TÌNH HÌNH SẢN XUẤT BẮP CỦA NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất mô hình trồng luân canh bắp trên nền đất lúa tại huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long (Trang 45 - 47)

HUYỆN TRÀ ÔN

Đưa cây màu xuống ruộng là hướng đi được địa phương quan tâm và tích cực thực hiện, khuyến cáo nông dân chuyển đổi cây trồng có hiệu quả kinh tế

cao phù hợp với từng vùng đất, trong đó, địa phương sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trồng bắp trên đất ruộng để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người sản xuất. Những năm vừa qua, tình hình trồng trọt ở huyện Trà Ôn có những biến động lớn về cơ cấu cây trồng, diện tích sản xuất, nhất là giữa cây lúa và cây màu (trong đó có cây bắp).

Cây bắp luôn giữ vai trò quan trọng đối với người nông dân nơi đây. Cây bắp không chỉ cung cấp lương thực cho người, vật nuôi mà còn là cây trồng xóa đói giảm nghèo tại các nơi có điều kiện kinh tế khó khăn. Đại bộ phận nông dân trên địa bàn huyện sản xuất luân canh 1 vụ bắp trên năm.

Bảng 4.7 Diện tích trồng bắp trên địa bàn huyện trà ôn giai đoạn 2010- 2012

Đơn vị: ha

Năm Hè- Thu

2012 297,4

Nguồn: tổng hợp từ niên giám thống kê huyện Trà Ôn 2010,2011, 2012

Diện tích trồng bắp trên địa bàn qua các năm đều tăng. Năm 2010 có diện tích 234,7 ha thì năm 2011 là 269,4 ha, tăng 1.5%. Đến năm 2012 con số này

đạt 297,4 ha, tăng 2,76% so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân tổng diện tích bắp trên địa bàn tăng là do người dân mở rộng thêm đất ruộng để trồng bắp, người nông dân chủđộng thay đổi từ trồng độc canh cây lúa sang trồng luân canh cây bắp. Thông thường vụĐông – Xuân là vụ có năng suất cao nhất nên hầu hết các hộđều trồng lúa vụ này. Vụ Hè –Thu và Thu – Đông do thời tiết không thuận lợi, thường xảy ra sâu bệnh nên năng suất và lợi nhuận kém hơn. Vì vậy có nhiều nông hộ chọn trồng luân canh bắp trên phần đất lúa sau khi thu hoạch vụ

Đông- Xuân.

Trong những năm gần đây, người nông dân chủđộng tiếp thu KHKT mới vào sản xuất, góp phần tăng năng suất bắp, các nông hộ mạnh dạn sản xuất mở

rộng thêm diện tích canh tác thay vì dùng đất trồng lúa không có lời nhiều như trước kia. Tuy thời tiết vụ Hè- Thu không thuận lợi, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng nhưng việc áp dụng trồng luân canh bắp đã đem lại hiệu quả, năng suất qua các năm đều tăng, chẳng hạn như năm 2010 có năng suất là 21,27 tạ/ha, năm 2011 là 21,40 tạ/ha, tăng 0,13 tạ/ ha mức độ chênh lệch còn rất nhỏ. Đến năm 2012, năng suất đạt 21,50 tạ/ha, tăng 0,23 tạ/ha so với năm 2010 và tăng 0,10 tạ/ ha so với năm 2011. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với người trồng bắp và nó cũng lý do làm cho sản lượng bắp trên địa bàn xã tăng lên đáng kể.

Cụ thể năm 2010 sản lượng bắp trên địa bàn huyện đạt 499,2 tấn, năm 2011 là 575,30 tấn, tăng 76,1 tấn tương đương 7%. Đến năm 2012 sản lượng bắp là 639 tấn, tăng 63,7 tấn tương đương 5,3% so với năm 2011 và 12,4% so với năm 2010.

Bảng 4.8 Năng suất và sản lượng bắp của huyện Trà Ôn giai đoạn 2010- 2012

Năm Năng suất( tạ/ ha ) Sản lượng( tấn )

2010 21,27 499,2

2011 21,40 575,30

Nguồn: tổng hợp từ niên giám thống kê huyện Trà Ôn 2010, 2011, 2012

Trong vụ bắp gần nhất, sản lượng bắp thu hoạch nông dân ở các xã đã

được thương lái đến ruộng mua hết với giá từ 4.000-5.70 nghìn đồng. Có thể

thấy, nếu bắp trúng mùa và được giá thì người nông dân có được thu nhập từ

trồng bắp rất lớn so với cây lúa và rau màu khác. Bên cạnh đó, sản lượng bắp sản xuất ra nông dân không lo về đầu ra vì trước khi thu hoạch khoảng 10 ngày, thương lái đã tìm đến ruộng mua và đặt tiền cọc, tuy nhiên lượng tiền cọc không lớn (khoảng 1 triệu/ 1.000m2) người nông dân sẽ gặp rủi ro khi bắp rớt giá mạnh và thương lái có thể bỏ tiền cọc. Ngoài ra, do không được bao tiêu sản phẩm từ phía doanh nghiệp nên giá bắp không ổn định, nếu giá rẻ

người nông dân phải chấp nhận bán rẻ vì bắp phải thu hoạch từ 62- 65 ngày, không được để lâu hơn vì chất lượng bắp sẽ giảm. Quá trình sản xuất bắp phụ

thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, cây bắp rất nhạy cảm với môi trường dịch bệnh trong đất và không khí nhất là quá trình biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng như hiện nay thì người trồng bắp phải đối mặt với nhiều rủi ro về dịch bệnh, năng suất…

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất mô hình trồng luân canh bắp trên nền đất lúa tại huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long (Trang 45 - 47)