Khảo sát hàm lượng protein bằng phương pháp Bradford

Một phần của tài liệu tinh sạch endoglucanase từ dịch nuôi cấy vi khuẩn achromobacter xylosoxidans bm13 bằng phương pháp sắc ký trao đổi ion âm (Trang 30 - 31)

Khái niệm: Bradford là phương pháp được dùng để xác định hàm lượng protein được giới thiệu lần đầu vào năm 1976 bởi nhà khoa học cùng tên, đến nay phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi tại để định lượng protein. Ưu điểm của phương pháp này là độ nhạy cao, chỉ cần sử dụng một loại thuốc thử, phức chất protein – thuốc nhuộm tương đối ổn định.

Nguyên tắc: Phương pháp Bradford dựa vào sự thay đổi bước sóng hập thụ cực đại khi Coomassie Brilliant Blue liên kết với protein và sự đổi màu xảy ra trong dung dịch acid. Trong dung dịch có tính acid mạnh, khi bình thường không liên kết protien thuốc thử hấp thụ ánh sáng ở bước sóng 465nm và có màu nâu đậm, nhưng khi phức chất thuốc thử - protein tạo thành bước sóng hấp thụ tăng lên 595nm, màu xanh xuất hiện và độ hấp thụ này liên quan trực tiếp đến nồng độ protein trong dung dịch. Thuốc nhuộm liên kết trực tiếp với protein thông qua tương tác kị nước. Ta có thể xác định hàm lượng protein thông qua xác định lượng thuốc thử tích điện âm màu xanh dương ở bước sóng 595nm (Bradford, 1976).

Để tiến hành xác định hàm lượng protein, trước hết ta cần lập một đường chuẩn với một protein chuẩn đã biết trước nồng độ, protein thường dùng là Bovine Serum Albumin (BSA). Sau đó ta tiến hành phản ứng thuốc thử với protein, sau 10 phút đem đi đo ở bước sóng 595nm bằng máy quang phổ kế. Thông qua số liệu quang phổ và đường chuẩn ta sẽ xác định được hàm lượng protein trong dung dịch (Bradford, 1976).

Hình 13. Công thức phân tử Coomassie Brilliant Blue G-250

(*Nguồn: Ahmed, 2004)

Một phần của tài liệu tinh sạch endoglucanase từ dịch nuôi cấy vi khuẩn achromobacter xylosoxidans bm13 bằng phương pháp sắc ký trao đổi ion âm (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)