Trong thời gian thực tập tại Khu RĐD Cham Chu, trong công tác điều tra theo tuyến chúng tôi nhận xét thấy mức độ tác động của người dân và vật nuôi đến rừng rất lớn và thường xuyên. Do người dân địa phương sống phụ thuộc quá nhiều vào rừng, họ không có hoặc có nhưng ít đất để canh tác nông nghiệp, hầu như người dân ở đây đều phá rừng làm nương rẫy, chặt phá cây rừng để làm nhà, bán, lấy củi đốt...Với những lý do đó ta thấy được mức độ khai thác, chặt phá cây gỗ, khai thác LSNG, dấu vết vật nuôi, đốt phát quang, chặt cành làm củi... tại 3 tuyến điều tra chúng tôi nhận thấy sự tác động của dấu vết vật nuôi và đốt phát quang (đốt phát quang lấy đất trồng cam) là ở mức tác động mạnh và thường xuyên, tác động của chặt phá cây gỗ và khai
thác lâm sản ngoài gỗ ở mức trung bình
Bảng 4.11. Tổng hợp số liệu tác động của con người và vật nuôi trên các tuyến đo
Số lần đo Tuyến đo (km) Khoảng cách (m) Chặt cây Khai thác LSNG Đốt phá quang Dấu động vật nuôi Đặc điểm khác Ghi chú 1 6 500 2 3 3 3 Đào rễ Dân tộc Dao, dân tộc Tày và dân tộc Mông sống trong và sát vùng lõi KBT 2 10 500 3 1 2 3 Chặt cây lấy Lan 3 14 500 1 2 3 3 Xẻ gỗ trực tiếp TB 2 2 2,67 3
- Dấu vết các loài vật nuôi: Là nguyên nhân chính, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thực vật trong RĐD. Với nguồn thức ăn phong phú đa dạng nên người dân trong Khu RĐD đã thả gia súc vào rừng. Việc dẫm đạp, ăn uống của gia súc ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trưởng thành và các cây non, thường gặp phổ biến ở các tuyến đường mòn đi lại trong tuyến điều tra. Các loài thường gặp và được chăn thả nhiều như: Trâu, Bò, Lợn... Trong tuyến đi Cao Đường gặp nhiều nhất do đường mòn dẫn vào khu vực có người Mông sinh sống. Trong khu vực có cây Chò chỉ tái sinh thì thấy có rất nhiều vết chân của trâu, bò. Những yếu tố này đã tác động không nhỏ tới khả năng tái sinh và sinh trưởng phát triển của các cây tái sinh con.
- Mức độ khai thác chặt phá các loài cây gỗ: Là nhiều và thường xuyên, thể hiện qua số lượng cây gỗ quý hiếm như nghiến đã giảm nhanh số lượng còn
ít dựa vào bảng đánh giá tôi thấy tác động của con người qua khai thác mới chỉ ở mức 2 tác động ở mức trung bình. Khai thác các loài cây làm giảm đa dạng sinh học khu vực nghiên cứu đồng thời làm giảm số lượng các loài.
Hình 4.4. Khai thác gỗ trong RĐD Hình 4.5. Hình ảnh minh họa về chăn thả gia súc trong RĐD
- Tình trạng khai thác lâm sản ngoài gỗ: có diễn ra nhưng chúng tôi ít gặp. Rất nhiều cây to như cây Nghiến, Vàng tâm... bị chặt hạ xuống chỉ để lấy các cây lan, ...các cây có giá trị làm dược liệu bị khai thác rất nhiều để bán làm số lượng cây to và quý ngày càng giảm.
Tình trạng khai thác LSNG diễn ra mạnh và thường xuyên. Các loại LSNG mà người dân ở KBT thu hái có thể chia thành các nhóm chủ yếu là: Nhóm làm thực phẩm: các loại Măng (Măng tre, Măng nứa, Măng mai...), Các loại quả (Trám trắng, Dọc, Vải, Nhãn rừng), rau rừng ( Rau ngót rừng, Bò khai,...). Nhóm làm thuốc: các loại Lan ( Lan kim tuyến đá vôi, Kim tuyến sọc xanh...), Giảo cổ lam, Khúc khắc, Sâm, Bảy lá một hoa, Na rừng, Bình vôi, Ba kích... Nhóm làm cây cảnh: Lan, Cọ, dừa...
- Đốt phá quang: hiện tượng xuất hiện hầu hết ở các tuyến điều tra, người dân đốt rừng làm nương rẫy, chủ yếu là trồng ngô, sắn... Có nhiều khu vực còn bị người dân phát quang rừng để dựng lán để nuôi trâu, bò... ở trong rừng.
Hình 4.6. Đốt rừng làm nương rẫy Hình 4.7. Hình ảnh minh họa đốt rừng bắt ong
- Ngoài ra còn nhiều tác động khác của con người như đào rễ, lâm tặc khai thác vận chuyển gỗ, chặt cành làm củi.
Có thể nói công tác bảo tồn nơi đây là tương đối cao nhưng mức độ khai thác chặt phá các loài cây gỗ là nhiều và thường xuyên, qua thực tế cho thấy các loài cây là loài quý hiếm như Nghiến còn lại rất ít.
Những tác động trên ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sinh trưởng và phát triển của loài Chò chỉ, đặc biệt là tình trạng khai thác, chặt phá bừa bãi vì mục đích kinh tế của con người. Nếu tình trạng này còn tiếp tục diễn ra thì loài Chò chỉ tại RĐD sẽ ngày càng cạn kiệt và nguy cấp hơn. Cây tái sinh của loài này do những nguyên nhân trên mà ít có khả năng tái sinh được. Vì thế mà vấn đề bảo tồn loài Chò chỉ là rất quan trọng đối với người dân sống trong RĐD.