Phương pháp nội nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) tại Khu rừng đặc dụng Cham Chu tỉnh Tuyên Quang (Trang 38)

3.4.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng a. Tổ thành tầng cây gỗ

Hệ số tổ thành của các loài cây thường được xác định theo số cây hoặc theo tiết diện ngang. Trên quan điểm sinh thái người ta thường xác định tổ

thành tầng cây cao theo số cây còn trên quan điểm sản lượng, người ta lại xác định tổ thành thực vật theo tiết diện ngang hoặc theo trữ lượng.

Để xác định tổ thành tầng cây cao, đề tài sử dụng phương pháp xác định giá trị (độ) quan trọng (Important Value – IV %) của Daniel Marmillod:

2 % % % i i i G N IV = + (1) Trong đó:

IVi% là tỷ lệ tổ thành (độ quan trọng) của loài i Ni% là % theo số cây của loài i trong QXTV rừng

Gi% là % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong QXTV rừng

Theo Thái Văn Trừng loài cây có IV% ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong QXTV rừng. Những loài cây xuất hiện trong công thức tổ thành là loài có IV% ≥ giá trị bình quân của tất cả các loài tham gia trong QXTV rừng. Trong một quần xã nếu một nhóm dưới 10 loài cây có tổng IV% ≥ 40%, chúng được coi là nhóm loài ưu thế và tên của QXTV rừng được xác định theo các loài đó.

b. Mật độ

Cấu trúc mật độ là chỉ tiêu biểu thị số lượng cá thể của từng loài hoặc của tất cả các loài tham gia trên một đơn vị diện tích (thường là 1 ha), phản ánh mức độ tận dụng không gian dinh dưỡng và vài trò của loài trong QXTV rừng.

Công thức xác định mật độ như sau:

000 . 10 × = o S n ha N (2) Trong đó:

n: Số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong OTC Sô: Diện tích OTC (m2)

Công thức xác định mức độ thường gặp của một loài như sau: Mtg(%) = ×100 R r (3) Trong đó:

r là số cá thể của loài i trong QXTV rừng R là tổng số cá thể điều tra của QXTV rừng.

NếuMtg > 50%: Rất hay gặpMtg = 25 – 50%: Thường gặp Mtg < 25%: ít gặp

d. Mức độ thân thuộc

Mức độ thân thuộc thể hiện mức độ gắn bó của các loài với nhau trong QXTV rừng. Để xác định mức độ thân thuộc của hai loài, đề tài sử dụng chỉ số thân thuộc q của Sorensen (1948):

q = b a c c + + 2 2 (4)

Trong đó: a là số lần lấy mẫu chỉ gặp loài A b là số lần mẫu chỉ gặp loài B

c là số lần lấy mẫu gặp cả loài A và B.

Nếu:q = 0 hoặc gần bằng 0, A và B không có quan hệ thân thuộc

q = 1, A và B có quan hệ thân thuộc và sự chung sống của chúng trong QXTV rừng là thực chất chứ không phải do ngẫu nhiên.

0 < q < 1, A và B do ngẫu nhiên mà cùng cư trú ở một nơi.

3.4.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh loài a. Tổ thành cây tái sinh

Đề tài xác định tổ thành sinh rừng theo số cây, hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức:

Ki = ×10 N ni (5) Trong đó: Ki: Hệ số tổ thành loài thứ i

ni: Số lượng cá thể loài i N: Tổng số cá thể điều tra

b. Mật độ cây tái sinh

Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau:

N / ha = di S n × 000 . 10 (6)

Với Sdi là tổng diện tích các ODB điều tra tái sinh (m2) và n là số lượng cây tái sinh điều tra được.

c. Chất lượng cây tái sinh

Nghiên cứu tái sinh theo cấp chất lượng tốt, trung bình và xấu đồng thời xác định tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng nhằm đánh giá một cách tổng quát tình hình tái sinh đang diễn ra tại khu vực nghiên cứu.

d. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

Thống kê số lượng cây tái sinh theo 3 cấp chiều cao: dưới 0-1m; 1-2m và trên 2m.

e. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên loài Chò Chỉ

• Ảnh hưởng của độ tàn che: Đề tài đánh giá ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh Chò chỉ thông qua việc tổng hợp các chỉ tiêu nghiên cứu tái sinh như mật độ, tỷ lệ cây triển vọng và chất lượng cây tái sinh Cây Chò chỉ theo các cấp độ tàn che khác nhau ở khu vực nghiên cứu.

• Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh Chò chỉ: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu cây bụi, thảm tươi, đề tài tổng hợp một số chỉ tiêu nghiên cứu tái sinh như mật độ, tỷ lệ cây triển vọng và chất lượng cây tái sinh của loài cây theo các cấp độ sinh trưởng khác nhau của lớp cây bụi, thảm tươi ở khu vực nghiên cứu.

Từ tất cả các dữ liệu thu được về loài, sẽ đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây này ở Cham Chu và Việt Nam nói chung.

3.4.4.3. Đánh giá tác động của con người đến hệ thực vật

Để đánh giá được tác động của con người tới hệ thực vật của Khu RĐD, làm cơ sở cho việc tìm hiểu các nguyên nhân gây suy giảm tính đa dạng thực vật trên núi đá vôi và đề xuất các giải pháp bảo tồn thích hợp cho khu vực chúng tiên hành các công tác:

+ Đánh giá tác động của con người lên các sinh cảnh rừng trên núi đá vôi Bằng cách lập tuyến điều tra kết hợp với tuyến điều tra các loài thực vật, liệt kê tác động của các khu dân cư lên Khu RĐD. Dưới đây là một kỹ thuật đơn giản cho phép thu thập nhanh các số liệu định lượng về mức độ tác động lên sinh cảnh hiện tại cũng như những thay đổi rộng lớn hơn theo thời gian. Các số liệu thu được có thể chỉ ra những khu vực có tác động thấp cũng như cự ly ảnh hưởng của con người từ khu vực làng bản vào Khu RĐD. Thông tin này có thể sử dụng để thiết lập một hệ thống giám sát dài hạn và tích cực hơn nếu cần.

Các con đường mòn dẫn vào rừng thường do người dân tạo nên khi vào khai thác tài nguyên của Khu RĐD. Vì vậy, một trong những cách đánh giá tác động của con người là đánh giá tác động dọc theo các đường mòn và điểm xuất phát từ trung tâm làng, đi theo đường mòn dẫn vào rừng được sử dụng nhiều nhất cho đến khi không còn tìm ra dấu vết tác động nữa. Điều đó cho phép ta xác định toàn bộ phạm vi không gian của tác động. Đánh giá các loại tác động:

- Xói mòn: mức nghiêm trọng của xói mòn rãnh, máng, khe nhỏ. - Ăn gặm: chiều cao của cây cỏ hoặc phần trăm đất trống.

- Chặt cây: tỷ lệ hoặc số lượng cây gỗ, cây bụi gỗ bị chặt hoặc cắt cành. - Động vật nuôi: số lượng hoặc số lần gặp động vật, phân của động vật nuôi. - Đốt, phát rừng: kích thước khu vực bị đốt, trạng thái rừng, mức độ thiệt hại

- Khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ (động vật, thực vật) Ghi số liệu thu thập được vào phụ biểu 3.13 (phụ lục)

Trong mỗi trường hợp, chúng ta tiến hành đánh giá mức nghiêm trọng của tác động bằng cách cho điểm theo thang từ 0 đến 3.

Mức độ tác động Điểm

Không có tác động 0

Tác động rất ít/ ít 0-1

Tác động ở mức trung bình 1-2 Tác động nhiều/mạnh/thường xuyên 2-3

Tính tổng “điểm tác động” cho mỗi tuyến trên mỗi “khoảng cách từ trung tâm làng” cho từng yếu tố và cho tất cả các yếu tố và thể hiện kết hợp trên biểu đồ cột. Tính giá trị trung bình số liệu của mỗi khoảng cách từ tất cả các tuyến của một làng.

So sánh số liệu giữa các làng để tìm ra sự khác biệt. Sau đó xác định nguyên nhân của sự khác biệt nếu có thể. Những nguyên nhân đó có thể cho ta những gợi ý có giá trị để xây dựng chương trình quản lý nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động của con người lên nguồn tài nguyên quý giá của Khu rừng đặc dụng.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm hình thái loài

4.1.1. Đặc đim v phân loi ca loài trong h thng phân loi

Sắp xếp của loài cây nghiên cứu trong hệ thống phân loại của IUCN thuộc:

- Ngành thực vật: Ngành hạt kín (Angiospermae) - Lớp: Ngọc lan (Magnoliophyta)

- Họ: Dầu ( Dipterocarpaceae)

- Loài: Chò chỉ (Parashorea Chinensis Wang Hsie) - Tên khác: Mạy kho

- Thuộc cấp bảo tồn: Loài Chò chỉ được đưa vào nhóm thực vât nguy cấp EN theo Phân cấp IUCN.

4.1.2. Đặc đim hình thái thân, cành cây

Qua nghiên cứu về hình thái thân cây, tôi thu được kết quả như sau:

Hình 4.1. Hình thái thân cây Chò chỉ tại Khu rừng đặc dụng Cham Chu Bảng 4.1. Kích thước hình thái cơ bản thân cây Chò chỉ

D1.3 (cm) Hvn (m)

TB Max Min TB Max Min

58,7 80 54 34,5 39 30

- Qua bảng 4.1 và nghiên cứu ngoài thực tế cho thấy Chò chỉ tại khu vực nghiên cứu là cây gỗ lớn, đường kính thân tại vị trí ngang ngực D1.3 kể từ gốc đạt 58,7cm, chiều cao vút ngọn Hvn đạt 34,5 m.

- Chò chỉ là cây gỗ lớn, thân tròn thẳng, có bạnh vè, vỏ nứt dọc, khi già bong từng mảng, màu nâu bạc. Khi có nhựa chảy ra từ thân màu nâu vàng. Tán thưa, hình trứng hoặc hình cầu, chỉ phân cành ở 3/4 chiều cao cây, góc phân cành lớn 700–800.

4.1.3. Đặc đim hình thái lá

Lá cây Chò chỉ là lá thường xanh, lá đơn hình trái xoan hoặc hình trứng trái xoan. Cây non lá to, dài 13-15cm, rộng 6-7 cm, có lá kèm màu lục nhạt. Cây lớn, lá nhỏ hơn, có 15-18 đôi gân thứ cấp gần song song. Mặt dưới lá và mặt trên của gân lá có phủ lông hình sao, gốc mỗi lá có 2 lá kèm.

Hình 4.2. Hình thái mặt trên và mặt dưới của lá cây Chò chỉ tại Khu RĐD Cham Chu

Đo đếm số lượng 100 lá tại 3 điểm: dưới, giữa, trên ngọn của cây Chò chỉ đã gặp trong khu vực điều tra, ta thu được kết quả sau:

Bảng 4.2: Kích thước lá trung bình của cây Chò chỉ

Vị trí Lá dưới tán Lá giữa tán Lá ngọn tán

TB Max Min TB Max Min TB Max Min

Dài 14,06 15 13 9,92 12 8,35 7,14 8 6,7

Rộng 6,45 7 6 6,31 6,5 5.8 5,13 5,5 4,8

Qua bảng trên đã cho ta kích thước trung bình của lá cây Chò chỉ về chiều dài là 10,37 cm và chiều rộng lá trung bình là 5,96 cm.

4.1.4. Đặc đim hình thái hoa, qu

- Đặc điểm hình thái hoa: Hoa tự bông ở đầu cành hay nách lá. Hoa nhỏ có mùi thơm đặc biệt, mỗi hoa có một đôi lá bắc màu trắng, đài rời. Trung đới có mũi nhọn ngắn.

- Đặc điểm hình thái quả: Quả hình trứng có mũi nhọn. Quả dài 15 – 18mm, rộng 5 – 6mm. Quả có 5 cánh do đài phát triển thành, trong đó 2 cánh to, 3 cánh nhỏ, Chò chỉ ra hoa vào tháng 5 – 6, quả chín vào tháng 7 – 8

Tuy nhiên trong quá trình tiến hành điều tra, do không phải mùa ra hoa kết trái của cây Chò chỉ cho nên tôi không thể quan sát được hình thái hoa và quả của cây Chò chỉ.

Hình 4.3. Hình thái hoa, quả cây Chò chỉ

(Nguồn thoibaoviet.com)

4.2. Một sốđặc điểm sinh thái của loài

4.2.1.Đặc đim t thành tng cây cao nơi có loài Chò ch sinh sng

- Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mối quan hệ qua lại bên trong giữa thực vật với môi trường sống và giữa chúng với nhau. Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết được mối quan hệ bên trong của quần xã thực vật nói chung và cây Chò chỉ nói riêng.

- Qua việc điều tra và nghiên cứu tại 9 OTC nơi mà có cây Chò chỉ sinh sống. Thu được kết quả như sau:

Bảng 4.3. Bảng tổng hợp hệ số tổ thành sinh thái của các tầng cây gỗ nơi xuất hiện loài Chò chỉ

STT Tên Loài Số cây

(9 OTC) N/h a (%) (%)- IV% (%) 1 Mạy Tèo 24 53 9,49 11,44 10,465 2 Dẻ gai 15 33 5,93 7,02 6,475 3 Trám trắng 14 31 5,53 9,63 7,58 4 Bứa 12 27 4,74 8,76 6,75 5 Lát 12 27 4,74 9,09 6,915 6 Thành ngạnh 12 27 4,74 5,32 5,03 7 Thị rừng 11 24 4,35 7,56 5,955 8 Chò chỉ 11 24 4,35 10,16 7,255 9 Lòng mang cụt 10 22 3,95 6,82 5,385 10 Ngát 10 22 3,95 6,08 5,015 11 Loài khác 122 271 48,23 18,12 33,175 Tổng 253 561 100 100 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Dựa vào bảng kết quả ta có thể thấy rằng cấu trúc tầng cây cao nơi mà cây Chò chỉ sinh sống khá đa dạng về thành phần các loài cây. Tuy nhiên do các điều kiện địa hình, đất, khí hậu… rất khó khăn nên mật độ các loài cây trong OTC không cao. Chỉ có một số loài như: Mạy tèo, Dẻ gai, Trám trắng có mật độ dày hơn một chút các loài còn lại có mật độ thấp từ 1-5 cây.

Qua kết quả của bảng số liệu trên ta có thể viết được công thức tổ thành loài nơi xuất hiện loài Chò chỉ như sau:

10,465Mt + 7,58Tt + 7,255Cc + 6,915La + 6,75Bu + 6,475Dg + 5,955Tr + 5,385Lmc + 5,03Tn + 5,015Ng + 33,175LK

Trong đó: Mt: Mạy tèo; Tt: Trám trắng; Cc: Chò chỉ; La: Lát;

Bu: Bứa; Dg: Dẻ gai;Tr: Thị rừng; Lmc: Lòng mang cụt; Tn: Thành ngạnh; LK: Loài khác

- Việc nghiên cứu các loài cây này có sự tác dụng nhất định trong việc phát triển và bảo tồn cây Chò chỉ, thông qua cấu trúc tổ thành rừng ta có thể chọn vị trí thích hợp nhất để gây trồng cây Chò chỉ. Tạo những điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho loài cây này.

4.2.2. Đặc đim độ tàn che nơi phân b ca loài Chò ch phân b

Trong quá trình điều tra tiến hành điều tra, đo đếm và tính toán độ tàn che ở các OTC có sự xuất hiện của loài Chò chỉ ta được bảng tổng hợp sau:

Bảng 4.4. Đặc điểm độ tàn che nơi có loài cây Chò chỉ Lần đo

Trên ô tiêu chuẩn

Trị số các lần đo Trị số TB 1 2 3 4 5 1 0,55 0,72 0.6 0,7 0,7 0,654 2 0,65 0,68 0,73 0,76 0,74 0,725 3 0,65 0,6 0,65 0,7 0,72 0,685 4 0,7 0,73 0,76 0,8 0,78 0,76 5 0,9 0,85 0,7 0,75 0,8 0,8 6 0,8 0,65 0,6 0,75 0,7 0,7 7 0,65 0,72 0,75 0,77 0,72 0,72 8 0,65 0,67 0,65 0,65 0,6 0,63 9 0,6 0,69 0,78 0,8 0,77 0,755 Độ tàn che TB ca các OTC 0,71

- Qua bảng trên ta thấy nơi có loài Chò chỉ phân bố có độ tàn che tương đối lớn trung bình là 0,71. Loài Chò chỉ là cây ưa sáng, mọc nhanh, hầu hết các cây điều tra được đều sống ở tầng A1. Qua đây ta thấy được điều kiện để loài Chò chỉ sinh trưởng tốt cũng cần phụ thuộc vào yêu cầu ánh sáng rất cao.

- Độ tàn che giữa các OTC tương đối bằng nhau chỉ có OTC 1 là thấp nhất 0,63, OTC 5 có độ tàn che cao nhất 0,8, còn lại 7 OTC 2,3,4,6,7,8,9 lần lượt là 0,725-0,685-0,76-0,7-0,72-0,63 và 0,755.

- Tốc độ tăng trưởng độ tàn che của các OTC rất nhanh: + OTC 1 sau 4 lần đo đã tăng từ 0,55 – 0,72 tăng được 0,17 + OTC 2 sau 4 lần đo đã tăng từ 0,65 – 0,76 tăng được 0,11 + OTC 3 sau 4 lần đo đã tăng từ 0,65 – 0,72 tăng được 0,07 + OTC 4 sau 4 lần đo đã tăng từ 0,7 - 0,8 tăng được 0,1 + OTC 5 sau 4 lần đo đã tăng từ 0,7 – 0,9 tăng được 0,2 + OTC 6 sau 4 lần đo đã tăng từ 0,6 – 0,8 tăng được 0,2 + OTC 7 sau 4 lần đo đã tăng từ 0,65 – 0,77 tăng được 0,12

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) tại Khu rừng đặc dụng Cham Chu tỉnh Tuyên Quang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)