Điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) tại Khu rừng đặc dụng Cham Chu tỉnh Tuyên Quang (Trang 27 - 30)

2.2.2.1. Dân số, dân tộc, lao động

Dân số, dân tộc:

Khu rừng đặc dụng Cham Chu nằm trên địa bàn 5 xã thuộc 2 huyện Hàm Yên và Chiêm Hóa; dân số cư trú trên địa bàn khu vực là 29.703 người,

với 6.832 hộ. Toàn khu vực có 8 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 3 dân tộc chiếm tỷ lệ chính gồm : Tày, Dao, Kinh…

Người Tày: 15.522 người, chiếm 52,3%; Người Dao: 7.343 người, chiếm 24,7%; Người Kinh: 4.749 người, chiếm 16,0%;

Các dân tộc khác 2089 người, chiếm 7,0% dân số toàn vùng cũng đóng góp vai trò không kém phần quan trọng đối với quá trình xây dựng và phát triển rừng đặc dụng Cham Chu.

Chất lượng lao động:

Phần lớn lao động nông nghiệp chưa được đào tạo tại các trường nghề, trường học chuyên nghiệp hay đại học; chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế, sự truyền nghề từ các thế hệ cha ông, do đó việc tiếp cận và ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất còn chậm, năng suất vật nuôi cây trồng chưa cao; đời sống và thu nhập của người dân sống trong vùng lõi tuy được cải thiện nhưng so với các địa phương trong huyện và tỉnh vẫn còn ở mức thấp.

2.2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế chung

Sản xuất nông nghiệp

Nằm trong vùng lõi khu RĐD Cham Chu có 235,8 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 1,51% diện tích tự nhiên toàn khu vực, trong đó có 112,7 nghìn ha đất trồng cây hàng năm, bình quân 0,195 ha/người, như vậy quỹ đất giành cho sản xuất lương thực của người dân còn thấp.

Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là các loại lương thực như: lúa, ngô, đậu, sắn, khoai…

Cây công nghiệp và cây ăn quả với một số loài cây có giá trị kinh tế như: Cam, Quýt, Bưởi…đặc biệt Cam sành Hàm Yên đã có thương hiệu trên thị trường cả nước

Bên cạnh những hoạt động trồng trọt người dân trong vùng còn phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm…

Sản xuất công nghiệp, dịch vụ

Sản xuất công nghiệp dịch vụ chiếm vị trí rất nhỏ, hầu như không đáng kể trong nguồn thu của các xã năm trong khu vực. Các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp chiếm vai trò chủ đạo. Sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực thủ công nghiệp đang từng bước hình thành. Một số hộ gia đình có điều kiện kinh tế bắt đầu hình thành mạng lưới dịch vụ buôn bán, sản phẩm chủ yếu là các nhu yếu phẩm tiêu dùng, vật liệu xây dựng (xi măng, sắt thép…), vật tư nông nghiệp…

Sản xuất lâm nghiệp

Hoạt động sản xuất lâm nghiệp chủ yếu được thực hiện trong vùng đệm và phân khu phục hồi sinh thái của khu RĐD Cham Chu

2.2.2.3. Hiện trạng xã hội

Y tế: Toàn vùng có 01 phòng khám đa khoa khu vực; 100% các xã có trạm y tế xã; trên 70% thôn bản có cán bộ y tế. Đội ngũ cán bộ ý tế được quan tâm đào tạo để nâng cao chất lượng chuyên môn và trách nhiệm phục vụ. Công tác y tế đã có được những chuyển biến tích cực từng bước đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc cho nhân dân.

Giáo dục: Công tác giáo dục - đào tạo có bước chuyển biến rõ rệt về cả chất và lượng trên tất cả các bậc học. Đội ngũ giáo viên được chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn giảng dạy. Năm học 2011 – 2012, toàn vùng có 46 thôn có nhà trẻ, 94 thôn có nhà mẫu giáo, 12 trường tiểu học, 10 trường trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh đến tuổi đi học đạt 98%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 95%. Cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư xây dựng, trang thiết bị dạy học được mua sắm bổ sung thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy và học tập. Do đó chất lượng đào tạo giáo dục trong vùng ngày được nâng lên là nhân tố quyết định tới chất lượng nguồn lao động trong tương lai.

Thông tin văn hóa: Mạng lưới thông tin, văn hóa khá phát triển; 100% số xã đều thu được tín hiệu phát thanh truyền hình, 130 thôn có hệ thống loa truyền thanh, có 9 điểm bưu điện văn hóa xã; có 8.099 hộ sử dụng điện thoại. Toàn vùng có 111 nhà văn hóa thôn bản, hoạt động văn hóa từng bước đi vào nề nếp…

2.2.2.4. Hiện trạng kết cấu hạ tầng

Hệ thống đường giao thông: Tất cả các xã trong Khu bảo tồn đều có đường ô tô tới trung tâm xã; có 138 thôn, bản có đường ô tô đến thôn, đạt 58%. Tuy nhiên, đường giao thông chất lượng còn thấp, chủ yêu là đường đất, một số ít là đường bê tông và đường cấp phối được đầu tư từ chương trình phát triển nông thôn mới, khả năng sử dụng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vào mùa mưa.

Thủy lợi: Các công trình tưới, hệ thống kênh mương, phai đập, hồ chứa nước với khối lượng 249 công trình đầu mối…được đầu tư từ chương trình phát triển nông thôn mới đã góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất của người dân trong vùng. Mặc dù vậy các công trình thủy lợi hiện tại đảm bảo tưới, tiêu cho 70% diện tích lúa và rau màu của các xã.

Mạng lưới điện: Toàn khu có 133 thôn, bản có điện lưới quốc gia. Hệ thống đường dây trung thế, hạ thế, trạm biến áp các loại từng bước được cải tạo, nâng cấp, xây mới. Tuy nhiên, một số đường dây đã bị xuống cấp, tiêu hao điện năng còn cao đã ảnh hưởng đến việc cấp điện, sự cố mất điện sinh hoạt của một số khu vực vẫn còn xảy ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) tại Khu rừng đặc dụng Cham Chu tỉnh Tuyên Quang (Trang 27 - 30)