Sự hiểu biết của người dân về loài cây Chò chỉ trong Khu rừng đặc dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) tại Khu rừng đặc dụng Cham Chu tỉnh Tuyên Quang (Trang 55 - 57)

dng Cham chu

Khu rừng đặc dụng Cham Chu có thể nói là nơi còn bảo tồn được rất nhiều loài cây quý hiếm. Tuy nhiên do sự hiểu biết còn hạn chế cộng thêm vấn đề thiếu thốn vật liệu xây dựng nhà của cũng như củi đốt người dân nơi đây đã chặt phá đi rất nhiều loài cây quý hiếm. Là người dân bản địa ai cũng biết loài cây nào gỗ tốt, cây nào có tác dụng như thế nào? Tại nơi đây hiện nay các loài cây quý vẫn được người dân chặt phá chủ yếu để làm nhà như:

Nghiến, Trai lý, Vàng tâm.... Đây là những loài cây cho gỗ rất tốt. Bên cạnh đó Chò chỉ cũng là loài cây được người dân địa phương sử dụng rất nhiều để làm khuôn cửa, tay vịn cầu thang, của gỗ , sàn gỗ chò chỉ, giường ngủ... người dân hiểu biết khá rõ về tác dụng của loài Chò chỉ này. Chính vì vậy loài Chò chỉ tại khu bảo tồn hiện nay còn rất ít.

Vì vậy cần tìm hiểu sự hiểu biết của người dân trong khu vực nghiên cứu về loài cây Chò chỉ mà tôi đang nghiên cứu nhằm bổ sung vào kết quả nghiên cứu giúp cho việc điều tra, nghiên cứu thuận lợi và đạt hiệu quả hơn. Tôi sử dụng công cụ RRA để đánh giá và thu được kết quả thể hiện dưới bảng 4.9 dưới đây:

Bảng 4.9. Thống kê sự hiểu biết của người dân về loài cây Chò chỉ

Tên Việt Nam Chò chỉ

Tên địa

phương Mạy kho

Công dụng

Khai thác chủ yếu lấy thân để dùng làm khung sườn nhà ,dùng làm cầu thang nhiều chủ yếu tay vịn, con tiện, và cột trụ, làm cửa, sàn gỗ, giường ngủ... Gỗ tốt, cứng, bền, có độ ổn định cao, chịu nước, chịu chôn vùi tốt.

Nơi sống

Chò chỉ thường mọc ở những nơi ven khe suối, chân hoặc sườn núi, ẩm, ở độ cao >700 m so với mực nước biển và thích hợp với các loại đất như Feralit đỏ nâu hoặc vàng đỏ phát triển trên các loại đá mẹ Phiến thạch sét, Granit, Phiến thạch mica, có tầng dày, tơi xốp, thành phần chủ yếu là sét pha thịt.

Đặc điểm nổi bật

Chò chỉ thường mọc trên đất, lá hình trái xoan hoặc hình trứng trái xoan, 2 mặt có lông hình sao, mang 15-20 đôi gân nổi rõ ở

mặt dưới. Lá kèm hình trứng màu lục, dài 2cm, sớm rụng

Bộ phận

sử dụng Thường sử dụng thân và cành.

Kinh nghiệm gây trồng

Chò chỉ là loài cây giá trị kinh tế cao nhưng trình độ dân trí thấp chưa biết gây trồng các loài cây quý hiếm như Chò chỉ nên người dân địa phương không gây trồng loài cây này mà chỉ bắt gặp trên rừng.

Tình trạng trước đây và

hiện nay

Trước đây khi rừng còn nhiều,các loài cây gỗ quý hiếm còn nhiều họ tập trung khai thác các loài quý hiếm khác như Nghiến, Trai lý, Hoàng Đàn, Pơ mu mà ít chú ý đến loài cây Chò chỉ cho nên số lượng vẫn còn rất nhiều. Sau đó khi các loài cây quý hiếm dần dần cạn kiệt thì họ bắt đầu khai thác tới loài cây Chò chỉ dẫn tới làm giảm số lượng đi rất nhiều.

Thông qua bảng ta có thể thấy sự hiểu biết của người dân địa phương về loài cây Chò chỉ là khá rõ: Trong khu vực này người dân gọi cây Chò chỉ là cây Mạy kho, họ có thể nhận biết và phân biệt chúng nhờ lá và thân cây. Thân cây Chò chỉ cao, vỏ màu xám hay nâu nhạt, hơi nứt dọc, lá cây hình trái xoan hoặc hình trứng trái xoan, 2 mặt có long hình sao. Trong khu bảo tồn người dân chủ yếu sử dụng bộ phận chính là thân và họ lấy thân cây về làm gỗ. Do không biết được mức độ quý hiếm của loài cây này nên họ chưa có ý thức trong việc bảo vệ chúng.

Như vậy cần có các biện pháp tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu biết hơn về loài cây quý hiếm này, để người dân có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc bảo tồn và phát triển chúng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) tại Khu rừng đặc dụng Cham Chu tỉnh Tuyên Quang (Trang 55 - 57)