng Đơng Tây nhưng khơng liên tục, cĩ vách dựng đứng, đỉnh nhọn [4].
3.1.2.3 Thổ nhƣỡng
Trên địa bàn xã La Hiên được phân chia ra làm 10 loại đất chính sau đây: Đất phù sa ngịi suối, phân bố ở hai bên sơng Hang Hon với diện tích 25 ha. Đất dốc tụ trồng lúa nước, phân bố ở những vùng trũng trong xã với diện tích là 50 ha. Đất dốc tụ trồng lúa nước bạc màu, phân bố tập trung tại khu vực xĩm Phố với diện tích 75 ha. Đất dốc tụ trồng lúa nước chịu ảnh hưởng của Cacbornat, phân bố tập trung tại xĩm Đồng Chùa, Đồng Đình, Hang Hon với diện tích 65 ha. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, phân bố ở xĩm Làng Giai với diện tích là 30 ha. Đất nâu vàng trên phù sa cổ tầng trung bình, phân bố ở khu trung tâm xã với diện tích là 105 ha. Đất đỏ vàng trên đá sét tầng trung bình, phân bố ở phía Nam của xã với diện tích là 320 ha. Đất đỏ vàng trên đá sét tầng mỏng, phân bố chủ yếu ở phía Đơng của xã và một phần ở phía Tây Nam với diện tích 487 ha. Đất nâu trên đá vơi tầng trung bình, phân bố tập trung ở La Thê, Làng Giai, với
diện tích 100 ha. Đất vàng nhạt trên đá cát tầng mỏng, phân bố tập trung ở vùng núi cao phía Tây của xã cĩ diện tích 850 ha.
Tĩm lại: Tài nguyên đất của xã La Hiên khá đa dạng về loại đất, đất cĩ
độ dốc < 80
thuận lợi cho việc sản xuất lúa và cây cơng nghiệp ngắn ngày. Đây là một lợi thế của xã so với các xã trong cùng tiểu vùng, cĩ thể khai thác triệt để đưa vào sản xuất đảm bảo an ninh lương thực cho người dân trong xã [4].