Tình hình kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất mô hình trồng luân canh bắp trên nền đất lúa tại huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long (Trang 26)

+ Dân cư:

So với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, quy mô dân số

của Vĩnh Long thuộc dạng nhỏ. Năm 1995, dân số Vĩnh Long là 997.471 người, năm 2003 dân số của tỉnh là 1.038.965 người. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, năm 2008, dân số trung bình của tỉnh là 1.069.100 người, đứng thứ 10 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, cao hơn các tỉnh Hậu Giang,

Bạc Liêuvà Trà Vinh.

Mức gia tăng dân số tự nhiên của Vĩnh Long tương đối thấp và ngày càng giảm. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh giảm từ 1,55% năm 1995 xuống còn 1,16% năm 2003, thấp hơn mức gia tăng trung bình của cả nước (1.47% năm 2003). Tỷ lệ sinh của tỉnh đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, trong khi tỷ lệ tử đã ở mức thấp tương đối ổn định. Theo thông tin từ Website tỉnh Vĩnh Long, đến cuối tháng 11-2008, số trẻ sinh ra của giảm 20 trường hợp so cùng kỳ năm 2007 (9436/9456 trẻ); tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cũng giảm 0,4%. Qua so sánh, Vĩnh Long được xếp thứ 2 khu vực và đứng thứ hạng cao so cả nước.

Tuy quy mô dân số nhỏ, nhưng do diện tích không lớn, nên mật độ dân cư

của Vĩnh Long thuộc dạng cao nhất khu vực. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, năm 2008, mật độ dân số của tỉnh là 723 người/km2, trong khi mật

độ bình quân của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là 436 người/km2. Với mật độ dân số này, tỉnh Vĩnh Long đứng jàng thứ 2 ở khu vực Đồng bằng

Sông Cửu Long, chỉ xếp sau thành phố Cần Thơ (836 ngươi/km2). Dân cư

Vĩnh Long phân bố không đều, trên 80% dân số sống ở nông thôn. Các huyện

Bình Minh, Vũng Liêm có quy mô dân số lớn nhất; kếđến là các huyện Tam

Bình, Long Hồ, Trà Ôn; thấp nhất là huyện Mang Thít và thành phố Vĩnh

Long.

+ Giáo dục

Hệ thống giáo dục của tỉnh Vĩnh Long bao gồm đầy đủ các cấp học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tại thời điểm 30-09-2008, tỉnh Vĩnh Long có 366 trường học ở các cấp phổ thông, đứng thứ 8 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Tổng số học sinh phổ thông tại thời điểm 31-12-2008 là 170.484 em, trong đó, cấp tiểu học là 75.113 em, cấp trung học cơ sở là 60.245 em, cấp trung học phổ thông là 35.126 em. Tổng số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy tại thời điểm 31-12-2008 là 9.780 người, trong đó, giáo viên tiểu học là 4.057 người, giáo viên trung học cơ sở là 3.587 người, giáo viên trung học phổ thông là 2.136 người. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2007 -

Long (84,41) và cả nước (86,58%). Năm học 2008 - 2009, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông của tỉnh là 81%.

Giáo dục chuyên nghiệp của tỉnh gặp nhiều khó khăn. Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội Vĩnh Long, năm 2009 toàn tỉnh có 30 trường nghề, cơ sở dạy nghề với 619 giáo viên tham gia giảng dạy, trong đó chỉ có 394 giáo viên cơ hữu, còn lại là giáo viên là hợp đồng và thỉnh giảng (chiếm 36,4%). Bình quân hàng năm tỉnh tổ chức đào tạo nghề cho khoảng 19.000 lượt người và dựa trên nhu cầu thực tế còn thiếu đến 240 giáo viên. Riêng tại 8 trung tâm dạy nghề công lập còn thiếu gần 60 giáo viên. Số lượng giáo viên thiếu, chất lượng lại không đồng đều do tỉnh chưa có chính sách khuyến khích thu hút giáo viên dạy nghề, đặc biệt là giáo viên giỏi. Đây cũng là nguyên nhân khiến nguồn lao động của tỉnh không có chất lượng.

+ Y tế

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, tỉnh Vĩnh Long có 116 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 9 bệnh viện, 6 phòng khám đa khoa khu vực và 101 trạm y tế phường xã; tổng số giường bệnh là 1.695 giường, trong đó các bệnh viện có 1.130 giường, phòng khám đa khoa khu vực có 60 giường, trạm y tế có 505 giường. Cũng theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, tỉnh có 471 bác sĩ, 623 y sĩ, 500 y tá, 283 nữ hộ sinh, 51 dược sĩ cao cấp, 192 dược sĩ trung cấp và 80 dược tá.

Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực là khó khăn lớn nhất mà ngành y tế

Vĩnh Long phải đối mặt. Một cuộc kiểm tra của ngành môi trường hồi tháng 10-2008 cho biết 8 bệnh viện đa khoa đang hoạt động trên địa bàn tỉnh gồm: Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long, Bệnh viện Đa khoa Quân dân y kết hợp Tân Thành (gọi tắt là Bệnh viện Tân Thành) và các bệnh viện đa khoa các huyện còn lại đều không đạt tiêu chuẩn môi trường. Về nước thải, có 5/8 bệnh viện có xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu nước thải tại các bệnh viện, kết quả là 8/8 mẫu nước thải đều vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép. Trong 8 bệnh viện đa khoa được kiểm tra, có 3 bệnh viện đã được cấp giấy môi trường và 5 bệnh viện chưa có đăng ký hồ sơ môi trường, 2/8 bệnh viện chưa có lò đốt rác y tế.

+ Văn hóa:

Vĩnh Long là vùng đất mang nhiều dấu ấn văn hoá Nam Bộ với các công trình kiến trúc đình, miếu; cùng các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, ẩm

thực. Nơi đây cũng là quê hương của nhiều danh nhân văn hoá, văn nghệ sĩ

nổi tiếng.

- Văn hoá ẩm thực cũng là một nét đẹp đặc trưng của văn hoá Vĩnh Long. Hệ

thống sông rạch chằng chịt với nhiều loài thủy sản, thảo mộc phong phú đã để

lại dấu ấn khá sâu đậm trong phong cách ẩm thực của cư dân Vĩnh Long. Người dân địa phương đã biết sử dụng nguồn nguyên liệu động thực vật tại chỗ kết hợp với kinh nghiệm ăn uống tích lũy được để chế biến ra những món

ăn ngon lành và bổ dưỡng.

+ Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chi chít với những con sông nước lợ rộng mênh mông tiếp giáp với cửa biển đã cung cấp cho cư dân Vĩnh Long nhiều loại cá ngon nổi tiếng như: cá cháy, cá lẹp, cá phèn, cá lưỡi trâu, cá linh,... + Đặc thù sông nước mênh mông cũng tạo cho đời sống ẩm thực của người dân Vĩnh Long đủ loại rau rừng, rau sông có thểăn được như: đọt non của cây săng máu, rau choại, đọt non cây bằng lăng, lá bứa rừng vừa dày vừa chua nhẹ ăn với bánh xèo, bánh khọt rất ngon; ăn mắm kho thì kiếm rau mát, lá chòi mòi, cỏ xước, bông súng, bông lục bình, bồn bồn, cọng lá tai tượng màu vàng, ngó môn; nấu cháo cá bỏ thêm lá sầu đâu; nấu canh chua cũng có thể dùng rất nhiều loại rau, quả như củ mái dầm, cải trời, trái bần, đọt cóc, lá giang, lá bứa rừng,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kinh tế:

Nhận định chung

Nằm ở trung tâm của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Vĩnh Long có thế mạnh để phát triển kinh tế nông - ngư nghiệp. Sản phẩm chủ lực của tỉnh là lúa gạo, cây ăn trái và thủy sản. Từ khi được tách tỉnh vào năm 1991, kinh tế Vĩnh Long dần dần đi vào ổn định và tăng trưởng. GDP của tỉnh thời kỳ

1991 - 1994 tăng bình quân 7,9%/năm, thời kỳ 1995 - 2003 tăng trưởng bình quân 6 - 8%/năm. Riêng năm 2003, tốc độ tăng trưởng GDP là 8% so với năm trước, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (7.3%).

Cơ cấu GDP của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông - Lâm - Ngư nghiệp giảm dần từ 65,1% năm 1995 xuống còn 55,2% năm 2003, Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 10,2% lên 13,7% trong thời điểm tương ứng, Thương mại - Dịch vụ tăng từ 24,7 lên 31,1>% trong thời điểm tương ứng. Theo thông tin từ Webiste tỉnh Vĩnh Long, 6 tháng đầu năm 2009, GDP của tỉnh tăng 6,4% (theo giá so sánh) so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm thủy sản tăng 5,6%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 2,66%;

không đáng kể. Khu vực I tỷ trọng còn cao, chiếm 53,57%; khu vực II chiếm 15,64%; khu vực III chiếm 30,79%. So với cơ cấu kinh tế của khu vực và cả

nước, Nông - Lâm - Ngư nghiệp của Vĩnh Long vẫn chiếm tỷ trọng cao và chuyển dịch chậm. Đểđảm bảo cho kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao và cơ cấu phù hợp với xu thế mới, tránh nguy cơ tụt hậu, nhất thiết tỉnh phải

đẩy mạnh chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực I nhanh hơn nữa. Cơ cấu thành phần kinh tế cũng có sự biến đổi phù hợp với xu thế chung của cả nước, nhưng tốc độ còn rất chậm. Khu vực kinh tế trong nước vẫn giữ

vai trò gần như tuyệt đối (99,7% tổng GDP). Kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng không lớn, song có xu hướng tăng lên qua các năm, từ 13% năm 1995 lên 18% năm 2003 và có vai trò trọng yếu trong một số lĩnh vực: thương mại - dịch vụ, công nghiệp nặng, xây dựng cơ sở hạ tầng...Khu vực kinh tế có vốn đầu tư

nước ngoài còn chiếm tỷ trọng quá nhỏ (0,33% vào năm 2003). Từ năm 2002, Vĩnh Long mới bắt đầu có dự án đầu tư nước ngoài. Tỉnh đã ban hành những chính sách ưu đãi, khuyến khích đặc biệt, theo phương châm "một cửa, tại chỗ", nhiều năm trở lại đây, tỉnh được đánh giá là một trong những tỉnh dẫn

đầu trong cả nước về mức độ hấp dẫn đầu tư và chỉ số năng lực cạnh tranh.

Các khu vực kinh tế

Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Nông - Lâm - Ngư nghiệp hiện vẫn là ngành chiếm hơn 1/2 tỷ trọng trong cơ cấu GDP của tỉnh Vĩnh Long. Mặc dầu tỷ trọng có xu hướng giảm qua các năm, nhưng tốc độ vẫn còn khá chậm. Trong cơ cấu nội bộ của ngành, nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm 93,6% giá trị sản xuất của ngành năm 2003; ngư nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng đã có xu hướng tăng dần qua các năm. Lâm nghiệp có vai trò không đáng kể trong cơ cấu ngành này.

Nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp đã và đang giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế

tỉnh Vĩnh Long. Giá trị sản xuất (GTSX) nông nghiệp đạt tốc độ tăng khá ổn

định trong giai đoạn 1995 - 2003, trung bình tăng 4,5%/năm. Năm 2002, tốc

độ tăng đạt 6,6% so với năm trước. Năm 2008, GTSX ngành nông nghiệp tăng 6,8% so năm 2007, chiếm tỷ trọng 84,14% trong cơ cấu Nông - Lâm - Ngư

nghiệp, tăng 2,06% so với năm 2007.

Trồng trọt

Tuy tỉ trọng GTSX có giảm trong những năm gần đây, song ngành trồng trọt vẫn là thế mạnh trong nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long. Là một tỉnh đồng bằng phù sa màu mỡ, Vĩnh Long có lợi thế trong trồng cây lương thực, hoa màu và

cây ăn trái. Cây lương thực chiếm phần lớn diện tích cây trồng của tỉnh (khoảng 95% vào năm 2003). Những năm gần đây, ngành trồng trọt tiếp tục chuyển biến trên nhiều mặt: phong trào đưa cây màu xuống ruộng, cải tạo lập vườn mới và đầu tư chuyên canh vườn cây ăn trái có giá trị kinh tế cao phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng, đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Theo kế hoạch phát triển đến năm 2015 tầm nhìn 2020 của ngành nông nghiệp tỉnh, ngành trồng trọt được định hướng phát triển như sau:

- Mục tiêu:

+ Phát triển trồng trọt theo hướng toàn diện, tăng trưởng liên tục và bền vững, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, nhất là thực phẩm sạch, an toàn, đáp ứng tốt yêu cầu thị trường mang lại giá trị sản lượng, lợi nhuận và thu nhập cao ổn

định trên một đơn vị diện tích, cũng như một đơn vị sản phẩm.

+ Cơ cấu nội bộ trồng trọt đến thời điểm 2010 là: 69,14% và đến năm 2015 cơ

cấu trên là 63,98%, đến năm 2020 là 58,5% .

+ Giá trị sản xuất bình quân trên 01 ha đất trồng trọt năm 2010 là: 90 triệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đồng/ha (theo dự báo), năm 2015 là: 130 triệu đồng/ha, năm 2020 là: 150 triệu ( tính theo giá hiện hành).

- Định hướng cây trồng: ưu tiên các loại cây trồng đặc sản truyền thống và các cơ cấu cây trồng mà nông dân và các cơ quan khoa học đã tổ chức nghiên cứu hoặc thực nghiệm thành công tại Vĩnh Long, bao gồm các loại nông sản chủ

lực sau:

+ Lúa: bố trí thời vụ sớm hơn 15 – 25 ngày so với chính vụ. Sử dụng các giống lúa đặc sản có chất lượng cao: Jasmine 85, MTL 250, IR 64 thuần chủng. Ứng dụng chương trình thâm canh lúa tổng hợp (giảm 1,5 triệu

đồng/ha). Tăng cường khâu bảo quản (sấy), chế biến, phân loại để gạo xuất khẩu có chất lượng cao.

+ Trái cây: sử dụng giống đặc sản, giống thuần, không sâu bệnh (bưởi Năm Roi, cam sành. Chăm sóc đúng kỹ thuật để đạt năng suất cao và điều chỉnh ra quả trái vụ. Ứng dụng IPM và tăng cường khâu bảo quản, chế biến.

+ Các cây trồng cạn luân canh với lúa (bắp, khoai lang, đậu nành,…): trồng ở

vụ Đông Xuân và Xuân Hè, rải vụ thu hoạch. Sử dụng các giống mới, năng suất cao, nhất là các giống lai. Hợp lý hoá kỹ thuật để tăng năng suất, giảm giá thành mới có thể thay thế nông sản nhập khẩu.

Chăn nuôi là ngành đang được chú trọng ở Vĩnh Long với tỷ trọng về GTSX tăng từ 17,3% năm 1995 lên 24,1% năm 2005 trong cơ cấu GTSX nông nghiệp. Trong giai đoạn 2000 - 2007, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi đạt mức độ tăng trưởng bình quân 2,36%/năm; riêng giai đoạn 2005 - 2007 giá trị

sản xuất của ngành chăn nuôi đạt mức tăng trưởng bình quân đã tăng lên 5,3%/năm. Năm 2008, ngành này chiếm tỷ trọng 25,94%, tăng 3,18% so với năm 2007.

Định hướng phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020, tỉnh Vĩnh Long đề ra các mục tiêu cụ thể như sau:

Giai đoạn 2011 – 2015:

+ Phấn đấu đến năm 2015 đưa tỷ trọng sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 30 – 32% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp với tốc độ phát triển bình quân giai

đoạn 2011 – 2015 là: 8 – 9%/năm.

+ Nâng cao chất lượng đàn gia súc - gia cầm: đàn heo nạc hóa chiếm trên 95% tổng đàn; đàn bò lai Zebu: 34 – 35% tổng đàn; đàn gia cầm giống mới có năng suất thịt, trứng cao: 50 – 55% tổng đàn.

+ Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung cho từng loại gia súc, phát triển chăn nuôi hàng hóa lớn theo hướng trang trại, gia trại với phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp chiếm từ 35 – 40%.

+ Phấn đấu 25% số hộ chăn nuôi gia đình, 80% hộ chăn nuôi trang trại, công nghiệp và các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm ứng dụng phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi phù hợp (biogas, ủ phân, nuôi cá, VAC …) và có hiệu quả để

bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường. Giai đoạn 2016 – 2020:

+ Phấn đấu đến năm 2020 đưa tỷ trọng sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 35 - 40% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp với tốc độ phát triển bình quân giai

đoạn 2011 - 2015 là: 7 - 8%/năm.

+ Nâng cao chất lượng đàn gia súc - gia cầm: đàn heo nạc hóa chiếm trên 99% tổng đàn; đàn bò lai Zebu: 40 – 45% tổng đàn; đàn gia cầm giống mới có năng suất thịt, trứng cao: 60 – 65% tổng đàn.

+ Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá lớn theo hướng trang trại, gia trại với phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp chiếm từ 50 – 60%.

+ Phấn đấu 45% số hộ chăn nuôi gia đình, 100% hộ chăn nuôi trang trại, công nghiệp và các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm ứng dụng phương pháp xử lý chất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất mô hình trồng luân canh bắp trên nền đất lúa tại huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long (Trang 26)